Trong cuộc sống, khi theo dõi các thông tin trên truyền hình, báo chí về các vụ án có liên quan đến các chủ thể làm việc trong lực lượng quân đội, chúng ta thường nghe nhiều đến việc “tước quân tịch”. Vậy tước Quân tịch là gì?
Bạn đang đọc: Tước quân tịch là gì?
Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, Luật Hoàng Phi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.
Tước quân tịch là gì?
Tước quân tịch là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm tường minh “tước quân tịch” là gì. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật nước ta, có xuất hiện thuật ngữ “tước danh hiệu quân nhân” (với ý nghĩa tường đồng với thuật ngữ “tước quân tịch” ) được quy định lần đầu tiên tại Khoản 2 Điều 21, Điều 71 Bộ luật Hình sự 1985- Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam.
Bộ luật hình sự 1985 quy định “tước danh hiệu quân nhân” (hay “tước quân tịch”) là hình phạt bổ sung áp dụng cho đối tượng phạm tội là quân nhân khi phạm tội nghiêm tọng do cố ý gây nguy hại lớn cho xã hội.
Ở thời điểm hiện tại, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 không quy định “tước danh hiệu quân nhân” (hay “tước quân tịch”) là hình phạt bổ sung nữa. Đây là một hình thức xử lý kỷ luật áp dụng cho đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Điều 10 thông tư 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
Trên đây là giải đáp về Tước quân tịch là gì?. Bên cạnh thông tin trên, Luật Hoàng phi xin gửi đến quý độc giả một số thông tin liên quan sau.
Tìm hiểu thêm: Những quẻ Tốt trong Kinh Dịch | Nhã Thanh Dịch Học Sĩ
>>>>>Xem thêm: Brand Activation là gì? | Tomorrow Marketers
Quy định về tước quân tịch mới nhất?
Thứ nhất: Về đối tượng áp dụng hình thức xử lý kỷ luật “tức danh hiệu quân nhân” (hay “tước quân tịch”):
Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. (theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2020/TT-BQP)
Thứ hai: Về nguyên tắc xử lý kỷ luật theo hình thức “tước danh hiệu quân nhân” (hay “tước quân tịch”):
– Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
– Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
– Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
– Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.
– Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.[…]”- Theo Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BQP.
Thứ ba: Về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật:
Thứ tư: Về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật “tước danh hiệu quân nhân” (hay “tước quân tịch”):
– Theo điểm b Khoản 1 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP, không áp dụng thời hiệu đối với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu quân nhân.
– Khoản 2,3,4 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về thời hạn xử lí kỷ luật tước quân tịch như sau:
– Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.
– Trường hợp người vi phạm kỷ luật có liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, đơn vị tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo Khoản 2 Điều này.
– Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.
Qua nội dung bài viết trên đã giải thích một cách đầy đủ và chi tiết về khái niệm tước quân tịch là gì?