Virus máy tính chắc hẳn là cái tên mà bất cứ ai khi sử dụng máy tính đều rất e ngại. Chúng là một thứ có “tuổi đời” rất dài, phát triển qua hàng ngàn năm và không hề có dấu hiệu ngừng lại, thậm chí là không ngừng biến đổi. Công nghệ ngày càng tiên tiến, virus cũng từ đó phát triển mạnh mẽ hơn, chúng xâm nhập vào máy tính và phá hủy mọi tài nguyên trên máy tính như ổ cứng, dữ liệu máy.
Bạn đang đọc: Virus máy tính là gì? Cách phòng chống Virus máy tính 2023
Vậy cách thức lây nhiễm của nó như thế nào? Cách phòng chống các loại virus máy tính này như thế nào? Hãy cùng Ben Computer tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
I. Khái niệm Virus máy tính là gì?
Virus máy tính là những đoạn mã chương trình được một cá nhân, tổ chức nào đó thiết kế để xâm nhập vào máy tính của bạn với mục đích ăn cắp thông tin, xóa dữ liệu, gửi email nặc danh, dọa dẫm đòi tống tiền, lấy trộm thông tin quốc gia, trộm tiền ngân hàng,…
Virus máy tính có khả năng tự sao chép chính nó từ vật chủ lây nhiễm này sang vật chủ lây nhiễm khác. Vật mang virus có thể là tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ,…. Sau khi máy bị nhiễm virus, các phần mềm độc hại có thể khiến máy tính hoạt động chậm hơn, làm hỏng hoặc mất các file dữ liệu, lỗi hệ thống.
Virus từng được viết ra với mục đích thử nghiệm để ngăn chặn kẻ thù truy cập dữ liệu hoặc lấy cắp dữ liệu của đối phương vì mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, càng ngày virus càng trở thành một thứ nguy hiểm bị kẻ xấu lợi dụng để phục tùng mục đích của chính cá nhân mình, chủ yếu là chuộc lợi về mặt tài sản. Hệ điều hành Windows luôn đứng đầu danh sách các hệ điều hành nhiễm virus do còn quá nhiều sơ hở, tường lửa kém dẫn đến việc nhiều khách hàng bị ăn cắp thông tin mà không hề hay biết.
II. Virus máy tính lây lan như thế nào?
Máy tính hoạt động nhờ các lệnh ở dạng mã máy thuộc dãy số nhị phân để thực hiện một tác vụ nào đó do con người điều khiển. Mã máy được lập trình dẫn tới những công việc được người dùng điều khiển lập đi lập lại nhiều lần và trở thành routine, sau đó sẽ thực thi routine đó. Routine được tạo thành bởi hai cấu trúc là điểm vào (entry) – nơi bắt đầu và điểm ra (exit) – trả lại điều khiển khi đã hoàn thành công việc.
Virus cũng sẽ được viết dưới dạng một routine nhưng sẽ bị sửa tham số địa chỉ, thay vì địa chỉ của máy tính người dùng thì sẽ bị đưa đến vị trí của người tạo ra virus. Do virus máy tính hoạt động dưới dạng mã lệnh nên ít ai có thể phát hiện ra sớm và kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi viết một lá thư điện tử – Công Ty Dịch Vụ & Công Nghệ ISB
Virus có rất nhiều cách thức xâm nhập vào máy tính của bạn, dưới đây là một vài cách thức phổ biến:
1. Virus lây nhiễm qua email
Email là một cách thức truyền thống để liên lạc, trao đổi giữa mọi người với nhau, thường là bàn về nội dung công việc. Mỗi ngày, mỗi người có thể có cả trăm email bao gồm cả tin nhắn rác. Và bạn rất có thể sẽ bị lừa nếu nhấp vào link đinh kèm có chứa virus. Tinh vi hơn, người tạo ra virus còn tạo ra đường liên kết theo cấp số nhân, nghĩa là chỉ cần bạn nhấp vào link đó thì virus sẽ đọc được hết tất cả những email mà bạn từng gửi thư và tự động gửi link virus đến cho nhiều người khác.
Bài học ở đây là hãy cẩn thận với những bức thư mà bạn mở ra, chú ý tên email, địa chỉ người gửi và nội dung thông tin để tránh mắc phải lỗi lầm này.
