Whois là gì? Công cụ Whois dùng để làm gì?

Ba bộ phận quan trọng không thể thiếu của website là domain (tức là tên miền), hosting và source. Vì thế, trước khi tiến hành mua tên miền, bạn cần phải kiểm tra xem tình trạng domain đã được mua hay chưa. Lúc này, công cụ Whois chính là “trợ thủ” hỗ trợ bạn vấn đề này. Vậy Whois là gì?

Whois là gì

Whois chính là câu hỏi trong tiếng Anh “Who is?”, tức là Ai? Sử dụng Whois chính là thao tác dùng để kiểm tra thông tin về chủ sở hữu của tên miền, và xem tên miền đã đăng ký hay chưa.

Như vậy có thể hiểu đơn giản, khi bạn muốn mua một tên miền bất kỳ thì dùng whois để kiểm tra tên miền đã bị mua hay không và chủ sở hữu là ai. Điều này giúp bạn liên hệ được “chính chủ” và mua lại.

Xem thêm :

Cách chọn tên miền phù hợp nhất

Tên miền và những điều bạn cần biết

Khi nào nên sử dụng công cụ whois

Nếu là khách hàng, bạn có thể dùng Whois để kiểm tra nguồn gốc trang web nhằm xem về độ uy tín của chủ sở hữu. Hoặc nếu thích tên miền nào đấy thì nhờ whois mà bạn biết nên hỏi mua ở đâu.

Còn dưới góc độ là một doanh nghiệp hay cá nhân thiết kế website thì công cụ Whois sẽ cho bạn biết tên miền đã có người sở hữu hay chưa được đăng ký.

Tuy nhiên, thực tế cũng có một số tên miền đã đăng ký nhưng bạn vẫn không thể tra ra thông tin chủ sở hữu do vấn đề bảo mật theo yêu cầu của người chủ mong muốn. Phần dưới đây sẽ đề cập chi tiết về vấn đề này.

Hướng dẫn cách kiểm tra nguồn gốc trang web bằng công cụ Whois

Đầu tiên, bạn vào trang chủ của whois (https://who.is/). Tại giao diện trang chủ có ô tìm kiếm. Bạn chỉ việc nhập tên của trang web muốn tra cứu vào ô rồi nhấn vào biểu tượng hình kính lúp.

Hoặc bạn truy cập vào các link sau và gõ tên website cần tra cứu.

Lưu ý: Thông thường các thông tin Whois thường hay bị lưu cache. Vì thế, nếu bạn muốn tra lại thì cần xóa cache đi rồi tra.

Trong bảng hiện ra, có một số thông tin bạn cần lưu ý:

– Nhà quản lý tên miền (Registrar name): thường là các tổ chức được ủy quyền phân phối tên miền tại các nước trên thế giới.

– Chủ sở hữu tên miền (Registrant): Thông tin chủ sở hữu của tên miền khá chi tiết là tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Nếu chủ sở hữu có đăng ký dịch vụ Whois Privacy thì các thông tin trên sẽ hiển thị thêm cụm từ “Redacted for Privacy”.

  • Thông tin về tên miền: người thanh toán, người đại diện để liên hệ, người hỗ trợ kĩ thuật tên miền, name server (địa chỉ DNS đang trỏ về tên miền), tình trạng của tên miền (domain status), ngày thay đổi thông tin cập nhật gần nhất (updated date), ngày đăng ký tên miền (registration date), ngày hết hạn (expiry date), …

Công cụ Whois Privacy là gì

Whois Privacy chính là một dịch vụ ẩn thông tin của tên miền. Dịch vụ này cho phép các chủ sở hữu không công khai thông tin liên lạc nhằm ngăn chặn những kẻ có ý đồ xấu hay đối thủ cạnh tranh muốn chiếm đoạt thông tin.

Tuy có ưu điểm về bảo mật thông tin nhưng Whois Privacy cũng giống như con dao 2 lưỡi. Nó đem lại sự bảo mật tốt và đồng thời cũng đem đến một số bất lợi. Điển hình như một số trường hợp sau:

– Nếu một khách hàng rất thích tên miền của doanh nghiệp và họ sẵn sàng bỏ ra một mức giá rất cao để có thể mua lại. Trong khi đó, website công ty lại đang trong giai đoạn phát triển, chưa ổn định và cần nhiều chi phí đầu tư. Đồng thời, doanh nghiệp cũng muốn có thêm nguồn vốn để phát triển dự án hoặc kế hoạch mới thì đây chính là cơ hội tốt nhất. Do đó, thật đáng tiếc khi sự ẩn danh làm bạn mất đi cơ hội tiếp cận đến khách hàng có nhu cầu thực sự về tên miền.

– Nếu ẩn thông tin thì độ tin cậy về website và doanh nghiệp có thể bị giảm. Đối với các khách hàng kỹ tính hay khách hàng lớn, nổi tiếng thì họ đều muốn biết tất cả các thông tin liên lạc của đối tác. Bởi lẽ tâm lý chung là chỉ có làm ăn nghiêm túc, chân chính thì mới không ngại công khai danh tính. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp, nhất là với các công ty nước ngoài đều đánh giá cao sự minh bạch và rõ ràng. Và khi muốn hợp tác cùng những doanh nghiệp lớn này thì bắt buộc bạn nên công khai thông tin liên lạc. Tất nhiên, với các đối tác nhỏ thì họ sẽ không điều tra cẩn thận như thế.

Vì thế, Hosting Việt khuyên nếu bạn có đủ kiến thức về độ bảo mật website thì không cần lo lắng bị lộ thông tin cá nhân. Còn muốn đảm bảo an toàn thì Whois Privacy cũng là một cách hay bởi hiện nay có khá nhiều phương pháp kiểm tra độ uy tín của một công ty, quan trọng là đối tác có chịu khó tìm hiểu hay không.

Đến đây bạn đã biết được Whois là gì cũng như lợi ích và hạn chế mà dịch vụ bảo mật Whois Privacy mang lại. Hi vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng tên miền. Nếu cần hỗ trợ thêm về các giải pháp hosting giá rẻ hay tên miền, cũng như các công cụ tiện ích liên quan website thì bạn có thể để lại lời bình để Hosting Việt hỗ trợ nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *