Tranzito: Định nghĩa – Cấu tạo – Công dụng – Phân loại

Tranzito là một thuật ngữ khá quen thuộc thường đi cùng với các cụm như điện trở, biến trở, mosfet,… Thế nhưng để hiểu chi tiết về Tranzito là gì? Cấu tạo ra sao? Công dụng như thế nào thì không phải ai cũng có thể nắm được. Tất cả những vấn đề này sẽ được sentayho.com.vn thực hiện trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Bạn đang đọc: Tranzito: Định nghĩa – Cấu tạo – Công dụng – Phân loại

Định nghĩa Tranzito là gì?

Tranzito là một linh kiện bán dẫn có tên gọi khác là transistor. Linh kiện này được sử dụng như một khóa điện tử hoặc như một phần tử khuếch đại. Hiện nay Tranzito được sử dụng nhiều ở các ứng dụng tương tự như mạch khuếch đại, tạo giao động, điều khiển tín hiệu, điều chỉnh điện áp,…. nhờ khả năng đáp ứng nhanh và chính xác của mình.

Tranzito là linh kiện bán dẫn có tên gọi khác là Transistor

Vốn dĩ có tên Transistor chính là từ ghép của từ Transfer và resistor trong tiếng Anh. Tên này được đặt vào năm 1948 do John R.Pierce đặt khi linh kiện này ra đời. Nó mang ý nghĩa là thực hiện khuếch đại thông qua sự chuyển đổi của điện trở.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Tranzito

Để mọi người có thể thể hiểu hơn về linh kiện này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Tranzito như sau:

Cấu tạo

Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau, để tạo thành hai mối tiếp giáp P-N. Trong đó, Nếu như xếp ghép theo thứ tự PNP ta sẽ được Transistor thuận. Còn lại , nếu xếp ghép theo thứ tự NPN ta sẽ được 1 Transistor ngược.

Tranzito có cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn

Xét về phương diện cấu tạo thì Transistor sẽ tương đương với cấu tạo của hai Diode đấu ngược chiều nhau. Cấu trúc này còn được gọi là Bipolar Junction Transistor (BJT). Nguyên nhân là do dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích âm và dương cùng chạy (Bipolar nghĩa là hai cực tính).

Nguyên lý hoạt động

Tranzito có thể hoạt động được là nhờ đặt một điện thế một chiều vào vùng biến có tên là Junction). Điện thế này còn được gọi là điện thế kích hoạt. Ở đây có hai cách thức hoạt động của PNP và NPN là: phân cực thuận và phân cực nghịch.

Phân loại Tranzito

Dựa vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Tranzito, chúng ta phân loại thành 2 loại như sau:

Tìm hiểu thêm: “I Love You” Có Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh? You Too Nghĩa Là Gì

Tranzito được phân thành 2 loại NPN và PNP

Loại NPN

NPN hiểu một cách đơn giản là một linh kiện điện tử cấu tạo từ nối ghép 1 bán dẫn mang điện dương giữa hai bán dẫn mang điện âm. Trong đó N ám chỉ là Negative, cũng có nghĩa là cực âm. Còn P chính là viết tắt của positive, có nghĩa là cực dương.

Tranzito loại NPN thường được sử dụng nhiều trong việc khuếch đại, điện dẫn,, hay công tắc. Trong công nghiệp điện tử hay làm cổng số (Logic gate) trong điện tử số.

Cần phải có một điện thế kích hoạt để giúp tranzito hoạt động hay dẫn điện.

Loại PNP

Các tranzito PNP là 1 Tranzito lưỡng cực, linh kiện này được cấu thành từ 2 chất bán điện dẫn. Cụ thể là bao gồm một lớp bán dẫn được pha tạp loại N, giữ vai trò cực gốc, nó nằm giữa hai lớp bán dẫn được pha tạp loại P. Các tranzito NPN thường được kích hoạt khi cực phát được nối đất và cực góp được nối với nguồn năng lượng.

Khám phá các ký hiệu của Tranzito theo các nước sản xuất

Hiện nay, Tranzito có rất nhiều ký hiệu khác nhau, ký hiệu này phụ thuộc vào đơn vị sản xuất theo từng nước. Người ta dựa theo ký hiệu này để phân biệt, nhận dạng Tranzito cho nước nào sản xuất. Cụ thể như:

>>>>>Xem thêm: Blend For Visual Studio 2015 Là Gì, Microsoft Blend For Visual Studio Là Gì

Ký hiệu Tranzito theo các nước sản xuất

Nhật Bản sản xuất

Tranzito ở nước này thường ký hiệu là A…, B…, C…, D… Ví dụ Tranzito A1015, Tranzito A1013, Tranzito B688, Tranzito C828, Tranzito D718,… trong đó các Transistor ký hiệu là A và B sẽ được hiểu là Transistor thuận PNP. Còn ký hiệu là C và D sẽ quy định là Transistor ngược NPN.

Thông thường các Transistor A và C thường có công suất nhỏ hơn và tần số làm việc cao hơn. Còn lại các Transistor B và D lại thường có công suất lớn và tần số làm việc thấp hơn.

Mỹ sản xuất

Tranzito do Mỹ sản xuất sẽ thường ký hiệu là 2N… ví dụ như: Tranzito 2N3055, Tranzito 2N4073,…

Trung quốc sản xuất

Nếu những Tranzito do Trung Quốc sản xuất sẽ có ký hiệu bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chữ cái. Chữ cái đầu tiên sẽ cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận hoặc chữ C và D là bóng ngược. Chữ cái tiếp theo sẽ cho biết đặc điểm như: X và P là bóng âm tần còn A và G là bóng cao tần.

Ví dụ cụ thể như: Tranzito 3CP25 , Tranzito 3AP20…

Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể nhất về Tranzito mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về linh kiện này để áp dụng vào công việc và học tập của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *