Có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Kho Hàng với Trung Tâm Phân Phối bởi chúng có khá nhiều yếu tố giống nhau. Tuy nhiên trong thực tế, chức năng và quá trình hoạt động của 2 hệ thống này có những sự khác biệt không hề nhỏ.
Bạn đang đọc: Trung Tâm Phân Phối Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Kho Hàng Và Trung Tâm Phân Phối – Advantage Logistics
Dưới đây là một số phân tích cụ thể về 2 khái niệm này. Theo đó mọi người có thể dễ dàng phân biệt, lựa chọn hình thức lưu trữ cũng như để sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn xác nhất.
Trung tâm phân phối là gì?
Có thể hiểu đơn giản đây là dạng nâng cấp của kho hàng. Tức ở đó vẫn được xây dựng và tổ chức để lưu trữ hàng hóa với hệ thống tường, sàn, mái, ô kệ, các lối đi,… như 1 kho hàng thực thụ.
Tuy nhiên TTPP chú trọng hơn về dòng chảy hàng hóa. Ở đó sẽ có thêm các dịch vụ và cách tổ chức đặc thù nhằm đảm bảo hoàn thiện đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trong Words of Warehousing của Kenneth B. Ackerman định nghĩa rằng: “TTPP là 1 địa điểm mà tại đó các đơn hàng bán lẻ hoặc bán buôn được hoàn thiện. Mô hình này có tính “động” bởi các hoạt động diễn ra với “tốc độ cao”, khách với kho hàng thông thường có tính “tĩnh” nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm: Cùng khám phá cua yếm đào ngon như thế nào?
Sự khác biệt giữa trung tâm phân phối và kho hàng
STT
Điểm khác biệtKho hàng
Trung tâm phân phối
1
Tên gọi tiếng AnhWarehouseDistribution Center
2
Chức năng chínhLưu trữ hàng hóa. Kho hàng cũng có phân phối hàng hóa nhưng tần suất không liên tục và chuyên dụng như trung tâm phân phốiLưu trữ và phân phối hàng hóa đến tay người dùng.
3
Tốc độ luân chuyển hàng hóa tồn khoThấp-trung bìnhCao, linh hoạt
4
Các dịch vụThông thường kho hàng sẽ có các DV cơ bản như bốc xếp, nâng hạ hàng hóa, đóng gói, soạn hàng (thường là kiện hàng lớn).
Một số đơn vị sẽ có thêm dịch vụ vận chuyển giao hàng.
Các TTPP mang đến các dịch vụ gia tăng đa dạng. Theo đó có đầy đủ các yếu tố để hoàn thành đơn hàng như: DV vận chuyển, bốc xếp, Cross docking, dán nhãn và đóng gói hàng nhỏ lẻ, xử lí đơn hàng, soạn hàng, giao nhận, thu tiền hộ, xử lý hàng trả về,…
5
Mục tiêu tập trungKho hàng tập trung vào việc bảo quản hàng hóa sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Cách tổ chức SX kho hàng nhằm tối ưu chi phí lưu trữ và thuận tiện cho việc xuất nhập hàng hóa.Mục tiêu trọng tâm là mang đến DV tốt nhất cho KH. Theo đó các DV phải đáp ứng kịp thời và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu KH đưa ra (nhận hàng an toàn, nhanh chóng, phục vụ tốt)
6
Sự ứng dụng công nghệQuản lý kho hàng bằng file excel thường thông dụng và tiết kiệm. Theo đó các thao tác, số liệu không quá phức tạp và rất thuận tiện.Yêu cầu cao về tính công nghệ. Theo đó cần có khu vực riêng để xử lý đơn hàng, có các thiết bị máy móc hiện đại nhằm đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa được chính xác và kiểm soát chặt chẽ. VD như máy quét mã vạch, phần mềm quản lý kho chuyên dụng,…
7
Mối quan hệ giữa NCC và KHKho hàng không quá chú trọng và vấn đề này. Họ tập trung vào nhiệm vụ bảo quản hàng và tối ưu chi phí lưu trữ nhiều hơn.Trung tâm phân phối logistics được xem là cầu nối quan trọng giữa nhà cung cấp và khách hàng. Theo đó phải tìm cách tối ưu hóa chi phí lưu trữ cho nhà cung cấp (khách hàng của trung tâm phân phối) và tạo sự hài lòng đối với khách hàng cuối cùng (khách hàng của nhà cung cấp).
Các trung tâm phân phối tại Việt Nam
>>>>>Xem thêm: Sản xuất nông nghiệp là gì? Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, hầu hết các TTPP được phát triển bới các doanh nghiệp logistics, các công ty lớn, các đơn vị TMĐT, hệ thống siêu thị.
Dưới đây là một số TTPP Việt Nam được nhiều người biết đến như: Gemadept Logistics, Vinalines Logistics, TBS Logistics, Transimex, TTPP gỗ tại Khu công nghiệp ICD Tân Cảng Long Bình Đồng Nai, ….
Ngoài ra nhiều công ty lớn thuộc các lĩnh vực cụ thể cũng có các TTPP như công ty dược, trung tâm phân phối sữa, thực phẩm chức năng, hàng xách tay, mỹ phẩm,….
TTPP được xem là 1 mắt xích khá quan trọng trong chuỗi logistics. Nhờ hệ thống này mà chuỗi cung ứng hàng hóa được hoàn thiện hơn, gia tăng nhiều giá trị, sản phẩm tới tay người dùng nhanh chóng, chính xác mà chi phí của nhà cung cấp bỏ ra cũng được tiết kiệm hơn.
Chính vì thế mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư và mở rộng kho hàng thành TTPP thực thụ. Các kho hàng truyền thống trước đây được trang bị thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, tập trung hơn về vấn đề hoàn thiện đơn hàng để chuyển dần trạng thái thành TTPP. Nhằm đạt đến mục tiêu sau cùng là đẩy mạnh dòng chảy hàng hóa, tăng trạng thái hài lòng của KH.
Nguồn: tổng hợp