Viêm da cơ địa ( atopic dermatitis )
Bệnh viêm da cơ địa(Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, …. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát.
Giới thiệu chung.
- Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với các
thương tổn khô da kèm theo ngứa, bệnh nhân càng ngứa càng gãi gây nên vòng bệnh lý “ ngứa – gãi “ làm bệnh nặng hơn và có nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay.Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường cao Dịch tễ học :
Tuổi phát bệnh : thường từ 2 tháng đầu, khoảng 90% phát bệnh trong 5 năm đầu, ít gặp bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành
Giới: nam và nữ không có sự khác biệt rõ rệt
Yếu tố di truyền : Bệnh viêm da cơ địa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh.
Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên :
Giảm chức năng hàng rào bảo vệ da
Các dị nguyên có trong bụi nhà, lông súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình…
Triệu chứng
Cấp tính : vùng da phát bệnh sẽ bị phù nề, thậm chí chảy dịch, đóng vảy tiết, các vết xước do gãi tạo ra vết trợt, có hiện tượng bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng
Bán cấp :Trên da hình thành các nốt đỏ không rõ ranh giới, các sẩn và đám sẩn dày đặc, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, bệnh nhân có cảm giác ngứa và nóng nhiều tại vùng da bị nhiễm bệnh.
Bệnh nhân càng gãi thì phạm vi hình thành bệnh càng nhanh chóng lan rộng. Các đám ngứa do viêm da cơ địa thường khu trú ở khu vực trán, má, cằm, nếu nặng hơn thì có thể lan ra tay, chân và trên khắp cơ thể
Mạn tính :dày da, thâm da , liken hóa, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Ngoài ra bệnh nhân còn mắc phải một số triệu chứng bệnh khác như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, bệnh hen, cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có thể có sốt nhẹ.
Chẩn đoán
Hiện nay có một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa được đưa ra, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980). Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.
4 tiêu chuẩn chính:
- Ngứa (Itching).
- Viêm da mạn tính và tái phát (Chronic or chronically relapsing dermatitis).
- Hình thái và vị trí thương tổn điển hình (Typical distribution and morphology of AD rash).
– Trẻ em: Chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi.
– Trẻ lớn và người lớn: Dày da, Lichen vùng nếp gấp.
- Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng (Personal or family history of atopic diseases) như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.
Các tiêu chuẩn phụ:
- Khô da (Dry skin).
- Viêm môi (cheilitis).
- Đục thủy tinh thể ( Anterior subcapsular cataract).
- Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát.
- Mặt: Đỏ, tái.
- Dị ứng thức ăn (Food intolerance).
- Chàm ở bàn tay (Hand eczema).
- IgE tăng (Elevated IgE levels).
- Phản ứng da tức thì týp 1 dương tính (Immediate skin test type 1 reactivity).
- Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát.
- Ngứa khi ra mồ hôi (Itching on sweating).
- Vẩy phấn trắng (Pityriasis alba).
- Chứng vẽ nổi (Dermographism).
- Giác mạc hình chóp (Keratoconus).
- Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông (Other like Keratosis Pilaris),
- Tuổi phát bệnh sớm
- Chàm núm vú
- Nếp dưới mắt Dennie- Morgan
- Quầng thâm quanh mắt
Điều trị
Hiện nay do chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên việc điều trị bệnh viêm da cơ địa cũng rất khó, tuy nhiên với những cách dưới đây sẽ giúp thuyên giảm, chấm dứt tình trạng bệnh, thậm chí khiến bệnh không thể tái phát nếu có lối sống, lối sinh hoạt lành mạnh.
Chăm sóc da bị bệnh :
Làm mềm, làm ẩm da thường xuyên
Không tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như xà phòng, dầu rửa bát ,hóa chất …
Không cào , gãi, chà xát tổn thương
Thuốc:
+ Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
+ Thuốc corticosteroid: rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài, do vậy cần có chỉ định chặt chẽ.
+ Các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa.
+ Uống kháng histamin chống ngứa.
+ Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc.
+ Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…
Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa:
– Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.
– Điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.
– Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
– Kháng histamin chống ngứa.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:
CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ
Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh
Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999
Website: sentayho.com.vn/
SUONG SHOP – Shop Đồ Chơi Người Lớn tại Hà Nội, tp Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 74 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 0964.782.797 Website:https://suongshop.com/