Vendor là gì? Phân biệt vendor với supplier?

Dạo gần đây đã xuất hiện thuật ngữ vendor và ngày càng được sử dụng nhiều trong môi trường kinh doanh. Vậy Vendor là gì? Khái niệm của nó và Supplier khác nhau như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!!

Vendor là gì?

Vendor là cá nhân/ tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ cho cá nhân hoặc tổ chức khác trong chuỗi sản xuất kinh tế. Với mục đích cung cấp sản phẩm và dịch vụ được vendor cung cấp là để tiêu dùng.

Vendor có thể bán hàng hóa theo hình thức B2B (doanh nghiệp cho doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp cho người tiêu dùng) hoặc B2G (doanh nghiệp cho Chính phủ). Đây là một thuật ngữ nằm trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng.

Ví dụ: Nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy là vendor cung cấp hàng cho những nhà sản xuất khác, lắp ráp các bộ phận trở thành xe máy; rồi bán cho nhà bán buôn hoặc bán lẻ.​ Các siêu thị cũng là một dạng vendor mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán cho người tiêu dùng.​

Một số khái niệm liên quan đến vendor là gì?

Làm vendor cho Samsung là gì?

Làm vendor cho Samsung là doanh nghiệp Việt trở thành vendor cấp 1 cung ứng các linh kiện nhựa, khuôn mẫu, in ấn,… cho các nhà máy của Samsung. Samsung đã và đang mang lại hàng trăm ngàn việc làm gián tiếp bên cạnh 160.000 việc làm trực tiếp tại công ty.

Trở thành vendor của Samsung là ước mơ của rất nhiều doanh nghiệp Việt. Bởi có nguồn xuất hàng ổn định và doanh thu của các doanh nghiệp hỗ trợ cho Samsung lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Bên cạnh đó, Samsung còn sẵn sàng cử các chuyên gia để trực tiếp tư vấn và làm việc cùng để hỗ trợ các vendor cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng.

Multi vendor là gì?

Multi vendor là một nền tảng thị trường chuyên nghiệp, cho phép bạn mở một thị trường giống như eBay. Bạn mời các nhà cung cấp, cấp cho họ quyền truy cập vào các cửa hàng siêu nhỏ trên thị trường của bạn và nhận hoa hồng từ việc bán hàng của họ.

Multi vendor có mọi thứ bạn cần để nhanh chóng cài đặt nó và bắt đầu bán hàng. Bao gồm một gói tính năng tiếp thị mạnh mẽ, mặt tiền cửa hàng nhanh. Nó còn thân thiện với thiết bị di động, tối ưu hóa SEO tuyệt vời, bảng điều khiển quản trị thuận tiện và dễ sử dụng. Nó đã sẵn sàng để tải cao ra khỏi hộp.

Street vendor là gì?

Street vendor là người bán rong, người bán dạo, là người bán hàng hóa dễ vận chuyển. Thuật ngữ này đại khái là đồng nghĩa với gánh hàng rong hoặc lái buôn rau quả. Ở hầu hết những nơi sử dụng từ này thì người bán hàng rong sẽ bán những mặt hàng giá rẻ, hàng thủ công mỹ nghệ hoặc đồ ăn.

Phân biệt vendor với supplier?

Trên thực tế, vendor và supplier khi dịch sang tiếng Việt đều được hiểu với ý nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên, trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của vendor và supplier hoàn toàn khác nhau.

Vendor

  • Ý nghĩa của vendor là cá nhân/ tổ chức, bán hàng hóa – dịch vụ với giá cụ thể cho khách hàng.
  • Vị trí liên kết trong chuỗi cung ứng là cuối cùng.
  • Mục tiêu là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
  • Mục đích bán hàng là sử dụng.
  • Số lượng cung cấp nhỏ.

Supplier

  • Ý nghĩa của supplier là cá nhân/ tổ chức cung cấp nguyên vật liệu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Vị trí liên kết trong chuỗi cung ứng là đầu tiên.
  • Mục tiêu là để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.
  • Mục đích bán hàng là để bán lại.
  • Số lượng cung cấp lớn.

Phân biệt vendor với seller?

Trong quy trình cung ứng sản phẩm, bạn có thể thấy vendor và seller cùng cấp với nhau, cả hai đều có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, giữa vendor và seller sẽ có những điểm khác biệt để bạn phân biệt được đâu là vendor, đâu là seller:

Vendor

  • Quy mô có thể là một công ty hoặc cá nhân.
  • Nguồn hàng có thể tự sản xuất hoặc nhập hàng từ các nhà phân phối.
  • Giá bán là giá lẻ hoặc giá sỉ.

Seller

  • Quy mô là cá nhân.
  • Nguồn hàng có thể nhập hàng từ các nhà phân phối.
  • Giá bán là giá lẻ.

Vai trò của vendor là gì?

Vai trò của vendor là người mua hàng hóa từ phía doanh nghiệp sản xuất bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhà phân phối – distributors và bán nó lại cho khách hàng – customers.

Vì thế nó đóng vai trò vừa là nhà cung cấp, là người bán sản phẩm đối với khách hàng và vừa là người mua – buyer đối với doanh nghiệp sản xuất.

Những vendor tiêu biểu có thể kể đến như những siêu thị, chuỗi cửa hàng hay những cá nhân thực hiện hoạt động mua hàng và bán hàng cho người tiêu dùng khác.

Qua đó cho thấy được vendor có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng cuối cùng. Họ còn được biết đến với vai trò là một mắt xích chặt chẽ trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Thông thường chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất. Sau đó đến quá trình tiếp theo là doanh nghiệp sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa thông qua các nhà phân phối.

Tiếp đến để có hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động thì cần có vendor để tiếp cận gần hơn với khách hàng cuối cùng. Quá trình này sẽ được doanh nghiệp thúc đẩy để diễn ra một cách trôi chảy, cung cấp luồng hàng hóa, dịch vụ hiệu quả nếu có đủ những nhân tố trên tham gia vào quá trình cung ứng.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn Vendor là gì cũng như một số khái niệm liên quan vendor là gì. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *