Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số hiện nay đã vô cùng phổ biến, được thực hiện tại nhiều chương trình thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá các bệnh lý liên quan đến thận, nhiễm trùng đường tiểu,… Tuy nhiên rất nhiều người chưa hiểu rõ 10 chỉ số xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa của chúng.
24/09/2020 | Chỉ số protein niệu trong xét nghiệm nước tiểu thai phụ nói lên điều gì 05/06/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm tìm chất gây nghiện trong nước tiểu 04/05/2020 | Xét nghiệm Canxi nước tiểu phát hiện được bệnh lý nào?
1. Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu
Dưới đây là 10 chỉ số xét nghiệm hiện được sử dụng trong chẩn đoán, khám chữa bệnh:
xét nghiệm nước tiểu được dùng nhiều trong chẩn đoán sàng lọc bệnh
1.1. Chỉ số SG (Specific Gravity) – tỷ trọng nước tiểu
Chỉ số này đưa ra trọng lượng riêng của nước tiểu, cho biết nước tiểu hiện đang loãng hay đặc khi người bệnh uống nhiều nước hay thiếu nước.
Chỉ số SG bình thường: 1.015 – 1.025.
Chỉ số này giúp đánh giá các bệnh lý như viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, bệnh lý về gan, đái tháo đường,…
1.2. Chỉ số LEU hay BLO (Leukocytes) – tế bào bạch cầu
Chỉ số này cho biết trong nước tiểu của bạn có bạch cầu hay không. Với người bình thường, LEU sẽ âm tính, nhưng nếu bị nhiễm trùng đường niệu, tế bào bạch cầu sẽ có mặt trong nước tiểu.
Để xác định chính xác loại vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiểu, đặc biệt ở thai phụ cần dựa trên kết quả cấy nước tiểu để đánh giá.
Nitrit là sản phẩm sinh ra do vi khuẩn nhiễm trùng đường tiết niệu
1.3. Chỉ số Nitrit (NIT) – hợp chất do vi khuẩn sinh ra
NIT ở người có sức khỏe bình thường là âm tính, bởi nó thể hiện gián tiếp sự có mặt của vi khuẩn đường niệu thông qua sản phẩm mà nó sinh ra. Vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường niệu là E. Coli.
1.4. Chỉ số pH – độ acid nước tiểu
Chỉ số pH dùng để đánh giá tính acid – bazơ của nước tiểu, với người bình thường pH sẽ nằm trong khoảng 4.6 – 8. Nếu pH nhỏ hơn hoặc bằng 4 cho thấy nước tiểu đang có tính acid cao, cao hơn hoặc bằng 9 cho thấy nước tiểu có tính bazơ mạnh.
pH nước tiểu bất thường cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn thận, suy thận, nôn mửa, hẹp môn vị, tiểu đường, mất nước, tiêu chảy,…
1.5. Chỉ số BLD (Blood) – hồng cầu niệu
Chỉ số này ở người có sức khỏe bình thường là âm tính, nó xuất hiện giúp chỉ điểm tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết bàng quang hoặc bướu thận, sỏi thận,… Cần dựa trên kết quả chẩn đoán khác để tìm ra chính xác tổn thương cơ quan gây xuất hiện máu trong nước tiểu như: thận, bàng quang, niệu đạo,…
1.6. Chỉ số PRO (Protein)
Protein bình thường không có mặt trong nước tiểu, sự xuất hiện của chúng cho thấy bạn đang gặp phải bệnh lý ở thận, có thể gây nhiễm trùng đường tiểu hoặc bệnh lý gây chảy máu hòa vào nước tiểu.
Protein bình thường không có mặt trong nước tiểu
Đặc biệt chỉ số PRO thường được đánh giá với phụ nữ mang thai, cho thấy nguy cơ: thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu, tiền sản giật, tăng huyết áp, thận có vấn đề, nhiễm trùng huyết,… Nếu PRO xuất hiện trong nước tiểu là albumin, cần cẩn thận trước nguy cơ thai phụ bị nhiễm độc thai nghén hoặc tiểu đường.
1.7. Chỉ số GLU (Glucose)
Chỉ những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ mới có chỉ số GLU trong nước tiểu. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh lý ống thận, viêm tụy, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng gây xuất hiện Glucose trong nước tiểu.
Trong chẩn đoán tiểu đường hoặc bệnh lý làm tăng GLU trong máu, cần kết hợp xem xét triệu chứng và theo dõi trong thời gian dài.
1.8. Chỉ số ASC – cặn nước tiểu
Chỉ số ASC cho thấy tình trạng cặn trong nước tiểu, ở người bình thường ASC nằm trong khoảng 5 – 10mg/dL hoặc 0.28 – 0.56 mmol/L.
Chỉ số ASC tăng trong các bệnh lý đường tiết niệu, viêm nhiễm thận, sỏi đường tiết niệu,…
1.9. Chỉ số KET (Keton)
Chỉ số KET bình thường là 2.5 – 5mg/dL hoặc 0.25 – 0.5 mmol/L (ở phụ nữ mang thai chỉ số này thường không có hoặc thấp hơn bình thường).
Chỉ số KET tăng ở những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt, người nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài hoặc chế độ ăn ít carbohydrate.
Chỉ số KET có nhiều ý nghĩa trong đánh giá sức khỏe thai phụ và thai nhi
Nếu thai phụ có KET bất thường, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng, làm việc quá sức hoặc nghỉ ngơi không hợp lý. Để giảm KET trong nước tiểu, thai phụ cần được truyền dịch và dùng thuốc kiểm soát.
1.10. Chỉ số UBG – Urobilinogen
Thực tế, UBG là sản phẩm thoái hóa của bilirubin, UBG bình thường không có trong nước tiểu, sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm gan, xơ gan do virus, nhiễm khuẩn hoặc ở bệnh nhân suy tim xung huyết có vàng da.
Như vậy, 10 chỉ số xét nghiệm nước tiểu có vai trò riêng trong khám và chẩn đoán bệnh. Dựa trên mục tiêu đánh giá, bác sĩ có thể chỉ định đánh giá 1 hoặc một vài chỉ số xét nghiệm nước tiểu này.
2. Máy xét nghiệm nước tiểu có chính xác không?
Hiện nay, nhu cầu khám chữa bệnh tăng và các cơ sở y tế thường tiếp nhận yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Máy xét nghiệm nước tiểu hiện đại có thể đánh giá được 10 thông số hóa sinh nước tiểu bao gồm: tỷ trọng, pH, Glucose, Protein, hồng cầu, bạch cầu, Bilirubin, Urobilirubin, Cetonic, Nitrit.
Bệnh nhân chỉ cần thu thập nước tiểu chuẩn đựng trong tuýp sạch để nhân viên kỹ thuật tiến hành phân tích. Kết quả xét nghiệm nước tiểu với máy có thể thu được nhanh chóng, hỗ trợ rất lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Xét nghiệm nước tiểu thực hiện trên máy cho kết quả nhanh và chính xác
Hiện nay các trung tâm xét nghiệm và bệnh viện lớn đã trang bị máy xét nghiệm nước tiểu nhanh, trong đó có Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với chi nhánh trên toàn quốc.
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số là cơ sở để chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan, vì thế cần thực hiện tại địa chỉ uy tín, đảm bảo kết quả chính xác, có giá trị y học cao. Nếu bạn còn đang băn khoăn lựa chọn nơi xét nghiệm nước tiểu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn đáng cân nhắc. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.