Daful Bright Teachers trong hướng dẫn này sẽ giúp các em hiểu được bài học về 2 khái niệm từ đơn từ phức là gì? đây là những loại từ rất phổ biến đã được học trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Ôn lại thuật ngữ cũ và tìm hiểu thêm kiến thức mới bên dưới các bạn nhé.
Bạn đang đọc: Từ đơn là gì, từ phức là gì? ví dụ và phân biệt
Tìm hiểu thêm: Tật viễn thị là gì? Có nguy hiểm không? – Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn – Gia Lai
>>>>>Xem thêm: Lễ nhập trạch là gì? Cách cúng nhập trạch về nhà mới giúp gia chủ bình an – Vua Nệm
Khái niệm từ đơn từ phức
Tiếng sẽ tạo nên từ, tiếng thường có nghĩa rõ ràng hoặc đôi khi không mang nghĩa rõ ràng. Từ được xem là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu, trong đó từ sẽ chia làm 2 loại:
– Từ đơn
– Từ phức.
Từ đơn
Từ đơn là gì? theo khái niệm chính xác trong SGK biên soạn thì từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ về từ đơn có rất nhiều như sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…
Từ phức
Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận.
+ Láy toàn bộ.
Bạn có thể xem chi tiết hơn bài học về từ ghép từ láy.
Ví dụ về từ phức các bạn học sinh có thể tìm kiếm rất dễ dàng như nhà cửa, quần áo, sách vở, xe máy…
Phân định ranh giới từ
Thông thường, chúng ta sẽ dựa vào kết cấu và nghĩa để xét xem tổ hợp gồm có nhiều từ đơn tạo thành hay chỉ 1 từ phức.
Cách 1: Thêm, xen từ: quan hệ của tiếng trong tổ hợp sau khi thêm từ vào tổ hợp trở nên tách rời nhưng nghĩa vẫn không thay đổi ta hiểu rằng đó tổ hợp tạo thành từ 2 từ đơn.
Ví dụ:
tung cánh => Tung đôi cánh
lướt nhanh => Lướt rất nhanh
Thêm “đôi” thành “tung đôi cánh” nhưng nghĩa vẫn như cũ.
Thêm “rất” vào trở thành “lướt rất nhanh” nghĩa vẫn như cũ.
=> Kết luận “tung cánh”, “lướt nhanh” tạo thành từ 2 từ đơn.
Cách 2: Xem xét nghĩa gốc bị mờ hoặc chuyển nghĩa.
Ví dụ: Bánh dày, áo dài là sự kết hợp 1 từ đơn, các yếu tố “dày”, “dài” đứng đằng sau đã mờ nghĩa.
Phân biệt từ ghép và từ láy
Từ ghép và từ láy đều là từ phức. Làm thế nào để phân biệt 2 loại từ này?
– Cách 1: hãy ghép các tiếng có ngữ nghĩa với nhau, đó là từ ghép .
– Cách 2: hãy ghép tiếng có âm đầu, vần giống nhau. đó là các từ láy.
Các câu hỏi về từ đơn, từ phức
Phạm Trà My có câu hỏi: Thưa cô, các từ đơn đa âm tiết được hai tiếng không có nghĩa tạo thành. Vậy còn từ phức có phải là từ hai tiếng không có nghĩa tạo thành đúng không ạ?
Giáo viên trả lời: Chào em, không phải như em nghĩ và đừng nhầm lẫn.
Trần Bảo My có câu hỏi: Thưa cô, tại sao thả diều là từ đơn mà không phải là từ phức?
Giáo viên trả lời: Về bản chất từ đều được tạo nên bởi các tiếng. Các từ giống nhau như “thả diều”, “thả cá”, “thả đèn” về mặt bản chất là thả đi không giữ lại thứ gì đó, các từ này về bản chất có nghĩa như nhau. Chúng ta không thể coi “thả diều” là từ (phức), về ý nghĩa không gọi tên một hoạt động khác với các hoạt động “thả” khác.
Nếu là từ phức cấu tạo chặt chẽ và sẽ khó thêm hoặc bớt tiếng vào giữa. Còn với “thả diều”, ta có thể thêm vào đó là “thả cái diều”, “thả cánh diều”,… Vì vậy có thể khẳng định “thả diều” là 2 từ đơn chứ không phải là từ phức.
Bài học trên giúp các em ôn lại kiến thức về từ đơn từ phức là gì? cấu tạo và một số các ví dụ về loại từ này. Lưu ý thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo là chính.
Thuật Ngữ –
-
Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8
-
Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)
-
Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa
-
Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6
-
Danh từ là gì trong tiếng Việt (lớp 6)
-
Truyền thuyết là gì, đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6
-
Đại từ trong Tiếng Việt là gì? Phân loại và ví dụ