2. Lây nhiễm qua mạng Internet
Lây nhiễm qua Internet có thể nói là hình thức dễ dàng thực hiện nhất và mọi người cũng dễ bị lừa nhất. Virus có thể được đính kèm trong các file tài liệu, các phần mềm mà mọi người tải từ Internet về máy hoặc đơn giản là những trang web được cài đặt sẵn virus và chỉ chực chờ chúng ta nhấp vào nó. Khi đã tải những phần mềm có chứa virus, chúng sẽ nhanh chóng làm hư hỏng ổ cứng, tự động xóa hết dữ liệu hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là cho phép người khác truy cập vào máy tính mà chúng ta không hề hay biết.
Bằng cách nào để nhận biết máy đã bị nhiễm virus? Có một vài dấu hiệu cơ bạn để nhận biết máy tính của bạn có bị nhiễm virus hay không như: máy tính chạy chậm bất thường, màn hình máy tính liên tục bị lỗi, lỗi driver, các cảnh báo giả liên tục thông báo yêu cầu bạn phải thực hiện các thao tác, ổ cứng báo hết dung lượng trong khi bạn chẳng sử dụng quá nhiều thì đó cũng rất có thê là do virus đã “làm đầy” ổ cứng của bạn mất rồi.
III. Một số loại Virus máy tính nguy hiểm nhất đã từng khiến Internet chao đảo
Dưới đây là một số con Virus máy tính đã làm mưa làm gió từ 1998 đến này, với hàng trăm triệu USB bị tổn thất. Các loại virus máy tính gồm có:
- Virus máy tính: CIH (1998)
- Virus máy tính: Melissa (1999)
- Virus máy tính: ILOVEYOU (2000)
- Virus máy tính: Code Red (2001)
- Virus máy tính: SQL Slammer (2003)
- Virus máy tính: Bagle (2004)
- Virus máy tính: MyDoom (2004)
- Virus máy tính: Storm Worm
- Virus máy tính: Wannacry ( mới gần đây )
IV. Cách phòng chống Virus máy tính như thế nào?
>>>>>Xem thêm: 5 cách hiện thực hóa môi trường Diversity & Inclusion cho doanh nghiệp – Blogs
1. Bật tường lửa
Hãy xác nhận rằng hệ thống tường lửa trên máy tính của bạn đã được bật. Bởi đây cũng là một trong những công cụ giúp bảo vệ máy tính của bạn trước những phần mềm độc hại.
2. Giữ cho máy tính luôn được cập nhật
Cập nhật máy tính thường xuyên và update các bản cập nhật mới nhất cũng sẽ giúp máy tính của bạn hạn chế được các loại virus độc hại tấn công.
3. Cài đặt các phần mềm chống virus
Cách đơn giản nhất để bạn có thể bảo vệ máy tính của mình đó là cài đặt các phần mềm chống virus. Chỉ với vài thao tác đơn giản nhưng có hiệu quả bảo vệ máy tính cực kỳ lớn. Tuy nhiên, để các chương trình diệt virus hoạt động tốt nhất thì bạn nên cập nhật thường xuyên.
4. Đóng băng hệ thống
Nếu máy tính ở trong tình trạng này thì tất cả các dữ liệu sẽ giữ nguyên hiện trạng, hạn chế các thay đổi giúp máu tính khó bị nhiễu virus hơn. Hoặc nếu có bị nhiễm thì cúng cũng sẽ bị xóa ngay khi khởi động lại máy tính.
5. Định kỳ sao lưu dữ liệu
Hãy thực hiện thói quen sao lưu dữ liệu thường xuyên hoặc sao lưu các dữ liệu quan trọng sang một nơi khác. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn và dễ dàng phục hồi khi máy tính bị nhiễm virus và dữ liệu bị phá hủy hoàn toàn.
Trên đây là bài viết để bạn hiểu rõ virus máy tính là gì, chúng hoạt động thông minh, khó lường và gây nguy hại đến máy tính của bạn như thế nào. Rất mong rằng bài viết này có thể giúp bạn cẩn thận hơn trong việc sử dụng máy tính để không bị kẻ xấu lợi dụng ăn cắp thông tin hoặc cố ý gây hại thiết bị của bạn.