Sự phát triển của công nghệ không chỉ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm tốt hơn, tương tự các màn hình máy tính giờ không chỉ đơn giản để hiển thị, chúng còn được trang bị chất lượng hình ảnh như V-Sync hay G-Sync,…. Thế nhưng liệu các bạn có hiểu những công nghệ đó không? và chúng có vai trò gì? Hãy cùng Hoàng Hà PC sẽ giải thích cho bạn về V-Sync, FreeSync,…. là gì?
Tìm hiểu về xé hình là gì
Trước khi tìm hiểu về V-Sync chúng ta cần phải tìm hiểu về xé hình, xé hình đúng như tên gọi là hiện tượng khung hình bị xé ra làm nhiều mảnh, tạo ra những khung hình không hoàn hảo, khiến cảm nhận của người dùng bị khó chịu vì những chi tiết bị vỡ.
Hiện tượng xé hình thường xảy ra khi FPS (Frame Per Second – Tốc độ Khung hình) trong game lên cao quá hoặc thấp hơn so với tần số làm tươi ( tần số quét ) của màn hình của bạn. Hiện tượng xé khung hình chủ yếu do hình ảnh không hiển thị kịp hoặc chậm hơn dẫn tới khung hình mới và cũ bị chồng lên nhau tạo ra hiện tượng vỡ hình.
Chính vì vậy V-Sync, FreeSync… chính là cứu tinh cho việc giảm thiểu hiện tượng xé hình giúp khắc phục vấn đề liên quan tới hình ảnh bị hiển thị chậm gây hiện tượng như tua băng vậy.
Vậy V-Sync là gì ?
V-Sync là viết tắt của Vertical Synchronization – đồng bộ dọc, chúng ta có thể hiểu đây là công nghệ đồng bộ FPS với tần số quét của màn hình, điều này giúp giảm hoặc loại bỏ hẳn hiện tượng xé hình cũng như tối ưu trải nghiệm thị giác cho người dùng. Từ nòng cốt là V-Sync, các thuật ngữ liên quan tới khả năng loại bỏ hiện tượng xé hình chính là FreeSync, G-Sync,,…. cũng xuất hiện.
Vậy FreeSync, G-Sync,… là gì ?
Về bản chất chúng vẫn giống y hệt V-Sync, cùng chỉ về một hành động đó là đồng bộ FPS với tần số quét của màn hình để giảm thiểu hiện tượng xé hình. Điều duy nhất khác nhau của chúng có lẽ đến từ Source Code, hoặc do các hãng tự đặt ra để marketing cho màn hình và card đồ họa của mình.
Vì vậy tùy thuộc vào phần cứng bạn đang sử dụng, chúng ta sẽ có những loại Sync sau đây:
NVIDIA G-Sync: Công nghệ đồng bộ khung hình được phát triển bởi NVIDIA.
AMD FreeSync: Đây là công nghệ đồng bộ FPS với tần số quét của AMD, với mục đích cạnh tranh trực tiếp với G-Sync của NVIDIA.
VESA Adaptive Sync: Hay thường được gọi là Adaptive Sync và không được phổ biến so với 2 cái tên kể trên. Adaptive Sync là chuẩn đồng bộ khung hình do Hiệp hội Tiêu chuẩn Video Điện tử (Video Electronics Standards Association – VESA) nhằm làm chuẩn mực cho các hãng điện tử buộc làm theo.
Ngoài ra các cái tên Apple ProMotion hay Qualcomm Q-Sync cũng đều liên quan tới định nghĩa trên. Có chăng chúng ta không thấy sự xuất hiện của chúng thường xuyên hoặc ở những màn hình phổ biến hiện nay.
Vậy có cần thiết bật và sử dụng V-Sync không?
Ở thời điểm hiện tại, việc bật V-Sync không còn quá cần thiết như cách đây vài năm nữa, vốn dĩ các phần mềm, phần cứng đã được nâng lên đáng kể, nhờ đó khả năng chơi game của các bộ máy cũng đã được nâng cao hơn. Vì thế câu chuyện xé hình dường như bị lãng quên. Tuy nhiên, vai trò của V-Sync vẫn cần thiết trong một số trường hợp, cụ thể đối với những bạn chơi game ở mức FPS quá thấp so với tần số quét. Khi bật V-Sync, card đồ họa sẽ đồng bộ fps với màn hình bàng cách lặp lại vài lần khung hình đó. Tất nhiên hiệu năng chơi game sẽ không được cải thiện nhưng bạn sẽ không gặp hiện tượng xé hình nữa.
Nên chọn G-Sync, FreeSync ?
Ở thời điểm hiện tại, FreeSync và G-Sync đều được giới thiệu rất nhiều trên các màn hình đặc biệt là màn hình FreeSync của AMD. Lí giải cho việc FreeSync phổ biến hơn chính là việc công nghệ này được AMD cho các nhà sản xuất miễn phí, điều này giúp cho bất cứ dòng màn hình từ thấp tới cao đều có tích hợp công nghệ AMD Free Sync để tránh vỡ hình. Trong khi đó các mẫu màn hình trang bị G-Sync sẽ chỉ phù hợp với những người dùng tin tưởng card đồ họa NVIDIA và trong thời điểm mới ra mắt, các màn hình G-Sync thường có giá rất cao và khó tiếp cận người dùng phổ thông.
Vì vậy nếu bạn là người dùng thích trải nghiệm phù hợp túi tiền thì FreeSync chắc chắn là lựa chọn vô cùng hợp lý vì chúng gần như có ở tất cả các màn hình với nhiều mức giá khác nhau, trong khi đó G-Sync sẽ phù hợp với card đồ họa NVIDIA và cũng sẽ hợp với ai sử dụng các thiết bị cao cấp vì một mẫu màn hình G-Sync có mức giá vô cùng chát ít nhất là 10 triệu đồng.
Tổng kết
Bài viết trên đã chỉ ra cho bạn về những điều cơ bản về V-Sync, FreeSync,…. Hiện tại hầu hết các trò chơi đều có V-Sync ở tùy chọn cấu hình, điều này sẽ giúp bạn linh động hơn trong việc lựa chọn màn hình cũng như mang tới trải nghiệm game tốt hơn. Như người viết hiện nay đã phải bật V-Sync sau khi chơi Cyberpunk 2077, một tựa game nặng gây ngốn rất nhiều dữ liệu và máy người viết ko vượt quá 60 fps.
Rõ ràng việc trải nghiệm V-Sync hay G-Sync, Freesync,…. sẽ mang tới sự mượt mà trong chuyển động, bạn không nhất thiết phải bật tính năng này, thế nhưng chắc chắn việc bật sẽ mang tới trải nghiệm chơi game tốt hơn, ổn định hơn và thoải mái hơn và không bị hiện tượng đứng hình nhé.