Trị Ghẻ Ngứa Bằng Thuốc Nam – 10 Loại Lá Cây Hiệu Quả

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng. Do các thảo dược dễ tìm, tốn ít chi phí, an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tránh được một số tác dụng phụ so với việc sử dụng thuốc tân dược điều trị.

Bạn đang đọc: Trị Ghẻ Ngứa Bằng Thuốc Nam – 10 Loại Lá Cây Hiệu Quả

10 loại lá cây trị ghẻ ngứa hiệu quả

Ghẻ ngứa hình thành bởi ký sinh trùng có tên là sarcoptes scabiei hominis. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác do ký sinh trùng có khả năng lây lan dễ dàng. Nhất là những trường hợp người khỏe mạnh tiếp xúc kề da hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị ghẻ ngứa.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng

Thông thường, bệnh hay xuất hiện vào những thời điểm như mùa xuân và mùa hè. Ký sinh trùng tấn công lên da và sống cộng sinh dưới lớp sừng thượng bì. Khi giao hợp thành công, con ghẻ đực sẽ chết đi, còn những con ghẻ cái sẽ tiếp tục đào hang và sống lưu trú dưới da. Chúng sẽ đẻ trứng vào ban ngày, còn ban đêm sẽ nằm im dưới lớp da người.

Triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa có thể quan sát bằng mắt thường thông qua những nốt mụn nước dày đặc trên da. Kèm theo đó, người nhiễm phải ký sinh trùng sẽ bị ngứa ngáy dữ dội. Bề mặt da lúc này xuất hiện nhiều đường hang do ghẻ cái đào, nổi gờ lên trên.

Bạn cần sớm điều trị, tránh bệnh lây lan nhanh sang các vùng da khác. Có nhiều biện pháp để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này. Trong đó, sử dụng thuốc nam trị ghẻ ngứa được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Bởi, biện pháp này có độ an toàn, lành tính cao, không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số loại lá tắm trị ghẻ ngứa, mụn nước, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Lá trầu không trị ghẻ ngứa

Lá trầu không là loại thảo dược thiên nhiên mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Hình dạng của lá giống như hình trái tim, với bề mặt lá nhẵn bóng. Hiện nay, trầu mỡ và trầu quế là hai loại được trồng phổ biến. Để điều trị ghẻ ngứa, ghẻ nước thì người ta thường sử dụng loại trầu quế nhiều hơn.

Trong lá trầu có chứa một lượng khá dồi dào tinh dầu với hàm lượng betel phenol chavicol cùng với cadinen cao. Công dụng chính giúp kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng gây ghẻ ngứa, mụn nước. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm viêm ngứa hiệu quả, thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương trên da. Bạn có thể sử dụng lá trầu không trị ghẻ ngứa theo 3 cách sau:

Lá trầu không có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh da liễu, trong đó có ghẻ ngứa

Cách 1: Sử dụng lá trầu không nấu nước tắm trị ghẻ ngứa:

  • Bạn sử dụng khoảng một nắm lá trầu không, sau đó rửa sạch.
  • Thái nhỏ lá trầu rồi cho vào nồi, đun với nước trong khoảng 20 phút để tinh dầu tỏa ra nước.
  • Sau đó, vớt bỏ bã, phần nước thuốc pha với nước mát sao cho nhiệt độ nước giảm còn âm ấm.
  • Sử dụng nước lá trầu tắm để trị ghẻ ngứa ngay tại nhà.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần, kiên trì thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất.

Nhiều người cũng thắc mắc liệu bị ghẻ nước thì nên tắm lá gì? Với lá trầu không, bạn cũng có thể áp dụng cho cả những trường hợp này. Những nốt mụn nước chưa vỡ hoặc đã vỡ có thể được khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, chống nguy cơ gây mủ, nhiễm trùng.

Cách 2: Sử dụng lá trầu không và muối trị ghẻ ngứa:

  • Bạn hái một nắm lá trầu, sau đó rửa sạch.
  • Nấu lá trầu không với nước (khoảng 1 lít) trong khoảng 10 phút.
  • Tiếp đến cho 1 muỗng muối vào khuấy tan.
  • Sử dụng dung dịch nước lá trầu không và muối vệ sinh vùng da bị ghẻ.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để có được kết quả như mong đợi.

Cách 3: Sử dụng lá trầu không kết hợp với thảo dược khác trị ghẻ:

  • Bạn sử dụng khoảng 60g lá trầu không, cùng với 120g vỏ cây nhãn, 20g đường phèn.
  • Lá trầu, vỏ cây nhãn rửa sạch trước khi nấu.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, nấu chung với 400ml nước.
  • Đến khi nước thuốc còn 100ml thì dừng lại, bỏ nước thuốc vào chai thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.
  • Mỗi ngày, lấy nước thuốc thoa lên vùng da bị ghẻ ngứa 2 lần.

