Gạo nói chung và gạo nếp nói riêng là nguồn lương thực chính đã quá đỗi quen thuộc khi đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống. Tuy là vậy, nhưng không phải ai cũng biết được những hàm lượng dinh dưỡng và công dụng từ loại cây lương thực này. Chính vì vậy, để giúp bạn hiểu hơn, bài viết hôm nay sẽ đề cập về gạo nếp và những công dụng hữu ích cho sức khỏe khi sử dụng hàng ngày.
Gạo nếp và thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp
Gạo nếp hay còn gọi là gạo sáp. Loại hạt kết tình từ cây lúa theo Đông y có vị ngọt, tính ấm, tính bình, khi nấu chín có độ dẻo, thơm. Có tác dụng chữa đau bụng, tiểu tiện ra dưỡng trấp trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn, v.v…Đặc biệt, gạo nếp rất tốt trong việc dùng để chữa các bệnh đái đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, nôn mửa ở phụ nữ mang bầu….
Riêng trong nghiên cứu từ Y học hiện đại, gạo nếp là nguồn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, vitamin (vitamin A, C, D, E, vitamin B-1, vitamin B-2, niacin), protein, crom, gamma-oryzanol, carbohydrate, chất béo, chất xơ, chất kháng oxy (ít nhất 120 chất kháng oxy hóa) v.v … với nhiều vai trò khác nhau như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa và giảm thiểu các chứng bệnh thường gặp, nâng cao và cải thiện sức khỏe.
Bên cạnh đó, gạo nếp còn chứa chất riboflavin là thành tố rất cần thiết để cơ thể sản xuất năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của mắt và da. Chất niacin đóng vai trò phân tách chất glucose cho năng lượng và cho da và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, gạo nếp còn chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, kali, magie, sắt, kẽm, mangan, muối,… với nhiều công dụng hữu ích khác nhau.
Bằng những điều này mà gạo nếp được các chuyên gia về dinh dưỡng đánh giá là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo nếp sánh bằng cả hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo lứt. Do đó, việc sử dụng gạo nếp thường xuyên là cách hữu ích để bổ sung các năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
Với ít chất sắt (thành phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxy hóa trong máu, thành phần của enzyme trong tăng trưởng, phân chia tế bào), chất P (giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym), Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)…
- Xem thêm: Bột gạo nếp cái hoa vàng xay nước [Bột làm bánh]
- Xem thêm: Bột gạo tẻ xay nước [Bột làm bánh]
7 công dụng của gạo nếp với sức khỏe mà bạn cần biết
Với những thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp được đề cập ở trên. Có thể thấy, đây không chỉ là nguồn thực phẩm tốt mà còn có nhiều công dụng hữu hiệu cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng hợp lý. Minh chứng cho điều này, dưới đây là những công dụng hữu hiệu của gạo nếp đối với sức khỏe.
#1. Cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể
Như đề cập từ trên, gạo nếp là nguồn nguyên liệu chứa nhiều vitamin bao gồm vitamin A, C hay D, vitamin B-1, vitamin B-2, vitamin E; các chất khoáng Mg, P, K, Ca cùng lượng protein dồi dào. Đây là những thành tố hết sức quan trọng trong việc cung cấp các dinh dưỡng để cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Đặc biệt là tham gia hỗ trợ và phát huy nhiều tác dụng hữu hiệu trong việc giảm thiểu và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh thường gặp.
Ngoài ra, gạo còn cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất sắt (thành phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxyd hóa trong máu, thành phần của enzym trong tăng trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất P (giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym), Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)…
#2. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Chất xơ hòa tan có trong gạo nếp là thành phần rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa chất béo tích tụ, giảm mỡ, giảm cholesterol, ngăn chặn và làm chậm quá trình hấp thụ những chất này vào máu. Từ đó giúp điều hòa lượng đường huyết đồng thời bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch bằng việc giảm cholesterol máu.
Bên cạnh chất xơ hòa tan thì gạo nếp còn chứa thiamin (hay còn gọi là vitamin B1) giúp tiêu hóa chất đường glucose để cho năng lượng, vì thế hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và khẩu vị.
#3. Ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, làm ấm bụng
Không chỉ giúp điều hòa lượng đường huyết, giảm giảm cholesterol máu để đảm bảo hệ tim mạch được hoạt động khỏe mạnh mà chất xơ hòa tan còn giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, táo bón và làm ấm bụng cực tốt.
Có được điều này là vì chất xơ có khả năng hút nước trong phần ruột, từ đó giúp các chất thải trong đường tiêu hóa của bạn dễ hình thành hơn.
Ngoài ra, chất xơ hòa tan có trong gạo nếp còn rất tốt trong việc giảm cân nhờ quá trình hấp thu tốt, tạo cảm giác no lâu để giúp cơ thể quên đi cảm giác thèm ăn và kiểm soát cân nặng tốt hơn.
#4. Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Sử dụng gạo nếp thường xuyên là cách phòng ngừa bệnh thiếu máu rất tốt, nhất là với phụ nữ đang mai thai và sau khi sinh. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia về dinh dưỡng, tuy lượng sắt có trong gạo nếp không nhiều nhưng là thành phần chính của của hồng huyết cầu và enzym giúp kích thích các tế bào hoạt động tốt để máu lưu thông tốt. Song cùng đó là kẽm, một chất giúp chống oxy hóa trong máu, thành phần của enzyme trong tăng trưởng, phân chia tế bào.
#5. Tăng cường sức khỏe cho da
Tăng cường sức khỏe cho da và làm đẹp da là cộng dụng hữu hiệu của gạo nếp mà rất ít ai biết. Thể hiện cho điều này là bởi trong gạo nếp có chứa nhiều chất thiết yếu rất cần cho da như riboflavin, niacin và vitamin E. Cụ thể, chất riboflavin đóng vai trò sản xuất năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của mắt và da.
Niacin là yếu tố cần thiết để phân tách chất glucose cho năng lượng và cho da và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Còn vitamin E là một loại sinh tố tan trong mỡ, giúp cho vitamin A và các chất béo chống oxy hóa trong tế bào và bảo vệ hủy hoại của bì mô của cơ thể.
Vài lưu ý cần biết khi sử dụng gạo nếp hàng ngày
Gạo nếp tuy là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không vì thế mà làm dụng. Cụ thể theo Đông y, gạo nếp có tính ôn ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… không nên dùng nhiều gạo nếp vì có khả năng sinh ra nhiều tác dụng phụ.
Riêng trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược cũng không nên vì gạo nếp chứa amilopectin. Chính amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng cũng chính là chất gây nên chứng khó tiêu. Đặc biệt với những người vừa mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.