Giao kết hợp đồng là một trong những hành vi làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, không phải khi kết giao hợp đồng các bên sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cũng như đúng theo quy định của hợp đồng. Vậy, vi phạm hợp đồng là gì? Hậu quả pháp lý khi vi phạm hợp đồng?
Bạn đang đọc: Vi phạm hợp đồng tiếng Anh là gì?
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề Vi phạm hợp đồng tiếng Anh là gì?
Khái niệm vi phạm hợp đồng?
Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Vi phạm hợp đồng xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng được giao kết thỏa mãn các yếu tố cơ bản như: Thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết, được ký kết bởi các chủ thể có đầy đủ năng lực ký kết hợp đồng,…
Không thể xem là có hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó.
Vậy Vi phạm hợp đồng tiếng Anh là gì? hãy cùng chúng tôi theo dõi qua nội dung bài viết sau đây.
Vi phạm hợp đồng tiếng Anh là gì?
Vi phạm hợp đồng tiếng Anh là breach of contract và định nghĩa Contract breach means an act of failure to perform or improperly perform obligations arising from a contract. Obligations arising from a contract are obligations recognized in the terms of the contract or prescribed by law governing that contract.
Một số từ tiếng Anh liên quan tới vi phạm hợp đồng
– Make/sign/enter into a contract: Ký kết hợp đồng.
– Draw up a contract: Thảo hợp đồng.
– Breach/break a contract: Vi phạm hợp đồng.
– Honor a contract: Tôn trọng hợp đồng.
– Negotiate a contract: Thương lượng hợp đồng.
– Perform a contract: Thực hiện hợp đồng.
– Renew a contract: Gia hạn hợp đồng.
– Void contract: Hợp đồng vô giá trị.
– Binding contract: Hợp đồng ràng buộc.
– Exclusive contract: Hợp đồng đặc quyền.
Tìm hiểu thêm: Tap Windows Adapter V9 Là Gì, Tap Windows Provider V9 Network Adapters
>>>>>Xem thêm: Nhà xuất bản là gì – Cách thức hoạt động của nhà xuất bản
Hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì có hai hình thức chịu trách nhiệm pháp lý của hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại, cụ thể:
– Phạt vi phạm hợp đồng:
Quy định tại Điều 418 – Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Bên cạnh đó, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm.
– Bồi thường thiệt hại:
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, những loại thiệt hại mà người vi phạm hợp đồng phải bồi thường, cụ thể:
+ Giá trị kinh tế, giá trị hợp đồng thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm.
+ Các khoản lợi, lãi mà bên bị vi phạm đáng lẽ ra được hưởng nếu không có vi phạm xảy ra.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định một số người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường những khoản sau:
+ Giá trị lợi ích mà lẽ ra người đó sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.
+ Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng.
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra.
+ Việc vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Một số biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
Thứ nhất: Thương lượng, hòa giải
– Đây là biện pháp luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào. Nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc.
– Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải.
– Việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả thì sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng… Và hơn hết, nó làm hài lòng các bên tranh chấp.
– Thông thường việc thương lượng – hòa giải chỉ đạt kết quả do thiện chí của các bên và chủ yếu việc vi phạm, tranh chấp là do nguyên nhân khác quan hoặc vì hiểu lầm hay hiểu không đầy đủ nội dung hợp đồng.
Điểm lưu ý có tính nguyên tắc là bất kỳ một việc vi phạm hoặc tranh chấp hợp đồng nào cũng cần tiến hành biện pháp thương lượng – hòa giải trước, bởi vì nếu bỏ qua biện pháp này thì có nghĩa bạn đã bỏ qua một cơ hội tốt mà không có một biện pháp nào có thể hiệu quả hơn.
Thứ hai: Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
– Nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng (dân sự, thương mại, lao động) mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại giải quyết để bảo vệ quyền loại cho mình trong thời hạn luật định.
– Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc.
Như vậy, vi phạm hợp đồng tiếng Anh là gì? Đã được chúng tôi phân tích khá chi tiết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung như hậu quả pháp lý của vi phạm hợp đồng, biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng…