Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Bạn đang đọc: Văn Dĩ Tải Đạo Thi Dĩ Ngôn Chí Là Gì, Ý Nghĩa Từ Thi Dĩ Ngôn Chí
Bạn đang xem: Văn dĩ tải đạo thi dĩ ngôn chí là gì
A, MB
– giới thiệu ý kiến “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”: nhà thơ dùng văn chương để nói lên đạo lý còn thơ ca thì nói lên cái chí của người làm thơ.
– giới thiệu tác giả Phan Bội Châu: sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương
– giới thiệu tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương
– Khái quát qua giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cùng chủ đề sẽ nghị luận: chí lớn cứa nước, tinh thần quyết liệt, khát vọng cứu nước đầy nhiệt huyết của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
B, TB: Phân tích bài thơ để thấy được vấn đề nghị luận
– Tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả, không chịu sống tầm thường
Sinh nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi
– Khẳng định vai trò của mình cũng như chí làm trai trong xã hội
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
– Đặt nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc lên trên tất cả
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Thánh hiền còn đâu học cũng hoài
C, KB
Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ
BÀI LÀM
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một nhân vật lịch sử vĩ đại trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Phan Bội Châu là người sáng lập và tiên phong của các phong trào vận động giải phóng Tổ quốc những năm đầu thế kỷ XX như: Hội Duy Tân, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội… Không những thế, sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu còn là hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế,… Nhắc đến Phan Bội Châu thì người đời sau phải nhắc đến phong trào Đông Du (1905). Trước lúc lên đường Đông Du, ông đã sáng tác bài thơ Xuất dương lưu biệt. Áng thơ tiêu biểu cho tinh thần giải phóng dân tộc cũng như thể hiện được chí lớn cứu nước, tinh thần quyết liệt đầy nhiệt huyết và những ý nghĩ cao cả của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:
Sinh nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi.
Theo quan niệm xã hội phong kiến xưa, tác giả nhận thức được sự tự hào mình là đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. Từ đó ông xác định được bổn phận là phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều lạ, được làm trọn đạo công danh. Tức là, người chí sĩ Phan Bội Châu quyếtkhông thể sống tầm thường, không thể sống mặc trời đất, thời thế đổi thay. Hai câu thơ đã thể hiện thành công tâm thế hiên ngang về chí làm trai ở đời, khát khao làm nên sự nghiệp to lớn vẻ vang cũng như xoay chuyển được đất trời, cống hiến cho nhân dân.
Từ đây tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Điều này thể hiện được tinh thần cứu nước quyết liệt của nhà thơ:
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
Ngã là ta; tu hữu ngã nghĩa là phải có. Trái với quan niệm phi ngã từ thời phong kiến, câu thơ đã bộc lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ yêu nước. Và ông cũng khao khát để lại tên tuổi của mình cho hậu thế. Hai câu 3, 4 đối nhau, lấy cái phủ định để làm nổi bật điều khẳng định. Đó là ý thơ sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác nghiệp lớn. Ý tưởng đẹp này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử, là điểm mới trong khát vọng cứu nước của các chí sĩ đương thời.
Tiếp theo, trong phần luận, tác giả đã nói về sự sống và cái chết. Với ông, lẽ sống chết chính là khi non sông đã chết, nhân dân ta chỉ là kiếp trâu ngựa, có sống cũng nhục nhã chẳng khác gì chết. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử sôi kinh, có chúi đầu vào con đường kinh sử cũng vô nghĩa.
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Thánh hiền còn đâu học cũng hoài
Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và mãnh liệt của mình. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt vòng hư danh lợi lộc, mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả: giải phóng dân tộc.
Tóm lại, bài thơ Xuất dương lưu biệt là bài thơ tuyệt tác đầy tâm huyết của người chí sĩ yêu nước thương dân. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu tư tưởng nhân nghĩa, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại.
>>>>>Xem thêm: Em yêu anh tiếng Nhật là gì? Các cách nói độc đáo hay dùng nhất !