2. Lá muồng trâu trị ghẻ ngứa tại nhà

Khi nhắc đến trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam, bạn không nên bỏ qua lá cây muồng trâu. Loại lá này được nhiều người sử dụng trong việc khắc phục các vấn đề ngoài da. Bạn có thể tìm thấy muồng trâu ở nhiều nơi, đặc biệt là nơi có khí hậu nóng. Chúng thường mọc hoang trên những đồi, cồn đất nhô cao, hoặc ở những nơi đất trống.

Sử dụng lá muồng trâu trị ghẻ ngứa an toàn tại nhà

Cây muồng trâu còn được gọi với cái tên là muồng lác, cây lác. Dân gian tận dụng tất cả bộ phận của cây để làm thuốc trị bệnh. Để điều trị chứng ghẻ ngứa, bạn có thể sử dụng lá và rễ cây. Bởi, chúng chứa nhiều vitamin C, ngoài ra hàm lượng chất chống oxy hóa cũng khá dồi dào.

Các hoạt chất trong lá cây muồng trâu giúp tiêu diệt an toàn cái ghẻ, đồng thời giúp tiêu viêm, giảm ngứa, làm xẹp các nốt mụn nước trên da. Bạn có thể thực hiện theo hai cách đơn giản dưới đây:

Cách 1: Sử dụng lá cây muồng trâu trị ghẻ ngứa:

  • Bạn hái một nắm lá muồng trâu, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để tiêu diệt hết vi khuẩn, bị bẩn.
  • Sau đó giã nát lá, cho thêm một ít muối ăn vào.
  • Lấy nước cốt thao lên vùng da cần điều trị.
  • Mỗi ngày có thể sử dụng 1 – 2 lần, kiên trì áp dụng sau một thời gian tình trạng ghẻ ngứa sẽ được cải thiện tích cực.
  • Tuy nhiên, bạn không nên thoa dung dịch lên vị trí da bị trầy xước, vết thương hở.

Cách 2: Tận dụng rễ muồng trâu trị ghẻ ngứa:

  • Bạn lấy khoảng 20g rễ muồng trâu, 20g lá và cành cây kiến cò, rửa sạch.
  • Sau đó giã nát nguyên liệu, cho vào bình ngâm với 100ml rượu trắng (45 độ).
  • Ngâm trong khoảng 1 tuần có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày, sử dụng tăm bông y tế thấm rượu và thoa lên vị trí bị ghẻ ngứa 2 lần.

3. Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam với lá cây xoan

Cây xoan là một loại cây được trồng phổ biến với công dụng là lấy gỗ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loại cây này cũng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Trong đó, lá xoan có công dụng điều trị chứng ghẻ ngứa khó chịu. Bởi, trong loại cây này có chứa chất sát khuẩn, giảm khô, bong tróc da, nhất là giảm ngứa hiệu quả. Sử dụng theo các bước sau:

Tắm nước lá xoan chữa bệnh ghẻ ngứa, ghẻ nước

  • Dùng 1 nắm lá xoan kết hợp với 1 nắm lá sả.
  • Rửa sạch hai nguyên liệu.
  • Cho nguyên liệu vào nồi nấu chung với 2 – 3 lít nước, đun trong 10 phút.
  • Đổ nước thuốc ra chậu, cho thêm một ít muối hạt.
  • Bạn có thể pha với nước mát để rửa vùng da bị ghẻ hoặc sử dụng tắm điều trị toàn thân.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.

4. Sử dụng rau sam chữa trị ghẻ ngứa

Ngoài những loại lá thuốc nam giúp điều trị ghẻ ngứa kể trên, rau sam cũng là một sự lựa chọn cho bạn. Loại rau này khá dễ tìm, bạn có thể bắt gặp rau mọc hoang ở ven đường hoặc trong vườn nhà. Ngoài công dụng chế biến món ăn, nó cũng được sử dụng như một loại thảo dược có tác dùng điều trị bệnh.

Theo Đông y, rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát khí huyết cho con người. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp giảm sưng viêm, diệt khuẩn, virus,…Trong đó có cái ghẻ, nguyên nhân khiến nhiều người bị nổi mụn nước trên da.

