Võ Karate là gì? Những điều bạn nên biết khi học môn võ Karate

Karate là bộ môn võ thuật có nguồn gốc từ Nhật Bản, với lịch sử kéo dài hơn 400 năm nay, được nhiều người quan tâm và theo học. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về môn võ này. Hãy cùng Thiên Trường Sport tìm hiểu Võ Karate là gì, cách tập võ Karate cơ bản ngay tại nhà nhé.

1. Karate là gì?

Võ Karate là một môn võ học truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như: đấm, đá, đánh, cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Ngoài ra, trong võ Karate còn có các kỹ thuật đánh khác như: đấm móc, kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặt, né, quật ngã và đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật đánh xoay hông, kỹ thuật kime, để tập trung năng lượng toàn cơ thể vào từng thời điểm tác động của cú đánh.

Karate là gì?

2. Lịch sử hình thành môn võ Karate

Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, giả thiết về nguồn gốc môn võ Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền lại bộ môn võ thuật tại đây. Sau này, người dân địa phương kết hợp với những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa, cùng với các điệu múa giân dan vùng Okinawa, tổng hợp thành các phương thức chiến đấu, nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên thời bấy giờ. Tuy nhiên, đây cũng là giả định dựa trên những nghiên cứu và thông tin thu thập được, hình thành nên nguồn gốc môn võ Karate.

Sau này, Karate được du nhập về Việt Nam. Võ sư Hồ Cẩm Ngạc là người đầu tiên của Việt Nam, đem những phái võ của Nhật Bản như: nhu đạo, Karate, kendo và aikido về Sài Gòn, Việt Nam năm 1947. Vào thời điểm đó, tại Huế có Suzuki Choji, một viên sĩ quan trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản, sau Đệ nhị Thế chiến chọn ở lại Việt Nam, chọn định cư tại Huế và mở võ đường. Thời điểm ban đầu ông dạy Judo, đến năm 1963 thì chuyển sang dạy môn võ Karate. Địa điểm võ đường là số 8 đường Võ Tánh.

3. Các lưu phái môn võ Karate

Karate có nhiều lưu phái, giữa các phái có sự khác nhau ít nhiều về bài quyền, phương pháp huấn luyện, quy cách thi đấu. Karate chia thành 2 lưu phái: Karate truyền thống và Full Contact Karate.

  • Karate truyền thống: tuân theo quy tắc sundome, nguyên tắc này chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương, hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở một mức nhất định.
  • Full Contact Karate: áp dụng quy tắc đòn đánh trực tiếp vào đối phương, và không hạn chế cường độ trong thi đấu. Trong thi đấu, có thể hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp… Bộ môn này phổ biến ở Mỹ nhiều hơn ở Nhật Bản.

Các lưu phái môn võ Karate

4. Trang phục, đẳng cấp và màu đai trong võ Karate

Chế độ và đẳng cấp màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924. Ban đầu chỉ có đai đen và đai trắng. Da den dành cho người đã qua quá trình tập luyện, đai trắng dành cho người mới bắt đầu.

Giữa đai trắng và đai đen có 3 đai nữa, tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là màu xanh lá cây (trà Nhật). Và theo một số lưu phái khác: đai vàng, đai đỏ, đai nâu, đai tím…

5. Tác dụng của võ Karate mang lại đối với người tập

Tăng cường sức khỏe dẻo dai

Luyện tập Karate giúp tiêu hao năng lượng một cách hiệu quả. Giúp tăng cường sức đề kháng, cơ thể săn chắc, khỏe khoắn, phòng ngừa các bệnh tật. Ngoài ra, Karate giúp cho tăng cường sức khỏe cơ bắp, tăng cường lưu thông máu. Sau khi tập luyện, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Rèn tính kỷ luật

Karate luôn coi trọng đức tính của con người như: chân thật, tự tin, có tinh thần kỷ luật, và khả năng kiểm soát bản thân. Môn võ này dùng việc phát triển bản thân để dạy học, để áp dụng vào cuộc sống bên ngoài võ thuật. Võ Karate giúp người tập có tính kỷ luật trong đời sống, dễ dàng thích nghi với các hoàn cảnh sống khác nhau.

