Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển với nhiều loại hình kinh doanh đa dạng, nhiều mô hình doanh nghiệp liên kết, hợp tác tạo động lực cho nền kinh tế tăng trưởng. Cùng với đà phát triển đó, nhiều thuật ngữ liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được sử dụng, nhiều nhất phải kể đến thuật ngữ “Vốn góp”.
Bạn đang đọc: Vốn góp là gì?
Vậy Vốn góp là gì? Quy định của pháp luật về tài sản góp vốn của doanh nghiệp như thế nào? Chuyền quyền sở hữu tài sản góp vốn như ra sao?
Vốn góp là gì?
Vốn góp là số tiền hoặc tài sản được quy ra tiền (tính bằng Đồng Việt Nam) để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp, việc góp vốn có thể được thực hiện trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp đã thành lập nhưng cần góp thêm vốn điều lệ để phát triển kinh doanh.
Quy định của pháp luật về tài sản góp vốn của doanh nghiệp như thế nào?
Về tài sản góp vốn thì pháp luật Việt Nam hiện nay quy định rất cụ thể, rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tài sản góp vốn phải là Đồng Việt Nam.
Đối với những tài sản khác mà không phải Đồng Việt Nam như: vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, ngoại tệ tự do chuyển đổi, bí quyết kỹ thuật công nghệ hoặc tài sản khác thì phải được định giá bằng Đồng Việt Nam.
Tuy nhiên chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác mới có quyền sử dụng tài sản này để góp vốn.
Khi góp vốn vào một doanh nghiệp thì chủ sở hữu phần vốn góp sẽ trở thành thành viên sở hữu cổ phần đối với công ty cổ phần, trở thành thành viên sở hữu phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như thế nào?
Hiểu được vốn góp là gì? Các loại tài sản góp vốn như thế nào? Tuy nhiên không phải ai cũng biết quy trình góp vốn theo quy định pháp luật hiện hành, cùng chúng tôi làm rõ trong phần nội dung này.
Chủ đầu tư có thể góp vốn bằng tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng. Tuy nhiên đối với tài sản góp vốn không phải tiền mặt thì cần thực hiện thủ tục định giá tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản vào doanh nghiệp theo quy định tại điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Về định giá tài sản thì nhà đầu tư cần lựa chọn tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản thành Đồng Việt Nam. Đối với trường hợp thành viên, cổ đông sáng lập định giá thì phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí, được sự chấp thuận của thành viên, cổ đông sáng lập công ty.
Khi thực hiện định giá tài sản góp vốn sẽ xảy các trường hợp như trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Để giải quyết vướng mắc này doanh nghiệp cần tiến hành cho chủ sở hữu, nhà đầu tư góp vốn, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị góp thêm vốn bằng số vốn chênh lệch giữa giá trị định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn.
Khi có thiệt hại xảy ra do việc định giá tài sản sai giá trị thì các chủ sở hữu, nhà đầu tư góp vốn, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị phải đồng thời liên đới chịu trách nhiệm.
Về chuyển quyền sở hữu tài sản có đăng ký quyền sở hữu góp vào doanh nghiệp thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp này thì nhà nước sẽ không thu tiền lệ phí trước bạ.
Theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì trường hợp góp vốn bằng tài sản không đăng ký quyền sở hữu phải lập thành biên bản.
Trong biên bản phải ghi rõ loại tài sản, tổng giá trị tài sản góp vốn, tỉ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của doanh nghiệp, chữ ký của các bên bao gồm người góp vốn, đại diện theo ủy quyền của người góp vốn, đại diện theo pháp luật của công ty; giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp được góp vốn; số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn.
Trường hợp còn thắc mắc liên quan đến bài viết Vốn góp là gì? Quý vị có thể gửi tới chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng qua Tổng đài 1900 6557, trân trọng!
>>>>>Xem thêm: PHÙ HIỆU Ô TÔ LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÙ HIỆU – BA GPS