Ngành học Công tác Thanh thiếu niên ngày nay đã và đang được chú trọng nhiều hơn. Số lượng thí sinh đăng ký học ngành này cũng trở nên đông đảo. Vậy ngành học này có gì và ra trường làm những công việc gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Tìm hiểu về ngành Công tác Thanh thiếu niên
Ngành Công tác Thanh thiếu niên là ngành học đào tạo cán bộ làm công tác thanh thiếu niên nắm vững hệ thống kiến thức và kỹ năng công tác thanh thiếu niên; có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng và chính quyền về các chính sách liên quan đến thanh thiếu niên.
Mục tiêu đào tạo ngành Công tác thanh thiếu niên đó là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất, chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức kỹ năng công tác Thanh thiếu niên, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động thanh thiếu niên chuyên nghiệp ở các cấp, các ngành trong lĩnh vực xã hội.
Chương trình đào tạo ngành Công tác Thanh thiếu niên cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về công tác Thanh thiếu niên trong xã hội, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, có các kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc.
Có tư duy logic, có khả năng phát triển bản thân và trợ giúp những đối tượng thanh thiếu niên gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau.
Sinh viên khi theo học ngành Công tác thanh thiếu niên sẽ được học tập và đào tạo những môn học từ cơ bản đến chuyên môn nghiệp vụ trong công tác thanh niên.
Những môn học như: Xây dựng các tổ chức thanh niên, Kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên, kỹ năng truyền thông, quản lý nhà nước về công tác thanh thiếu nhi… và cả những kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành nhằm phục vụ cho nghề nghiệp làm việc.
Hiện nay, trên cả nước CHỈ DUY NHẤT HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM đào tạo cử nhân ngành Công tác Thanh thiếu niên. Mỗi năm Học viện có khoảng 150 cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Công tác Thanh thiếu niên cung cấp nguồn cán bộ làm công tác Đoàn, Hội, Đội cho 63 tỉnh thành của cả nước
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có 2 cơ sở đào tạo chuyên ngành Công tác Thanh thiếu niên:
– Khu vực phía Bắc:
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
– Khu vực phía Nam:
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)
2. Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Do chỉ có Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đào tạo ngành học này nên sinh viên tốt nghiệp ra trường có vị trí việc làm tại các cơ quan như:
– Cán bộ UBND, HĐND các cấp từ Trung ương đến địa phương;
– Cán bộ quản lý Nhà nước về Công tác thanh niên tại vụ Quản lý Nhà nước về Công tác thanh niên, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam;
– Cán bộ Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh các cấp từ Trung ương đến địa phương;
– Cán bộ Đoàn chuyên trách tạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân;
– Bí thư Đoàn trường, giáo viên Tổng phụ trách tại các hệ thống trường Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 hoặc Liên cấp công lập, tư thục;
– Cán bộ Hội đồng Đội (Đội TNTP Hồ Chí Minh) từ Trung ương đến địa phương;
– Chuyên viên, chuyên gia đào tạo kỹ năng cho các Trung tâm giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên;
– Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện tại các Công ty, đơn vị truyền thông và tổ chức sự kiện;
– MC, Biên đạo múa, dàn dựng chương trình nghệ thuật cho thanh niên và thiếu nhi khắp cả nước;
– Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo.
3. Mức lương ngành Công tác Thanh thiếu niên
Sinh viên sau khi tốt nghiệp và làm việc trong ngành Công tác thanh niên có mức thu nhập khá ổn. Thông thường, khi làm tại cấp địa phương, cấp cơ sở hoặc trung ương, mức lương sẽ được tính theo mức lương mà nhà nước ban hành. Còn nếu như bạn làm ở các tổ chức tư nhân, mức lương sẽ vào khoảng từ 7 – 10 triệu/ tháng làm việc.
4. Những tố chất phù hợp với ngành Công tác Thanh thiếu niên
Làm ngành Công tác thanh niên là ngành nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và phẩm chất. Cụ thể, bạn cần có:
– Sự năng động và nhiệt tình;
– Lòng đam mê, tâm huyết và yêu nghề;
– Hiểu được tâm lý thanh niên;
– Có cách giải quyết vấn đề nhanh gọn;
– Sống hòa đồng chan hòa với tập thể;
– Nắm vững trình độ chuyên môn nghề nghiệp;
– Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài;
– Sẵn sàng chấp nhận gian khó và hy sinh.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Công tác thanh thiếu niên và có định hướng nghề nghiệp phù hợp.