Việc sử dụng hình ảnh thực đôi khi không thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối đa, trong thời đại ngành công nghiệp giải trí và sáng tạo phát triển, vẽ minh họa ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng của mình. Liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về vẽ minh họa và nắm bắt chúng?
Đến nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm về thiết kế đồ họa (Graphic Design) và vẽ minh họa (Illustration) cũng như không phân biệt được rõ ràng giữa nhà thiết kế đồ họa (Graphic Designer) và họa sĩ minh họa (Illustrator).
Trên thực tế, thiết kế đồ họa là việc sử dụng tổ hợp về màu sắc, hình ảnh, chữ viết, biểu tượng để truyền tải thông điệp qua những ấn phẩm truyền thông. Còn các sản phẩm vẽ minh họa thường được áp dụng cho các các bài báo, sách, tạp chí, game, phim… như một lời giải thích trực quan cho nội dung được truyền tải.
Vẽ minh họa là gì?
Vẽ minh họa được hiểu là việc sử dụng những sản phẩm vẽ tay để diễn giải một câu chuyện, để giải thích hay mô tả một hành động hoặc nội dung cụ thể. Minh họa còn có thể được gọi là một ngôn ngữ hình ảnh.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm minh họa trong cuộc sống thường ngày, có thể là trong truyện tranh, quảng cáo, tạp chí, báo, sách hướng dẫn, áp phích cho biểu diễn hoặc phim ảnh, hoặc ngay cả trong thời trang.
Hiện nay, sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ, cái mà ta gọi là kỷ nguyên kỹ thuật số, là cơ hội cho các họa sĩ minh hoạ phát triển nhanh và dễ dàng hơn.
Vậy, đâu là “đất” cho vẽ minh họa?
Để có một bàn tay vẽ minh họa điêu luyện, người họa sĩ đôi khi phải đánh đổi mồ hôi nước mắt. Mỗi tác phẩm nghệ thuật ở bất kỳ phong cách nào đều toát lên cái tôi riêng của người nghệ sĩ. Việc đưa những tác phẩm nghệ thuật ấy đến với khán giả vừa là một cách để các họa sĩ khẳng định bản thân vừa là cách đưa cái đẹp đến với nhiều người hơn.
Vậy, những nghệ sĩ tương lai liệu đã biết lựa chọn “mảnh đất” để thể hiện cái tôi của mình?
Concept Art
Concept Art là một dạng của tranh minh họa bằng việc phác thảo những ý tưởng hay hành động, biểu cảm của nhân vật trong một tựa game, một bộ phim hay truyện tranh. Có thể coi các Concept Artist là người xây dựng những bước khởi đầu trong quá trình hoàn thiện một sản phẩm.
Ở Việt Nam, Concept Artist là một nghề còn khá mới, tuy nhiên, ngành công nghiệp giải trí hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc mảnh đất nghề nghiệp cho các bạn trẻ đam mê vẽ minh họa cũng màu mỡ hơn.
Tại Monster Lab, với rất nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm làm nghề thực tế, đội ngũ giảng viên đã phát triển Chương trình Concept Art & Vẽ minh họa ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT tại Việt Nam dành cho những bạn muốn làm nghề minh họa, giúp các bạn có thể tiếp cận với lĩnh vực này một cách có hệ thống và khoa học.
Sách/ Truyện tranh/ Sách tranh
Sách hay truyện cũng giống như bất kỳ một sản phẩm nào ngoài thị trường, để thu hút người mua, mỗi cuốn sách đều cần được trang trí đẹp, phản ánh được nội dung hay phục vụ cho đối tượng độc giả. Và lúc này, vẽ minh họa một lần nữa lại là “công cụ” để thể hiện hoàn hảo điều đó.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra trong nhà sách hay trên bất kỳ kệ sách nào, những tác phẩm sử dụng nhiều hình vẽ minh họa được các họa sĩ minh họa thể hiện theo vô vàn phong cách khác nhau. Mỗi thể loại đều có những đặc trưng riêng để thể hiện được “tâm hồn” của tác phẩm. Điểm chung của những sản phẩm này là sự đơn giản, thực tế, được thể hiện bằng những nét vẽ tự nhiên, nhiều màu sắc.
Công việc của một họa sĩ minh họa cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Vẽ ra một thế giới cho riêng mình với những câu chuyện của chính mình cũng là một thử thách khá “dễ chịu” mà những họa sĩ truyện tranh luôn muốn trải nghiệm.
Hình minh họa ở bìa sách hay trong cuốn sách, tất cả đều thể hiện cá tính sáng tạo của họa sĩ. Không thể phủ nhận rằng, giữa hàng trăm cuốn sách trên kệ, quyển sách có bìa đẹp và lạ mắt vẫn luôn lấy được sự chú ý của độc giả.
Quảng cáo (Advertising)
Hiện nay, nhiều công ty lựa chọn sử dụng hình thức vẽ minh họa để thể hiện thông điệp, ý tưởng hay các chiến dịch truyền thông của thương hiệu tới khách hàng.
Việc dùng những sản phẩm vẽ minh họa giúp cho nội dung hiển thị hấp dẫn, độc đáo hơn, ấn tượng hơn. Không khó để tìm ra những bức ảnh chế, infographic, tranh vẽ, hình ảnh hoạt họa luôn là những phương tiện hiệu quả để thông tin được truyền tải tới người xem.
Bao bì (Packaging)
Sự phát triển của công nghiệp kỹ thuật số từ nửa cuối thế kỷ 20 là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô tới toàn cầu. Bao bì sản phẩm lúc này gần như trở thành “tiêu chí” để phân biệt các sản phẩm trên kệ.
Song hành cùng nhu cầu tiêu dùng và sự phát triển của nền kinh tế là sự đổi mới bao bì sản phẩm, việc lựa chọn những hình ảnh vẽ minh họa để thể hiện thông điệp của nhãn hàng là một cách tinh tế, sang trọng và hiệu quả cao.
Xây dựng thương hiệu/Logo (Branding/ Logo)
Có lẽ làm brand, làm thương hiệu hay logo đều là những cụm từ quen thuộc đối với những người làm sáng tạo.
Ví dụ, để logo của một thương hiệu dễ nhận diện hay dễ đọc thì hình ảnh minh họa cần được họa sĩ vẽ cẩn thận và chi tiết. Logo thường đơn giản, nhưng luôn đòi hỏi tạo được sự chú ý của người xem.
Đôi khi, một thương hiệu cần nhiều hơn một logo được vẽ minh họa, có linh vật quảng cáo (nhân vật đại diện thương hiệu), hay còn cả hình chibi của nhân viên chẳng hạn.
“Vẽ minh họa cũng giống như nhiều công việc sáng tạo khác, tính cạnh tranh rất cao và không có bất kỳ một chuẩn mực cụ thể nào”. Vì vậy, chỉ có đam mê thôi chưa đủ, để theo đuổi con đường làm minh họa, ngoài việc trang bị kiến thức nền tảng, bạn cần có sự nghiêm túc học hỏi, rèn luyện để biết cách cân bằng giữa phong cách cá nhân và thị hiếu chung.
Đến với Monster Lab để được thực tế trải nghiệm những kiến thức và kỹ năng cần có giúp bạn dễ dàng hòa nhập vào môi trường thực tế của ngành Digital Concept Art với chương trình đào tạo Họa sĩ minh họa & Họa sĩ Game chuyên sâu ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT tại Việt Nam – Concept Art & Illustration.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về chương trình học tại: sentayho.com.vn/course-posts/digital-artist-expert/
Nội dung tham khảo: sentayho.com.vn
Biên tập: Monster Lab