Từ láy là loại từ đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên, con người hoặc sự việc nào đó. Sử dụng từ láy một cách linh hoạt, khoa học giúp cho sự vật, sự việc được miêu tả trở nên sinh động và gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe.
Để tìm hiểu thêm từ láy là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Từ láy là gì?
Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. Bên cạnh đó, cần lưu ý từ láy từ thuần Việt.
Trong tiếng Việt, từ láy có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng. Tuy nhiên, láy hai tiếng là loại từ láy tiêu biểu của tiếng Việt.
Một từ được coi là từ láy khi có thành phần ngữ âm lặp lại (hay còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Chẳng hạn như từ “Long lanh”: lặp ở âm đầu, đối ở phần vần.
Cần lưu ý, các từ chỉ có điệp mà không có đối thì ta có dạng láy của từ chứ không phải từ láy, chẳng hạn như người người, nhà nhà,…
Như vậy, quý bạn đọc đã hiểu khái quát về từ láy là gì, vậy từ láy được phân loại như thế nào. Mời theo dõi phần dưới đây để giải đáp thắc mắc.
Có mấy loại từ láy
Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:
Từ láy toàn bộ
Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào.…
Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng,…
Từ láy bộ phận
Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành:
– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.
Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…
– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.
Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.
Trong đó, từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.
Tác dụng của từ láy
Qua các nội dung trên của bài viết Từ láy là gì ?, ta thấy từ láy được sử dụng vô cùng linh hoạt. Người dùng biến đổi các loại từ láy có thể mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.
Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.
Ví dụ từ láy
Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn từ láy là gì ?, chúng ta nhận biết từ láy trong đoạn văn sau:
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bòng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
Trên cơ sở định nghĩa từ láy là gì? Phân loại từ láy? Đã nêu ở trên, ta thấy rằng, trong đoạn văn trên có các từ láy sau: Chuồn chuồn, lấp lánh, long lanh.
Qua các từ láy được sử dụng, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt đẹp của chú chuồn chuồn. Từ đó, mang đến cho người đọc một vẻ đẹp thanh bình mà đặc sắc.
Cách phân biệt từ láy và từ ghép
Cùng với từ láy, từ ghép là một dạng cấu tạo của từ phức. Mặc dù đều được tạo thành từ hai tiếng trở lên có nghĩa. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những nét khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt đó được thể hiện thông qua bảng sau:
Tiêu chí
Từ láy
Từ ghép
Định nghĩa
Từ láy là từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.
Nghĩa của từ tạo thành
Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.
Ví dụ:
– “Thơm tho” được tạo thành bởi: + Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;
+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.
– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình
Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.
Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:
+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.
+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…
Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.
Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng
Khi đảo trật tự các tiếng, từ láy không có nghĩa.
Ví dụ: từ “thơm tho” khi đổi vị trí hai tiếng cho nhau thành “tho thơm” thì không có nghĩa
Đối với từ ghép, khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa.
Ví dụ: từ “đau đớn”, khi đảo vị trí thành “đớn đau” vẫn có nghĩa.
Có thành phần Hán Việt
Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy.
Ví dụ: từ “tử tế”, trong đó có từ “tử” là từ Hán Việt. Mặc dù lặp âm đầu, tuy nhiên từ “tử tế” không phải từ láy.
Có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép.
Ngược lại, mặc dù từ “tử tế” điệp âm đầu “t”, có “tử” là từ Hán Việt. Do đó từ “tử tế” là từ ghép.
Qua những phân tích trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc từ láy là gì? Bên cạnh đó, thấy được sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, từ đó sử dụng đúng loại từ làm cho câu văn trở nên sinh động, dễ hiểu. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.