Bạn có thể sử dụng cả lá, thân, rễ cây. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng kết hợp rau sam chung với lá xoan, lá đào. Thực hiện theo cách đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu theo liều lượng: 30g rau sam, 10g lá đào, 20 lá xoan cùng với khoảng 3 chén rượu trắng.
  • Rửa sạch các nguyên liệu, nên ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo loại bỏ hết các tạp chất.
  • Sau đó cho tất cả vào trong một lọ thủy tinh có nắp đậy, đổ rượu trắng vào ngâm.
  • Để qua đêm, sử dụng ngay ngày hôm sau.
  • Mỗi ngày lấy rượu thuốc đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ ngứa, đều đặn 3 – 4 lần.
  • Thực hiện liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần để nhận thấy hiệu quả.

5. Lá cây chẻ cỏ trị ghẻ ngứa đơn giản

Cây chẻ cỏ là một loại thảo dược còn có tên gọi khác là cây ba chạc, chè đắng. Trong chẻ cỏ có chứa nhiều hợp chất được ví là khắc tinh của ghẻ ngứa, chốc đầu, mẩn đỏ dị ứng, và nhiều trường hợp bệnh da liễu khác. Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam với cây chẻ cỏ cũng được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Trị ghẻ ngứa trên da bằng cây chẻ cỏ

  • Sử dụng 20g đến 40g chẻ cỏ, rửa với nước nhiều lần cho sạch hết đất cát.
  • Sau đó cho chẻ cỏ vào nồi, nấu chung với một lượng nước vừa đủ.
  • Đun trong 7 – 10 phút thì tắt lửa.
  • Lấy nước thuốc nam pha với nước mát để tắm hoặc rửa vùng da cần điều trị.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6. Dùng lá đào trị ghẻ ngứa tại nhà

Lá đào chứa nhiều chất có tác dụng chống khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng. Vì thế nhiều người đã tận dụng loại lá này để điều trị bệnh ngoài da, nhất là ghẻ ngứa. Bên cạnh đó, lá đào còn giúp giảm ngứa, làm sạch vùng da bị ký sinh trùng tấn công.

Một thời gian sử dụng, vùng da tổn thương sẽ phục hồi đáng kể, tránh tình trạng nhiễm trùng nguy hại. Bạn có thể áp dụng phương pháp này theo hai cách đơn giản như sau:

Cách 1: Sử dụng lá đào nấu nước tắm trị ghẻ nước:

  • Bạn lấy một nắm lá đào tươi, mang rửa sạch nhiều lần với nước.
  • Sau đó cho lá đào vào nôi đung với một lượng vừa đủ nước lọc sạch.
  • Sau 10 phút thì đổ nước ra chậu, đến khi nước còn âm ấm thì sử dụng làm sạch vùng da bị ghẻ ngứa.
  • Trường hợp ghẻ toàn thân, bạn có thể pha nước lá đào để tắm rửa hàng ngày.

Cách 2: Đắp thuốc lá đào trị ghẻ ngứa:

  • Tương tự như cách bên trên, bạn cũng hai một nắm lá đào tươi và rửa cho thật sạch.
  • Sau đó giã nhuyễn lá đào, sử dụng cả nước cốt và bã đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ ngứa.
  • Có thể lấy băng gạc cố định lại, giữ thuốc trên da trong nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với biện pháp tắm nước lá đào.

7. Lá đơn tướng quân chữa ghẻ ngứa đơn giản

Người ta còn thường gọi cây đơn tướng quân với tên là cây khôi tía, cây lá khôi. Bạn có thể tìm thấy cây thảo dược này ở nhiều nơi, nhất là ven sông, suối, bìa rừng. Chúng thường mọc hoang ở các tỉnh miền phía Bắc. Người trong dân gian thường sử dụng lá của loại cây này để làm dược liệu trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Quy luật cạnh tranh là gì? Tác động của quy luật này đến nền kinh tế thị trường

Tận dụng cây đơn tướng quân trong vườn nhà trị ghẻ ngứa

Lá đơn tướng quân có thể sử dụng ở dạng sấy, phơi khô hoặc sử dụng lá tươi. Lá có thể thu hái được quanh năm. Trong lá đơn tướng quân có nhiều hoạt chất với công dụng giải độc, chống khuẩn, ức chế dị ứng. Không những thế, nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm viêm ngứa hiệu quả.

Đây được xem là lá thuốc nam trị ghẻ ngứa, viêm da, mề đay, viêm họng được nhiều người tin dùng. Trong điều trị chứng ghẻ ngứa, mụn nước khó chịu, bạn có thể sử dụng lá tướng quân nấu nước tắm. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Sử dụng 1 nắm lá cây đơn tướng quân, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để diệt khuẩn.
  • Sau đó cho vào nồi nấu với 5 lít nước.
  • Để nước sôi trong 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, có thể pha nước mát hoặc chờ nước nguội bớt còn âm ấm.
  • Tắm rửa toàn thân với nước lá đơn tướng quân.
  • Thực hiện liên tiếp trong 3 – 5 ngày, tình trạng ghẻ ngứa sẽ cải thiện tích cực.

8. Sử dụng lá khế chữa ghẻ ngứa

Lá khế cũng là một trong những loại lá thuốc nam được sử dụng điều trị một số vấn đề về da, trong đó có ghẻ ngứa. Bạn có thể tìm thấy loại lá này dễ dàng, tiết kiệm được kha khá chi phí điều trị, vừa lại an toàn, lành tính.

Trong lá khế có chứa những hoạt chất có công dụng chống viêm hiệu quả, điển hình là flavonoid, saponosid, tanin,…Ngoài ra còn có các acid hữu cơ, muối canxi. Chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại cho da.

Đối tượng trẻ em cũng có thể tận dụng biện pháp này để điều trị khắc phục trường hợp ghẻ ngứa nhẹ. Sử dụng lá khế nấu nước tắm còn giúp điều trị ghẻ nước. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc bị ghẻ nước nên tắm lá gì thì có thể tham khảo loại lá thảo dược này. Có hai cách sử dụng phổ biến như sau:

Sử dụng lá khế chữa mụn nước, viêm ngứa da do ký sinh trùng ghẻ ngứa gây hại

Cách 1: Tắm nước lá khế chữa bệnh ghẻ:

  • Bạn sử dụng một nắm lá khế, rửa sạch với nhiều lần nước.
  • Sau đó cho lá khế vào nồi, nấu cùng với 3 lít nước.
  • Nước sôi thì bỏ thêm vào 1 – 2 muỗng muối.
  • Cho nước sôi vài phút thì tắt lửa.
  • Đổ nước ra chậu, đợi nước nguội còn âm ấm thì lấy nước tắm toàn thân.
  • Phần lá có thể sử dụng massage nhẹ lên vùng da bị ghẻ, tuy nhiên tránh làm mụn nước vỡ.

Cách 2: Đắp lá khế trị ghẻ ngứa:

  • Tương tự như trên, bạn hái một nắm lá khế, rửa thật sạch, để cho ráo nước.
  • Giã nhuyễn lá khế với một chút muối.
  • Sau đó đắp trực tiếp bã thuốc lên vùng da cần điều trị.
  • Lưu lại trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch, thấm khô da với khăn bông mềm.

9. Lá bạch đàn chữa bệnh ghẻ ngứa

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam có thể nói là sự lựa chọn của nhiều người. Trong số các loại lá được sử dụng, bạn không nên bỏ qua lá bạch đàn. Lá cây này có công dụng hiệu quả trong việc kháng khuẩn. Không những thế, theo Đông y, lá bạch đàn còn giúp thống huyết, điều khí, giảm đau,…

Đối với y học hiện đại, trong lá bạch đàn có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên có tên là flavonoid. Công dụng ức chế sự phát triển, lây lan của ký sinh trùng gây ghẻ ngứa. Lượng tinh dầu trong lá cũng khá cao, nên thường được sử dụng để điều chế tinh dầu.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam với lá bạch đàn mang lại hiệu quả bất ngờ

Do đó, nếu bạn không tìm được lá bạch đàn tươi có thể thay thế bằng tinh dầu Khuynh Diệp. Để sử dụng được hiệu quả nhất, bạn tham khảo hai cách sau:

Cách 1: Tắm nước lá bạch đàn trị ghẻ:

  • Bạn có thể sử dụng lá tươi hoặc lá khô, một lượng khoảng 5 – 7 lá.
  • Rửa sạch với nhiều lần nước đảm bảo sao cho không còn tạp chất bám vào lá.
  • Sau đó cho lá bạch đàn vào nồi đun, trước đó bạn nên vò nát lá để tinh dầu tiết ra nhiều hơn.
  • Đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp.
  • Sử dụng nước lá bạch đàn âm ấm để tắm rửa toàn thân, đặc biệt là khu vực da bị ghẻ.
  • Mỗi tuần áp dụng 2 – 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Sử dụng lá bạch đàn đắp trị ghẻ ngứa:

  • Bạn lấy một ít lá bạch đàn tươi, sau đó rửa sạch. Lưu ý liều lượng sao cho tương thích với vùng da bị ghẻ ngứa.
  • Giã nát lá cây cùng với một ít muối.
  • Sau đó đắp lá bạch đàn lên vùng da cần điều trị, lưu lại trên da 20 – 30 phút.
  • Rửa lại với nước ấm, kiên trì trong 2 tuần để tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh.

10. Lá sầu đâu trị ghẻ ngứa

Lá sầu đâu chữa bệnh ghẻ ngứa được nhiều người áp dụng. Sầu đâu còn được gọi với cái tên là sầu đông, cây niêm hoặc neem,…Cây mọc thân gỗ với lá có hương thơm đặc trưng và nhiều tinh dầu. Trong lá sầu đâu có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa.

Công dụng chính của lá sầu đâu là giúp kháng khuẩn, chống nấm, viêm, chữa bệnh sốt rét,…Ngoài ra, theo một số nguồn có ghi chép lại, lá cây này còn giúp hỗ trợ cải thiện chứng bệnh phong, với thành phần như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Chính vì thế mà bạn có thể sử dụng loại lá này để tiêu diệt ký sinh trùng, nấm ngứa tren da. Thực hiện như sau:

Lá sầu đâu – thuốc nam trị ghẻ ngứa tại nhà hiệu quả

  • Lấy khoảng 20 đến 25 lá cây sầu đâu, rửa sạch.
  • Sau đó giã nhuyễn lá cây, trộn thêm một ít dầu mù tạt, một muỗng tinh bột nghệ.
  • Đắp hỗn hợp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
  • Massage nhẹ nhàng, sau đó giữ hỗn hợp trên da thêm 1 tiếng đồng hồ.
  • Rửa sạch lại với nước ấm, thấm khô bằng khăn bông mềm.

Trên đây là một số biện pháp trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam, bạn có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả đối với từng cơ địa cụ thể sẽ khác nhau. Do đó, bạn nên kiên trì thực hiện, nếu sau một thời gian bệnh không thuyên giảm, bạn nên thay thế bằng biện pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam được nhiều người lựa chọn áp dụng. Do các thảo dược từ thiên nhiên nên an toàn và giúp giảm thiểu thấp nhất chi phí điều trị. Ngoài ra, cách thức thực hiện cũng khá đơn giản, người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.

Tuy nhiên, vì là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả sẽ không nhanh chóng như những loại thuốc tân dược khác. Chính vì thế, nếu áp dụng phương pháp điều trị này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì mới nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân áp dụng một thời gian nhưng không thấy ghẻ ngứa thuyên giảm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do người bệnh bị ghẻ ở tình trạng nặng, có sự tổn thương lan rộng và sâu vào bên trong da. Đồng thời, tùy thuộc vào cơ địa mà hiệu quả của mỗi người cũng không giống nhau hoàn toàn.

Thuốc nam thực chất chỉ phù hợp cho người có bệnh nhẹ, trường hợp ghẻ ngứa nặng cần can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu hơn. Do đó, bạn nên nhận định mức độ bệnh lý của bản thân hoặc thông qua thăm khám y tế để lựa chọn cách thức điều trị sao cho phù hợp và an toàn nhất.

Một số lưu ý khi trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam

Sử dụng thuốc nam trị ghẻ ngứa có thể an toàn, lành tính nhưng hiệu quả sẽ chậm hơn những phương pháp khác. Bạn có thể cân nhắc kết hợp điều trị tây y theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng song song hai phương pháp này để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

>>>>>Xem thêm: &quotToàn Cầu Hóa&quot trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Người bệnh nên kiên trì áp dụng các bài thuốc nam để ghẻ ngứa thuyên giảm

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, việc này giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn. Đồng thời, khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ xoa dịu được hiện tượng kích ứng, khô và ngứa ngáy trên da. Máu huyết lưu thông tốt tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
  • Giữ vệ sinh da, trước khi đắp thuốc nên vệ sinh da sạch sẽ. Không nên để da trong tình trạng ẩm ướt quá lâu, giữ cho cơ thể không đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Nên sử dụng riêng đồ dùng cá nhân với người thân trong gia đình. Đặc biệt là quần áo, nên sử dụng nước nóng giặt trước, sau đó sấy khô ở nhiệt độ cao để đảm bảo tiêu diệt ký sinh trùng bám trên vải. Phơi quần áo nơi có ánh sáng mặt trời.
  • Tắm bằng nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng để tắm, không sử dụng xà phòng, sản phẩm tắm có chất tẩy rửa mạnh.
  • Hạn chế cào gãi da, bởi những nốt mụn nước có thể vỡ và bị nhiễm trùng, lây lan diện rộng. Để giảm ngứa, bạn có thể chườm lạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng. Tránh bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích,…Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.

Trị ghẻ ngứa bằng thuốc nam như đã đề cập là phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp ghẻ ngứa nặng, lây lan và có nhiều vết thương hở trên diện rộng, bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

  • 10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
  • Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *