Vài nét về Kitsune – Loài cáo chín đuôi truyền thuyết của Nhật Bản
Nếu đã từng đến thăm những ngôi đền ở Nhật Bản, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp những bức tượng cáo được đặc trước ngôi đền rồi đúng không. Trong truyền thuyết Nhật Bản, đây là loài cáo chín đuôi với cái tên Kitsune.
Nếu đã từng đến thăm những ngôi đền ở Nhật Bản, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp những bức tượng cáo được đặc trước ngôi đền rồi đúng không. Vậy ý nghĩa đằng sau bức tượng đá và loài cáo Kitsune tại Nhật Bản là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé.
Mục lục
- Kitsune là gì?
- Đặc điểm của cáo chính đuôi Kitsune ở Nhật
- Người Nhật có sùng bái Kitsune
- Ngắm Kitsune ở Nhật
Kitsune là gì?
Tên gọi
Trong tiếng Nhật, Kitsune có nghĩa đen dùng để chỉ loài cáo hay hồ ly tinh trong văn hóa dân gian của Nhật Bản. Ngày nay có rất nhiều lý giải cho tên gọi Kitsune của loài cáo trong văn hóa dân gian Nhật Bản như:
Myoki (1268) cho rằng loài cáo được gọi như vậy vì nó ‘luôn’ (tsune) có màu vàng (ki).
Một đề xuất khác xuất phát từ truyền thuyết rằng Kitsune mang hình dáng của phụ nữ đi quyến rũ, kết hôn và sinh con với đàn ông, nên tác phẩm Mizukagami (ra đời vào đầu thời kỳ Kamakura) đã cho rằng nó có nghĩa là ‘đến (kỳ) tiến vĩ ngữ thể hoàn thành tsu và phòng ngủ (ne)’.
Tuy nhiên, Otsuki Fumihiko trong Dai Genkai (932 – 1935) lại cho rằng, Kitsune xuất phát từ ‘kitsu’ – từ tượng thanh chỉ tiếng kêu của con cáo và ‘ne’ là một kính ngữ để đề cập đến một người hầu của đền thờ Inari.
Nguồn gốc
Truyền thuyết về Kitsune của Nhật Bản có nguồn gốc từ tinh linh cáo của thần thoại Trung Quốc (và cũng thường xuyên suất hiện trong các câu chuyện dân gian, thần thoại khắp khu vực Đông Á, bao gồm cả Việt Nam).
Tại Nhật Bản, một câu chuyện lâu đời nhất còn lưu truyền về Kitsune dựa theo bản dịch của Hamel đó là một truyền thuyết cổ của Nhật Bản vào năm 545 sau Công nguyên kể rằng: Ono, một cư dân của Mino, đã trải qua các mùa để khao khát lý tưởng về vẻ đẹp phụ nữ của mình. Anh gặp cô vào một buổi tối trên một đồng hoang rộng lớn và kết hôn với cô. Cùng lúc với sự ra đời của đứa con trai của họ, con chó của Ono đã được giao cho một con chó con, khi lớn lên nó ngày càng trở nên thù địch hơn với người phụ nữ đồng hoang. Cô cầu xin chồng giết nó, nhưng anh ta từ chối. Cuối cùng, một ngày nọ, con chó tấn công cô dữ dội đến nỗi cô mất can đảm, trở lại hình dạng là một con cáo, nhảy qua hàng rào và bỏ trốn. Trong tuyệt vọng, người chồng vội vã chạy theo cô và nói: “Em có thể là một con cáo”, Ono gọi theo cô ấy, “nhưng em là mẹ của con trai anh và anh sẽ luôn yêu thương em. Hãy quay lại khi em muốn, em sẽ luôn được chào đón.” Vì vậy, mỗi tối cô đều quay lại và ngủ trong vòng tay anh.
Đặc điểm của cáo chính đuôi Kitsune ở Nhật
Hình dáng
Những con cáo thường có thân hình khá nhỏ gọn với tai nhọn, mõm dài và đuôi rậm. Trong thần thoại Nhật Bản về Kitsune, chúng thường hóa thành những người phụ nữ xinh đẹp với làn da trắng và thân hình mảnh khảnh cùng khả năng mê hoặc đàn ông.
Tuổi thọ
Trong tự nhiên, tuổi thọ điển hình của cáo là từ 1 – 3 năm, có những cá thể có thể sống đến 10 năm. Đối với thần thoại Nhật Bản, nếu con cáo có linh tính và có thể sống tới 100 năm thì nó có thể biến thành người với những phép thuật mạnh mẽ. Tương truyền cứ 100 năm nó sẽ mọc thêm một cái đuôi và sau khi mọc được cái đuôi thứ 9 thì Kitsune sẽ chuyển sang màu trắng hoặc vàng và bay lên trời để thành thần.
Sức mạnh
Kitsune được cho là sở hữu trí thông minh và tuổi thọ cao, cùng với đó là sức mạnh ma thuật kì bí. Trong thần thoại Nhật Bản có 2 loại Kitsune với 2 sức mạnh trái ngược nhau:
Zenko (cáo tốt) là những con cáo nhân từ, phục vụ thần Inari phù hộ cho đời sống của con người.
Yako (cáo đồng) là những con cáo có xu hướng tinh quái và làm hại phàm nhân.
Người Nhật có sùng bái Kitsune
Thờ như thần vì Kitsune có mối liên kết với thần Inari, vị thần của gạo và rượu sake
Theo tôn giáo Shinto của Nhật Bản thì có tới 8 vị thần linh, trong đó Inari là vị thần về sinh sản, gạo, nông nghiệp và công nghiệp, là vị thần quan trọng vì đây là nguồn cội của sự thịnh vượng và thành công của con người. Ngày nay, tại Nhật Bản có khoảng 32.000 ngôi đền thờ thần Inari, chiếm hơn 30% các đền thờ tại Nhật Bản. Điều đặc biệt đó là trước mỗi đền thờ Inari đều có đặt các tượng Kitsune, loài vật có mối liên hệ sâu sắc với thần Inari.
Tính trung thành của Kitsune
Người Nhật xem loài cáo như là một sứ giả của thần Inari. Thậm chí có nhiều truyền thuyết còn cho rằng thần Inari có bản chất là một con cáo. Vì thế có một câu nói luôn được truyền lại qua bao đời của người Nhật rằng: ‘Nếu bạn đối xử tử tế với một con cáo, bạn sẽ nhận lại sự tử tế được đáp trả bởi chính thần Inari’.
Ngắm Kitsune ở Nhật
Nhật là nơi sinh sống của loài cáo
Bên cạnh những thần thoại về Kitsune thì người Nhật vốn yêu thiên nhiên và quý mến động vật nên cáo là một loài vô cùng được chào đón ở Nhật Bản. Đặc biệt tại đây còn có một ngôi làng dành riêng cho loài cáo, đó là làng Zao Kitsune, với nhiều loài cáo quý hiếm đang sinh sống tại đây như: cáo đỏ, cáo tuyết, cáo bạc, cao bach kim,…
Tượng cáo ở đền thờ thần đạo
Theo quan niệm của Nhật Bản, Kitsune là loài vật linh thiêng có sức mạnh to lớn với khả năng trấn áp tà ma. Vì thế mà khi xây đền, người Nhật thường đặt Kitsune theo hướng Đông Bắc (hướng đi của quỷ) và thường đeo một chiếc yếm đỏ trên cổ của mỗi tượng cáo.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Kitsune – loài cáo chín đuôi trong thần thoại của Nhật Bản.