Vú được cấu tạo như thế nào? – Thiết Bị Vật Lý Trị Liệu

Phần lớn cấu tạo vú là mô liên kết, mô mỡ và dây chằng Cooper. Vú được bọc bởi da, cấu tạo giải phẫu vú gồm:

  • Núm vú có thể có hình dẹt, hình tròn, hình nón hoặc hình trụ. Màu của núm vú tùy thuộc vào sắc tố của da và độ mỏng của da ở vùng núm vú. Các cơ của núm vú khá phức tạp, chúng bám chặt vào mô liên kết và các sợi cơ chạy theo ba hướng khác nhau là chạy xung quanh, chạy xéo, chạy ngược lên và duỗi dài vào trong mô liên kết của quầng vú.
  • Cấu tạo tuyến vú có khoảng 15-25 ống dẫn sữa và xoang chạy xuyên qua núm vú và mở ra ở đầu vú, được bao quanh bởi quầng vú đường kính từ 2-6 cm có màu từ hồng đến nâu sậm tùy theo độ tuổi, số lần sanh. Da của quầng vú có nhiều nốt nhỏ, không có lông, phía dưới là các tuyến nhờn Montgomery có vai trò tiết ra chất nhờn giúp ngăn ngừa núm vú và quầng vú bị nứt nẻ, hiện tượng này rất thường gặp ở giai đoạn cho con bú, còn giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì tuyến Montgomery phình to.
  • Da vú là vùng da mỏng bao quanh các mô tuyến của ngực. Vùng da này yếu và thường dễ biến dạng, đặc biệt là sau thời gian cho con bú.

Mạch máu và thần kinh của vú:

  • Cả hai giới nam nữ đều có một sự tập trung mạch máu và các đầu dây thần kinh trong núm vú. Động mạch nuôi vú được chia ra từ động mạch ngực gồm động mạch ngực trong, động mạch ngực trước, động mạch ngực sau.
  • Tĩnh mạch của vú chủ yếu là tĩnh mạch nách đổ vào tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực.
  • Bạch huyết đổ về ba chuỗi hạch là chuỗi hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và chuỗi hạch trên đòn. Khoảng 75% bạch huyết từ vú đi đến các hạch nách cùng phía, phần còn lại đi đến hạch ức tới vú bên kia hoặc các hạch bạch huyết bụng. Hạch nách, hạch ngực, hạch dưới vai, hạch cánh tay, tất cả đều đổ vào hạch bạch huyết trung tâm rồi tới hạch trên nách. Sự dẫn bạch huyết ở vú liên quan đến ung thư học vì các tế bào ung thư có thể thoát ra từ khối u và trở thành bệnh ung thư có thể di căn đến các phần khác của cơ thể
  • Thần kinh do các nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh xiên của dây thần kinh gian sườn 2, 3, 4, 5 và 6. Một số lượng lớn các đầu tận cùng của dây thần kinh cảm giác truyền tín hiệu như sờ, đau và nhiệt thì chịu trách nhiệm về những xúc cảm tinh tế của quầng vú, và đặc biệt là núm vú. Cùng với những dây thần kinh cảm giác, hai đầu vú cũng có nhiều dây thần kinh đặc biệt của hệ thần kinh tự động, nó điều khiển các chức năng vô thức của cơ thể như tiêu hóa và tiết mồ hôi

HÌNH THỂ NGOÀI TUYẾN VÚ

  • Đa dạng
  • Kích thước thay đổi

Gồm:

  1. Núm vú
  2. Quầng vú
  3. Tuyến bã/nhờn/hạt

HÌNH THỂ TRONG TUYẾN VÚ

Gồm 3 mô chính:

  • Mô tuyến
  • Mô mỡ
  • Mô liên kết

Gồm 5 lớp từ ngoài vào trong:

  1. Da
  2. Mô dưới da và mô liên kết
  3. Dây chằng Cooper
  4. Mô tuyến
  5. Mỡ sau tuyến

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG THỜI KỲ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

  1. ĐAU NÚM VÚ
  2. NỨT NẺ NÚM VÚ
  3. TẮC LỖ NÚM VÚ
  4. CĂNG SỮA
  5. TẮC SỮA TRONG TUYẾN VÚ
  6. VIÊM TUYẾN VÚ
  7. ÁP XE TUYẾN VÚ
  8. VIÊM TẮC TUYẾN BÃ
  9. ÍT SỮA

CÁC BỆNH TUYẾN SỮA THƯỜNG GẶP TRONG THỜI KỲ CHO CON BÚ

Sữa là môi trường ngọt và giàu chất dinh dưỡng, chính vì vậy chính là nơi mà vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nhiễm khuẩn. Các bệnh vè tuyến sữa không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ làm đau đớn, căng tức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa và thể chất, trí tuệ của con. Nhằm hạn chế tối đa các bệnh về tuyến sữa khi cho con bú các mẹ cần phải cho con bú đúng cách, vệ sinh vú cẩn thận và phát hiện điều trị kịp thời khi bất cứ 1 vấn đề nào ở tuyến vú bất thường xuất hiện. Sau đâu là 1 số bệnh ở tuyến vú thường gặp:

Viêm tuyến vú

  • Là tình trạng mô tuyến vú sưng và viêm
  • Phổ biến là viêm hệ thống ống dẫn sữa
  • Nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn
  • Xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào, thường gặp 6 tuần đầu sau sinh và cho con bú bằng sữa mẹ
  • Đôi khi xảy ra đột ngột không có triệu chứng báo trước
  • Chỉ viêm tuyến vú một bên vú
  • Khoảng 10% phụ nữ cho con bú bị viêm tuyến vú

NGUYÊN NHÂN:

  • Viêm tuyến sữa không nhiễm khuẩn: do sữa ứ đọng trong tuyến vú, gây nên phản ứng viêm
  • Viêm tuyến sữa nhiễm khuẩn:
    • Vi khuẩn Staphylococcus aureus (phổ biến)
    • Staphylococcus albus, Streptococci
    • Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú trực tiếp qua lô xnums vú, vết trầy xước da ở quầng vú hoặc núm vú
    • Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú gián tiếp từ một ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể qua đường máu hoặc đường bạch huyết

YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM TUYẾN SỮA

  • Tất cả các nguyên nhân của căng sữa và tắc sữa trong tuyến vú
  • Tiền sử tắc sữa trong tuyến vú hoặc viêm tuyến vú
  • Đau hoặc nứt nẻ núm vú

TRIỆU CHỨNG VIÊM TUYẾN SỮA

  • Một vùng mô tuyến vú sưng, đỏ sậm
  • Sờ có một khối cứng, bờ rõ, nóng
  • Căng sữa vùng xung quanh chỗ viêm
  • Đau nhiều tại chỗ viêm đặc biệt khi trẻ bú
  • Có thể sờ thấy hạch nách cùng bên
  • Sốt cao trên 38.5 độC, rét run, nhứt đầu
  • Bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng cao
  • Giảm lượng sữa
  • Sữa có vị mặn do tăng NaCl
  • Sữa có thể lẫn dịch nhầy, mủ vàng, xanh hoặc máu

PHÂN LOẠI VIÊM TUYẾN SỮA

  • Viêm mô liên kết: các mô liên kết giữa các thùy tuyến vú bị viêm
  • Viêm hệ thống ống dẫn sữa và thùy tuyến vú
  • Có hoặc không có nhiễm khuẩn
  • Áp xe là khi nhiễm khuẩn hóa mủ khu trú trong một vùng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *