Trò lừa bịp Dihydrogen monoxide bên Mỹ và thạch tín trong nước mắm ở Việt Nam, ai là người chịu trách nhiệm?

Chuyện ở bên Mỹ

Bạn đang đọc: Trò lừa bịp Dihydrogen monoxide bên Mỹ và thạch tín trong nước mắm ở Việt Nam, ai là người chịu trách nhiệm?

Trang web sentayho.com.vn của Mỹ cảnh báo một chất tên là Dihydrogen Monoxide (DHMO) rất nguy hiểm, một hợp chất hóa học không màu, không mùi, được gọi bởi một số tên như Dikydrogen Oxide, hay là axit Hydric. Chất này phản ứng mạnh với hydroxyl, một số sẽ làm đột biến DNA, đột biến proteins, phá vỡ màng tế bào và làm thay đổi về mặt hóa học tác động đến hệ thần kinh. Theo trang web này, DHMO là một thành phần của nhiều chất độc hại có tác nhân gây bệnh, nguy hiểm đến môi trường và thậm chí có thể gây tử vong cho con người. DHMO là một thành phần chính của mưa axit, khí DHMO có thể gây bỏng nặng, làm xói mòn đất, dẫn đến ăn mòn và quá trình oxy hóa kim loại, tìm thấy trong mẫu sinh thiết của các khối u tiền ung thư,…

Nghe xong đã thấy sợ!

Nhưng thực tế đây là chất gì? Là hai phần tử hydro kết hợp với một phần tử oxi, là H20, là nước. Các thuộc tính được kể trên không sai, nhưng nó đã được thổi phồng một cách quá đáng dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học. Thậm chí, trong một chiến dịch bầu cử quốc hội Phần Lan năm 2011, đã có một lời khuyên yêu cầu các ứng viên bỏ phiếu cho việc hạn chế chất “axit hydic” và có tới 49% ứng viên đồng ý với ý kiến này. Năm 2007, Jacqui Dean, một thành viên Đảng quốc gia New Zealand thậm chí còn viết thư cho Thứ trưởng bộ Y tế Jim Anderton về việc liệu Ủy ban tư vấn quốc gia về Thuốc có nên đưa ra một cái nhìn cấm chất này???

Trò lừa bịp Dihydrogen monoxide dựa trên sự thiếu hiểu biết của người dân về tên gọi các thành phần hóa học của nước và gắn cho cái tên nguy hiểm, phân tích quá mức về tác động để dẫn đến những nỗi sợ hãi thiếu căn cứ của người dân.

Kết luận về thạch tín tổng trong nước mắm là vô nghĩa

Quay trở lại với Việt Nam, báo cáo về cuộc khảo sát nước mắm với 67% mẫu vượt chỉ tiêu về thạch tín do Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố ngày 17/10 vừa qua đã gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Là một đơn vị mang danh bảo vệ người tiêu dùng, và đưa mẫu đi khảo sát tức là Vinastas phải có kiến thức về các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Với những người hiểu biết trong ngành nước mắm và thủy sản, thạch tín tồn tại dưới 2 dạng thạch tín vô cơ và hữu cơ, thạch tín vô cơ tồn tại trong nước ngầm là loại thạch tín không liên kết với carbon, trong khi thạch tín hữu cơ liên kết với carbon gọi là thạch tín hữu cơ, loại này tồn tại trong gạo, cá, thịt. Có cá là có thạch tín hữu cơ, nước mắm làm từ cá thì chắc chắn có thạch tín hữu cơ, và loại này không độc. (xem thêm)

Một nghiên cứu cho thấy 5 thực phẩm chứa nhiều thạch tín nhất là mầm brussels (một loại bắp cải), thịt cá, gạo, thịt gia cầm và bia rượu ( xem thêm ). Trong đó những dạng cá biển phổ biến có nhiều thạch tín như cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi, và cá kiếm. Ai cũng biết cá ngừ là thức ăn ưa thích của người Nhật Bản, nhưng người Nhật Bản đang là người có tuổi thọ cao nhất thế giới, vì sao? Vì arsen trong thịt cá là arsen hữu cơ và nó vô hại.

Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, lượng thạch tín vô cơ một người bình thường ăn hàng tuần có thể chấp nhận được là 0,015mg/kg thể trọng, tức là một người bình thường 50kg có thể hấp thụ 0,75mg thạch tín vô cơ/tuần. Giả sử một chai nước mắm nhiễm thạch tín vô cơ hoàn toàn 4mg/lít, thì một tuần giới hạn của một người chỉ được “húp” 1/5 chai nước mắm một lít. Tính toán đơn giản là vậy.

