Trình độ văn hóa là gì? Hướng dẫn cách ghi Trình độ văn hóa trong Hồ sơ xin việc

Trong mẫu hồ sơ xin việc, cụ thể là bản Sơ yếu lý lịch, bạn sẽ gặp phải cụm “trình độ văn hóa”. Vậy trình độ văn hóa là gì? Ghi trình độ văn hóa thế nào là chính xác? Tham khảo bài viết dưới đây của sentayho.com.vnđể có được câu trả lời chính xác nhé.

Bạn đang đọc: Trình độ văn hóa là gì? Hướng dẫn cách ghi Trình độ văn hóa trong Hồ sơ xin việc

Tìm hiểu thêm: Layout design là gì? Có những nguyên tắc thiết kế Layout nào?

>>>>>Xem thêm: Công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

Bạn hiểu trình độ văn hóa là gì không?

Trình độ văn hóa nghe có vẻ quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa cụ thể thế nào, nhất là những người tìm việc lao động phổ thông, có dân trí thấp. Vậy nên, để Sơ yếu lý lịch được hoàn thiện và chính xác, bạn cần hiểu trình độ văn hóa là gì.

Trình độ văn hóa là gì?

Hiện khái niệm trình độ văn hóa vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục và việc làm, trình độ văn hóa là thuật ngữ chỉ cấp độ học tập của một cá nhân tương ứng theo các bậc học phổ thông gồm tiểu học – trung học cơ sở – trung học phổ thông và được thể hiện cụ thể trong Sơ yếu lý lịch hay một số giấy tờ, văn bản có liên quan khác yêu cầu khai báo thông tin cá nhân của người thực hiện.

Một số ý kiến cho rằng, cách hiểu trên chưa đúng vì không nêu được ý bao quát. Bởi trình độ văn hóa không được đánh đồng với trình độ giáo dục phổ thông, tức trình độ học vấn. Thay vào đó, thuật ngữ này phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa, là trình trộ phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân/ nhóm người/ xã hội, bao gồm cả cách lối và lối sống.

Lý do là vì, trong đời sống thực tế, người có trình độ học vấn cao chưa hẳn đã có trình độ văn hóa cao. Một số ít những người đó còn bị coi là thiếu văn hóa, văn hóa kém và ngược lại. Vì vậy, trong Sơ yếu lý lịch, nên chăng cần thay thế cụm “trình độ văn hóa” bằng một từ khác phù hợp hơn, chẳng hạn như trình độ học vấn hoặc trình độ giáo dục phổ thông… để tránh sự nhầm lẫn, đánh đồng dẫn đến hiểu sai nghĩa.

Tại sao cần có trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch?

Việc yêu cầu khai báo trình độ văn hóa/ trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch hay các giấy tờ khai báo thông tin cá nhân giúp người xem/ đọc bước đầu nắm được trình độ giáo dục của cá nhân liên quan – làm căn cứ ra quyết định như tuyển dụng – xác định hệ số lương, cấp học bổng, đào tạo, nâng cao bậc học…

Tìm hiểu thêm: Layout design là gì? Có những nguyên tắc thiết kế Layout nào?

>>>>>Xem thêm: Công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

Trình độ văn hóa hiện được xem là trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch

Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch

Tuy trình độ văn hóa hiện bị đánh đồng với trình độ học vấn nhưng rõ ràng, nếu đã và đang xuất hiện trên các giấy tờ bắt buộc cần kê khai lý lịch thì rõ ràng, người thực hiện cần hiểu đúng và điền đúng.

Tại Phần I. Lịch sử bản thân của mẫu Sơ yếu lý lịch, đôi khi sẽ hiển thị (in) “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn” và bắt buộc phải điền chính xác. Cá nhân đã học qua được cấp bậc học nào thì cần phải ghi vào mục “trinh độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn” tương ứng trong Sơ yếu lý lịch ở cấp bậc học đó. Tức là, phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào…, đồng thời, ưu tiên ghi cấp bậc cao nhất.

Ví dụ:

+ Tốt nghiệp lớp 12 thì ghi 12/12

+ Tốt nghiệp lớp 9 thì ghi 9/10…

Ngoài ra, một số trường hợp cần ghi cụ thể hơn là hệ đào tạo chính quy hay trung cấp nghề…

Mặc khác, tùy vào mục hiển thị trên Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ mà có cách ghi cho phù hợp. Cụ thể:

+ Nếu Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ ghi trình độ văn hóa thì ghi 12/12…

+ Nếu Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ ghi trình độ học vấn thì ghi cấp 2, cấp ba hoặc đại học.

Tốt nghiệp Đại học thì ghi mục trình độ văn hóa thế nào?

Nhiều bạn tốt nghiệp đại học và ghi vào mục trình độ văn hóa là đại học. Như vậy là Sai.

Bởi vì, như đã trình bày ở phần trình độ văn hóa là gì, mục này sẽ được xét trên cấp bậc học trung học phổ thông, bao gồm: mù chữ – tiểu học – THCS – THPT, không bao gồm các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng… Do đó, nếu bạn đang hoặc đã học xong đại học hay các bậc học cao hơn tương ứng thì tại mục trình độ văn hóa cũng sẽ chỉ ghi là 12/12 thôi nhé.

Nội dung ghi là cử nhân Quản trị du lịch, Thạc sĩ Kinh tế, Tiến sĩ Luật… sẽ được điền tại mục trình độ chuyên môn, mục này có thể có sẵn trên Sơ yếu lý lịch/ hồ sơ hoặc bạn phải tự chuẩn bị mẫu sơ yếu lý lịch riêng phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Layout design là gì? Có những nguyên tắc thiết kế Layout nào?

>>>>>Xem thêm: Công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)

Tùy vào mục hiển thị trên Sơ yếu lý lịch hoặc hồ sơ mà có cách ghi phù hợp

Trên đây là định nghĩa trình độ văn hóa là gì, những nhầm lẫn nên được nhìn nhận và chấn chỉnh trong hồ sơ xin việc cũng như cách điền sao cho đúng. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ mang lại nhiều thông tin hay và hữu ích cho bạn.

Hồng Thy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *