Trong Tiếng Việt, Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất được tạo thành bởi tiếng. Trong đó, từ ghép là một loại từ phức, đồng thời là yếu tố quan trọng tạo thành câu. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Từ ghép là gì?
Từ ghép là gì?
Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.
Trong Tiếng Việt, từ phức được tạo thành bằng hai phương thức đó là ghép từ và láy từ. Vậy từ ghép là gì? cùng theo dõi tiếp để giải đáp thắc mắc này nhé.
Trong tiếng Việt, Từ ghép là loại từ được hình thành bằng phương thức ghép từ, tức là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Như vậy từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.
Có mấy loại từ ghép
Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép thành hai loại, đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập:
Là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép là các thành tố đều có nghĩa, tuy nhiên không phải mọi tiếng trong từ ghép đều rõ nghĩa, do đó từ ghép đẳng lập thường thuộc một trong hai trường hợp sau:
+ Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa.
Ví dụ: từ “ăn ở” là từ ghép mà cả hai thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa, trong đó từ “ăn” là một hoạt động cho thức ăn vào cơ thể nhằm nuôi sống cơ thể; từ “ở” là động từ chỉ đời sống thường ngày của một người tại một nơi cụ thể.
+ Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa.
Ví dụ: Từ “Chợ búa” là từ ghép mà có 1 tiếng rõ nghĩa, một tiếng bị mờ nghĩa. Trong đó, từ “chợ” chỉ nơi mua bán hàng hóa của con người, từ “búa” được sử dụng không thể hiện rõ nghĩa tạo thành từ “chợ búa” chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa.
Từ ghép chính phụ:
Là những từ ghép mà được tạo thành bởi một thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn như các từ tàu hỏa, tàu bay, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản,….
Ví dụ từ ghép
Để hiểu rõ hơn từ ghép là gì? chúng ta cùng phân tích ví dụ về từ ghép dưới đây.
Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:
+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.
+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…
Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.
Tác dụng của từ ghép
Từ ghép là loại từ quan trọng trong câu và giúp cho người sử dụng dễ dàng biểu đạt các ý kiến của mình.
Từ ghép là công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác. Nếu từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa một cách khái quát và tổng hợp thì từ ghép chính phụ lại có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa một sự vật, sự việc.
Từ đó, Từ ghép giúp cho câu trở nên logic về cả hình thức lẫn nội dung, khiến cho câu văn mạch lạc, dễ hiểu, biểu thị rõ ràng vấn đề được nói đến.
Cách nhận biết từ ghép
Trong chương trình tiểu học, nhận biết loại từ là một dạng bài tập phổ biến. Đây là một dạng bài gây nhiều khó khăn, lúng túng cho học sinh và phụ huynh. Để dễ dàng giải quyết các bài tập dạng này, chúng ta cần nằm lòng các nguyên tắc được nêu trong bài Từ ghép là gì? dưới đây để nhận biết từ ghép.
Ta có thể xác định từ ghép bằng các cách xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa. Để xác định nghĩa của tiếng có thể thực hiện bằng nhiều cách như đặt câu, tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc tra từ điển.
– Nếu các tiếng trong từ có quan hệ nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó là từ ghép.
– Nếu trong từ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng mờ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ âm là từ ghép.
– Trong từ có một từ có gốc Hán, hình thức giống từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Chẳng hạn như các từ “tử tế”, “hảo hán”, “hoan hỉ”, “ban bố”,…
– Từ không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa là các từ ghép đặc biệt. Ví dụ: tắc kè, bù nhìn, mì chính, xà phòng,…
Để hiểu rõ hơn Từ ghép là gì? chúng ta sẽ nhận biết từ ghép trong các từ dưới đây:
sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Dựa vào những nội dung đã phân tích, ta có thể thấy trong nhóm trên có các từ ghép sau: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Qua những phân tích nêu trên, quý bạn đọc đã hiểu được Từ ghép là gì? và có thể nhận biết được từ ghép và phân biệt từ ghép với các loại từ khác. Từ đó vận dụng linh hoạt loại từ này trong diễn đạt câu sao cho logic, dễ hiểu, chính xác mà sinh động. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.