Tăng khả năng tập trung và tăng sức chịu đựng

Với môn võ Karate, người tập phải tập trung hết sức năng lượng, nhanh nhẹn và quyết đoán hơn. Giúp tăng cường sức chịu đựng của bản thân, với những bài tập mới, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Các võ sư Karate luôn mong đợt học viên của mình nỗ lực hết mình khi theo đuổi bộ môn này, để bước ra được giới hạn, bước ra khỏi vùng an toàn của mỗi cá nhân tập luyện.

Người tập tự tin với bản thân nhiều hơn

Karate trong cuộc sống được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hiểu đầu tiên là thực hiện trong trường hợp phòng vệ bản thân. Nghĩa hiểu thứ hai là nhắc nhở bạn phải cẩn thận và lường trước khi ra những cú đòn của chính mình. Kiểm soát lực trong từng động tác, đặc biệt là khi bạn thực hiện nó với đồng đội hoặc đối thủ.

Karate sinh ra vốn mục đích không phải để gây hại người khác, do vậy người tập cần cẩn thận và áp dụng môn võ này thật khôn ngoan, ngay cả khi luyện tập.

Tác dụng của võ Karate mang lại đối với người tập

6. Cách tự học võ Karate cơ bản

Tiếp theo chúng ta cũng tìm hiểu cách học võ Karate cơ bản thế nào, cần lưu ý những gì để đạt được kết quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

6.1. Khởi động trước khi tập võ Karate

Thiền 5 phút

Gạt bỏ suy nghĩ trong đầu, tập trung vào hơi thở, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Giữ hơi thở ổn định, tâm trí thả lỏng không vướng bận. Thiền tối thiểu trong 5 phút, để gạt bỏ tâm niệm, tập trung tinh thần.

Làm ấm cơ thể (10 phút)

Làm ấm cơ thể bằng một số động tác khởi động, như chạy tại chỗ, chạy xung quanh khu vực sống, hoặc thực hiện 20 nhịp cho mỗi bài tập khởi động như: chống đẩy, plank, gập bụng…

Giãn cơ

Trước khi vào bài tập chính, việc giãn cơ đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi thông qua khâu chuẩn bị này trước khi học võ Karate giúp cơ thể được thả lỏng, linh hoạt hơn, đồng thời ngăn ngừa việc bị chấn thương trong quá trình tập rất hiệu quả.

Sau quá trình làm ấm cơ thê, bạn hãy thực hiện các động tác giãn cơ. Vì đây là thời điểm cơ thể ấm lên, dễ tiếp nhận lực kéo giãn và thực hiện các động tác kéo giãn an toàn và hiệu quả nhất.

Khởi động trước khi tập võ Karate

Học các thế đứng và nâng cao khả năng giữ thăng bằng

Vì có các trường phái Karate khác nhau, do vậy thế đứng cũng có sự khác nhau, tùy thuộc vào trường phái bạn đang theo học. Phần lớn các trường phái Karate có 3 thế đứng cùng với một chút sự khác biệt mà thôi:

  • Thế đứng tự nhiên (shizentai-dachi) bàn chân trước hướng về phía trước, bàn chân sau mở một góc 45 độ chỉ về phía sau, khoảng cách giữa hai chân bằng một đoạn tự nhiên khi bước đi.
  • Thế tấn trước (zenkutsu-dachi) có thế đứng giống với thế đứng tự nhiên, tuy nhiên trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân trước.
  • Thế tấn chân mèo (nekoashi-dachi) vị trí hai bàn chân giống với thế đứng tự nhiên, tuy nhiên trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân sau.

6.2. Bắt đầu thực hiện các động tác cơ bản

Tập các đòn tay và phòng thủ

  • Các động tác này tập trong vòng 15 phút. Để tấn công có hiệu quả, bạn cần tập một số động tác đòn tay quan trọng như: đấm thẳng, đấm móc lên, đánh cạnh tay, đánh tay xiên, đánh trỏ và đấm sau. Tập theo thứ tự và luân phiên cho 2 tay.
  • Trong các đòn tay, tận dụng hai khớp ngón tay đầu, vì lực dồn ở hai khớp đầu là mạnh nhất. Chúng có thể thẳng hàng với xương cẳng tay (xương quay và xương trụ) để tăng sức mạnh ở tay.
  • Một số lỗi thường gặp bạn cần lưu ý là nắm đấm để cong, đấm quá cao hoặc đấm bằng vai.

Tập đá

Tập thế đá tự do khoảng 10 cái để tập cho phần sức mạnh của chân. Nên tập đá với chuyển động liên tục để tạo sự trơn tru giữa các động tác. Có 5 động tác đá cơ bản trong môn võ Karate

  • Đá trước: người tập tưởng tượng bàn chân mình vụt ra phía trước, như đang giật chiếc khăn tắm. Ở thế đứng tự nhiên, bàn chân sau thu lại, gập đầu gối và đá (mũi chân chĩa về phía trước), sau đó thu chân về vị trí cũ.
  • Đá ngang: tương tự so với đá trước, điểm khác ở đây là đứng hướng sang một bên.
  • Đá tống ngang: nâng bàn chân đá tới ngang đầu gối đối diện, đá và xoay hông về phía trước. Với đòn đá tống ngang, thân trên đổ gần như thẳng với chân đá, dồn sức mạnh đẩy chân đá lên cao.
  • Đá tống sau: cũng tương tự như đá tống ngang, có một điểm khác là bạn đứng ra phía sau và đá theo hướng bạn đang nhìn.
  • Đá vòng cầu: ở tư thế tấn chân mèo, bạn vung chân đá về hướng khuỷu tay cùng với hướng chân đá. Đẩy phần hông về phía trước, xoay người đá chân theo đường “vòng cầu”. Sau đó thu chân về càng nhanh càng tốt.

Để đạt được hiệu quả cao hơn, hãy tìm cho mình bạn tập, để cùng nhau cố gắng.

  • Sau khi học xong một số đòn phòng thủ và tấn công, việc tập luyện giúp cho bạn tăng sức bền, tăng khả năng phối hợp, phản xạ cũng tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn nên luyện tập các động tác nhiều lần, tăng dần mức độ tập và thời gian tập. Để đảm bảo việc học môn võ Karate đạt hiệu quả cao.

Bắt đầu thực hiện các động tác cơ bản

7. Một số lưu ý khi tập Karate

  • Trong quá trình thi đấu hay tập luyện, hãy giao tiếp bằng mắt với đối thủ, tập trung vào các đòn tay và đòn chân.
  • Trang phục tập luyện đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện hay thi đấu. Những trang phục đã sờn rách, thì nên thay để đảm bảo độ an toàn trong quá trình tập luyện.
  • Luôn giữ mình ở trạng thái bình tĩnh, hiền hòa khi thi đấu, tôn trọng đối thủ, không tỏ vẻ khinh thường hay thiếu tôn trọng đối thủ.
  • Tập thể dục dụng cụ để học cách nhào lộn và bổ sung vào chiêu thức Karate.
  • Xác định và tập trung vào điểm yếu để hạ gục đối thủ, để họ dễ bị đuối sức và chiến thắng nhanh hơn.
  • Karate là môn võ hòa bình, không bạo lực. Các chiêu thức của Karate tập trung vào sức mạnh nhiều, nhưng chủ yếu là để phòng vệ bản thân.
  • Luyện tập mọi kỹ thuật, để trở nên thành thạo, để khi chiến đấu thật trở thành một phản xạ tự nhiên, động tác xử lý nhuần nhuyễn hơn.

8. Tổng kết

Trên đây, Thiên Trường Sport đã hướng dẫn cho bạn đọc cách tập võ Karate cơ bản tại nhà. Hy vọng thông qua những kiến thức được cung cấp ở trên, bạn đọc đã hiểu hơn phần nào về môn võ Karate và bắt đầu tập luyện bộ môn võ thuật với 400 năm bề dày lịch sử này một cách đơn giản và đạt được hiệu quả.

Đọc thêm

Rút gọn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *