Ý nghĩa của từ Quả báo nhãn tiền là gì? Bài viết nêu lên quan điểm về câu thành ngữ, như lời răn dạy về hệ thống đạo đức trong lối sống của chúng ta. Xin mời bạn tham khảo!
Bạn đang đọc: Tục Ngữ Quả Báo Nhãn Tiền Là Gì ? Nên Sống Sao Cho Đúng? Câu Chuyện Nhân
Ca dao xưa có câu:
“Ngày xưa trả báo thì trầyNgày nay trả báo một giây nhãn tiền.”
Bạn có biết rằng, những suy nghĩ, những điều bạn làm sẽ dễ định hình nên con người bạn. Sự định hình này thể hiện cốt lõi ở mặt tốt, mặt xấu của bạn, biểu hiện ra bên ngoài cuộc sống. Bạn có thể tự tạo ra số phận cho chính mình (lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hoặc sẽ luôn chìm trong bóng tối lo sợ).Bạn đang xem: Quả báo nhãn tiền là gì
Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa của từ Quả báo nhãn tiền.
Quả báo nhãn tiền là gì?
Mục lục ẩn 1 Quả báo nhãn tiền là gì? 2 Quả báo nhãn tiền tiếng Anh là gì? 3 Ý nghĩa của Quả báo nhãn tiền trong cuộc sống 4 Quả báo nhãn tiền trong đời sống ngày nay 5 Lời kết
►Khái niệm: Quả báo nhãn tiền là câu thành ngữ liên quan đến Luật nhân quả trong thuyết Phật giáo. Có nghĩa là hậu quả xấu do mình gây ra sẽ xuất hiện trước mắt (chờ sẽ thấy, sẽ ập tới).
Quả báo là kết quả trả lại của 1 hành động gây ra, có quả báo tốt và quả báo xấu. Nhưng người ta vẫn quen dùng quả báo theo nghĩa là điều xấu.
Quả báo nhãn tiền là gì?
– Thuật ngữ liên quan:
Luật nhân quả.Báo ứng nhãn tiền.Nhân quả báo ứng.Có nhân quả có báo oán.Gieo nhân nào gặt quả đó.Ăn một miếng, tiếng để đời.
Quả báo nhãn tiền tiếng Anh là gì?
Tùy theo tính chất tìm kiếm, là sách Từ điển. Chúng tôi có nhiệm vụ đưa ra nhiều chi tiết làm giàu nội dung. Mọi người cũng chưa thể biết, Quá báo nhãn tiền là gì trong tiếng Anh là một ví dụ điển hình.
Trong tiếng Anh, câu thành ngữ này có nghĩa là: “Fruit Before One’s Eyes”.
Ý nghĩa của Quả báo nhãn tiền trong cuộc sống
Thuyết nhân quả thường không sai. “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” là lẽ tất yếu trong cuộc sống của chúng ta.
Nhân quả thể hiện rõ trên 3 phương diện: “Suy nghĩ, lời nói và hành động”. Những nhân tố này có mối liên kết nhân sinh qua lại với nhau: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Đó là luật nhân quả!
Điều này chứng tỏ, số phận của con người không phải là chuyện đã an bài. Mà phụ thuộc vào chính bản thân mình.Xem thêm: Ý Nghĩa Thiền Định Là Gì ? Ngồi Thiền Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe
Khi bạn làm điều tốt, điều đầu tiên bạn cảm nhận đó là sự bình an, hạnh phúc. Rồi sau đó, bạn dễ dàng nhận lại những điều tốt hơn. Còn một khi bạn làm điều trái đạo đức, bạn sẽ không có 1 ngày nào để ngủ ngon giấc. Chắc chắn, “chiêu cảm” quả báo xấu sẽ ập tới bạn trong tương lai gần.
Trong quy luật nhân quả tự nhiên, người ta thường nói:
“Dục tri tiền thế nhânKim sanh thọ giả thị,Dục tri lai thế quảKim sanh tác giả thị.”
Tạm dịch: “Muốn biết nhân đời trước? Xem thọ báo đời này. Muốn biết quả đời sau? Xem việc hiện đang làm.”
Nhân quả là quy luật tuần hoàn trong vũ trụ, bạn khó mà chạy thoát khỏi nó. Mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi phút đều tồn tại một luật nhân quả nào đó. Điều này cho ta thấy, luật nhân quả thường đến rất nhanh. Vâng! “Nhân quả” nó đến nhanh như một cơn gió, ngay cả khi bạn vừa trêu chọc một ai đó.
Còn “Quả báo” thì sao? Quả báo là một phạm trù nhỏ hơn của Luật nhân quả. Trong quy luật nhân quả, người ta thường bảo “Gieo nhân nào, gặp quả nấy”. Nhưng đối với Quả báo nhãn tiền, người ta lại nghĩ “Gieo nhân này, gặp quả báo”.
Quá báo nhãn tiền nghĩa là gì? chắc có lẽ bạn đã mường tượng ra rõ hơn rồi đấy!.
Ý nghĩa của Quả báo nhãn tiền trong cuộc sống.
Quả báo nhãn tiền có thật hay không? Tất nhiên là nó có thật. Câu thành ngữ này không phải là điều vô cớ, mà người ta truyền lại. Làm điều gì xấu chắc chắn sẽ nhận “trái đắng”.
Nhiều người không quá tin vào luật nhân quả, hoặc không tìm hiểu kỹ về luật nhân quả. Để rồi vẫn cứ “vô tư tạo nghiệp” ở đời, chưa thấy được hậu quả nặng nề mà mình gây ra là tác hại lớn cỡ nào.
Ngay trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã khéo léo lồng thuyết nhân quả vào (Đạm Tiên xuất hiện khi Kiều quyên sinh):
“Rỉ rằng nhân quả dở dangĐã toan trốn nợ đoạn trường được sao?”
Khi chúng ta sống và tồn tại trong một cộng đồng xã hội. Nếu ai ai cũng có suy nghĩ “sống sao thì mặc kệ đời”, chỉ biết lợi cho bản thân. Còn những người khác cũng không quan tâm. Đại loại nếu bạn nghĩ như vậy, thì đó là một điều hoàn toàn không đúng đắn. Và bạn đáng bị chê trách.
Bạn có biết? Vạn vật luôn có mối tương quan với nhau. Sự tồn tại của bạn sẽ còn phụ thuộc từ những người khác, sự vật sự việc khác. Ở đây, nó phản ánh tính liên đới giữa con người với con người, hay giữa con người với sự vật. Đây giống như một sự thay đổi trong hiệu ứng Domino vậy.
Vậy nên, chúng ta cần phải biết sống cho hôm nay, sống vì ngày mai. Đừng vì tư tưởng “sống chết mặc bay” mà bỏ mặc. Đừng vì ham tiền tài, địa vị, danh vọng.. mà nỡ lòng hãm hại người khác. Và điều tất yếu, thiệt hại lớn nhất sẽ thuộc về chính bản thân mình.
Bạn nên nhớ rằng, cách ửng xứ của bạn sẽ báo trước cho bạn biết cuộc đời bạn sẽ diễn ra như thế nào. Bạn sẽ thấy những điều tôi nói là đúng, khi bạn chịu khó quan sát cuộc sống xung quanh.
Đừng làm những điều trái với quy luật cuộc sống quá mức, hay trong phạm vi của đạo đức. Vì có câu “Cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra”, rồi bạn sẽ thấy những điều tồi tệ. Hãy thận trọng trước khi quyết định làm một điều gì đó, hãy suy nghĩ thật chín chắn vì “Gieo nhân nào sẽ gặt quả đó”.
Hãy chọn giống tốt để gieo, hãy luôn làm giàu lương tâm. Hãy luôn làm điều lương tâm mách bảo cho bạn là hoàn toàn đúng đắn. Đừng để bạn mãi là người ân hận. Đừng để đến khi sắp nhắm mắt xuôi tay vẫn không tìm được “bến đỗ của sự bình an”. Vì đâu níu kéo được điều gì!
Quả báo nhãn tiền trong đời sống ngày nay
Thiên tai, động đất… cũng một phần do con người gây ra. Chỉ biết tàn phá, khai thác mà không hề có ý thức để bảo vệ thiên nhiên.Dụi mắt nhiều thì hoa đốm tức thì mà!Gieo gì thì gặt nấy! Trung tín trong việc nhỏ thì mới trung tín trong việc lớn.Có ai ăn mặn mà không khát nước, đó là quy luật nhân quả tuần hoàn.Nếu bạn là con người luôn sống ích kỷ và chẳng quan tâm tới ai, thì người ta cũng đâu có tha thiết để quan tâm đến bạn. Còn khi bạn thân thiện và cởi mở với họ, bạn cũng sẽ được mọi người xung quanh đối đãi như vậy.Bạn chửi người ta, thì người ta chửi lại bạn. Bạn đánh người ta, người ta sẽ đánh lại bạn.. Không bỏ mặc hoài được đâu!Tai nạn cũng là do bạn tự chuốc lấy: Đã không đội mũ bảo hiểm, còn cố chạy hết ga, hết số, lạn lách đánh võng… để rồi… Không tin cứ thử xem!6 ác nghiệp lớn ở đời nhận lãnh quả báo nhãn tiền: Bất hiếu, sát sinh, trộm cắp, tạo khẩu nghiệp, tà dâm, keo kiệt. Nếu bạn có thể tránh xa được 6 ác nghiệp ở trên, cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa và an lạc hơn rất nhiều.Xem thêm: Sách Nói Tất Cả Đều Là Lẽ Đương Nhiên, Mp3 Tất Cả Đều Là Lẽ Đương Nhiên
Lời kết
Có những người làm điều ác ở đời, để rồi hối hận không kịp. Cho nên “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Nhưng nếu bạn giác ngộ và ý thức được việc làm sai trái của mình. Thì bạn sẽ không còn phải lo lắng về “quả báo” sau này.
Hãy nhìn ra xung quanh, để thấy kết cục thảm hại của những người làm toàn chuyện xấu, những điều bất lương, bất thiện. Để đúc rút bài học cho bản thân!
Có lẽ đến đây thôi!. Sách sentayho.com.vn đã dần dần cho bạn hiểu “Ý nghĩa của từ Quả báo nhãn tiền, Quả báo nhãn tiền là gì?“. Đó là những câu hỏi mà người đời luôn thắc mắc!
>>>>>Xem thêm: Hoạt chất polydimethylsiloxane là gì? polydimethylsiloxane có độc khôn – HÓA CHẤT VIỆT NAM