Trong khi đó, Vinastas thông báo 67% mẫu nước mắm vượt ngưỡng thạch tín (số này là số tổng, không phân biệt arsen hữu cơ hay vô cơ). Vinastas có nói nhỏ 20 mẫu thử nghiệm không tìm thấy arsen vô cơ (nghĩa là nó an toàn), nhưng cái sự an toàn này chỉ được nói ra vào ngày hôm sau, khi các phóng viên đến tận văn phòng của Vinastas truy cứu. Còn trước đó, kể cả phát biểu trên truyền hình, con số được nhấn mạnh và truyền thông điệp vẫn là 67% nước mắm vượt ngưỡng thạch tín, tất cả báo chí truyền thông đưa ra thông điệp nước mắm nhiễm độc.

Một danh sách hãng nước mắm nhiễm độc không được đăng tải công khai mà được truyền miệng trên facebook, diễn đàn mạng với hàng nghìn lượt share. Với người tiêu dùng, họ xem tivi, họ nghe truyền miệng và họ mặc định là nước mắm nhiễm thạch tín, nước mắm có độc, nhãn hiệu nào bị điểm tên có độc.

Doanh nghiệp thiệt hại

Ai sẽ là người thanh minh cho các doanh nghiệp bị nêu tên trong danh sách của Vinastas, tại sao trong 6 chất được Bộ Y tế quy định Vinastas chỉ kiểm định đúng chất thạch tín, và không nói rõ vô cơ hay hữu cơ? Vinastas có chịu trách nhiệm về thông điệp của Hiệp hội đưa ra đã gây hoang mang cho người tiêu dùng, với thông điệp được gửi trên truyền hình trong bản tin thời sự, và 90 triệu dân thì có bao nhiêu người đã xem/nghe thông điệp này của Vinastas, và đã truyền miệng nhau về chất độc trong nước mắm?

Doanh nghiệp bị thiệt hại, hàng bị trả về, Vinastas có chịu trách nhiệm thanh minh cho họ vì đã gửi thông điệp không đầy đủ?

Sau khi Vinastas công bố kết quả khảo sát ngày 17/10, đến ngày 18/10 trong khi trả lời truyền thông đại diện Vinastas lại tuyên bố nước mắm trong danh mục khảo sát an toàn vì không phát hiện ra arsen vô cơ. Chỉ trong 1 ngày kết luận đổi chiều nhưng tin đồn về nước mắm có độc đã lan truyền khắp ngõ ngách và in sâu trong tâm trí của người tiêu dùng.

Tính minh bạch của kết quả khảo sát

Câu chuyện thứ hai được đề cập đến ở đây là tính minh bạch của kết quả khảo sát. Một mẫu xét nghiệm nước mắm của Viện nghiên cứu Pasteur TP.HCM trực thuộc Bộ Y tế mất khoảng trên dưới 1 triệu đồng, tức là để xét nghiệm 150 mẫu khảo sát Vinastas phải mất 150 triệu đồng.

Bảng giá khảo sát nước mắm của viện Pasteur Tp.HCM

Con số này không phải là nhỏ đối với một hiệp hội không có nguồn thu như Vinastas. Đại diện Vinastas trả lời truyền thông họ có nhà tài trợ cho cuộc khảo sát nhưng lại phủ nhận việc không lấy tiền doanh nghiệp trong cuộc khảo sát nước mắm này. Vậy đoàn thể nhà nước nào đã tài trợ cho Vinastas làm khảo sát và mục đích của việc này để làm gì. Một báo cáo nghiên cứu có tác động đến hàng triệu người tiêu dùng mà có một bên thứ ba tác động (tài trợ tiền nghiên cứu) thì phải được công bố để tránh việc xung đột lợi ích.

Việc công bố kết quả nghiên cứu có tác động đến người tiêu dùng không phải trò đùa. Nó không những ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân đánh cá, người đóng tàu, ngành sản xuất muối. Do đó cần phải có những kết luận cụ thể của các đơn vị có trách nhiệm về kết quả khảo sát của Vinastas.

Trả lời Thông tấn xã Việt Nam, Hội nước mắm Phú Quốc cho biết, Hội đã gửi đơn lên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang và các ban ngành chức năng ở Trung ương nhằm đánh giá lại cơ sở khoa học và pháp lý, cách tiếp cận, phương pháp sử dụng, cách đánh giá kết quả khảo sát của VINASTAS, và cách thông cáo báo chí mà VINASTAS đã thực hiện.

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa cung Đoài mệnh Kim, xem phong thủy cho người cung Đoài

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *