VMG là gì – 5 phút để hiểu về mục đích, cách khai báo VGM

VGM là gì trong xuất khẩu hàng hóa, mục địch, cách khai báo như nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải quyết trong bài viết này

Vậy VGM là gì?

VGM viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: Verified Gross Mass. Chứng từ này được quy định trong SOLAS – Công ước an toàn sinh mạng con người trên biển (Safety of Life at Sea Convention). Đây là phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ của container hàng vận chuyển quốc tế

Mục đích của VGM là để kiểm soát khối lượng hàng hóa, tình trạng quá tải của container trong vận chuyển đường biển. Khi khai báo sai khối lượng hàng hóa, ảnh hưởng đến việc sắp xếp hàng trên tàu container bị sai sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn về an toàn con người, hàng hóa trong hành trình trên biển.

Chính vì điều này mà tổ chức hàng hải thế giới đã bổ sung quy định trong SOLAS yêu cầu người gửi hàng phải khai báo khối lượng container hàng hóa thì hàng mới được xếp lên tàu.

Tại Việt Nam, quy định này đã được Cục hàng hải Việt Nam cụ thể hóa trong “Công văn số 2428/CHHVN-VTDVHH”, trong đó giải thích rõ hơn VGM là gì và kèm theo mẫu VGM áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Lưu ý: hiện nay VGM mới áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu. Còn với hàng container nội địa, luật chưa quy định và các hãng tàu nội địa cũng chưa yêu cầu chủ hàng phải có VGM. Có thể sau này sẽ cập nhật thêm

Đối với tải trọng hàng container nội địa, vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi hàng quá nhiều, hãng tàu sẽ tự cân hàng tại cảng để kiểm tra. Trường hợp quá tải trọng tối đa cho phép, hãng tàu sẽ yêu cầu chủ hàng nộp phí quá tải, thậm chí yêu cầu rút bớt hàng trước khi đồng ý xếp hàng lên tàu.

VGM để làm gì?

VGM để các hãng tàu biết được trọng lượng container hàng, mục đích để kiểm soát tải trọng, phục vụ cho công việc sắp xếp hàng hóa lên tàu. VGM thực tế chỉ liên quan đến hãng tàu, chủ hàng, cảng chứ không liên quan đến việc làm thủ tục hải quan vì người nộp VGM là nộp cho hãng tàu hoặc cảng chứ không nộp cho cán bộ hải quan

– Nếu trọng lượng hàng vượt quá tải trọng cho phép, hãng tàu có quyền từ chối vận chuyển hoặc yêu cầu rút bớt tải trọng trước khi sắp xếp lên tàu

– Biết chính xác khối lượng từng container hàng, bộ phận sắp xếp trên tàu sẽ tối ưu vị trí cho từng container theo nguyên tắc hàng nặng hơn xếp xuống phía dưới. Mục đích chính để đảm bảo tính ổn định và an toàn cho tàu

Cách tính VGM

VGM = Vỏ container + hàng hóa bên trong

Tuy nhiên ở thời điểm này (tháng 3 năm 2018), nước ta mới chỉ yêu cầu chủ hàng tự khai báo VGM chứ chưa có đơn vị cân xác nhận. Có nghĩa là người gửi hàng sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về số liệu trên chứng từ này

Nội dung phiếu VGM

Phiếu VGM bao gồm các nội dung như sau:

Tên người gửi hàng, địa chỉ, số điện thoại

Thông số container: số container, loại container, khối lượng lớn nhất, xác nhận khối lượng lớn nhất…

Ngoài ra, còn có phần cam kết của chủ hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trên VGM.

Sau khi khai báo xong, chủ hàng đóng dấu và nộp cho các hãng tàu hoặc cảng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *