Wibu là gì? Nguồn gốc của wibu, tại sao wibu bị kì thị ?
Bạn yêu thích Nhật Bản và đang muốn tìm hiểu về văn hóa của đất nước này. Tuy nhiên, bạn vô tình lại bị gọi với cái tên “wibu” mà không hiểu nó nói về cái gì. Đừng lo lắng, bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu wibu là gì cùng đặc điểm nhận diện một wibu chính hiệu?
Wibu là gì?
Wibu là gì ?
Về bản chất, “wibu” chính là một cách đọc phiên âm của người Việt Nam dành cho từ gốc “weeaboo”. Do đó, hai thuật ngữ này đều là một và chỉ khác một điều duy nhất là “weeaboo” thường được sử dụng để gọi người phương Tây với nghĩa “Người Nhật Da Trắng”. Chính vì thế, dù được gọi như thế nào thì hai từ này cũng mang ý nghĩa mỉa mai, tiêu cực ám chỉ những đối tượng có sự hâm mộ văn hóa Nhật Bản quá mức và mất kiểm soát với hành động của mình.
Wibu luôn khiến những người xung quanh giật mình
Trong từ điển Urban Dictionary, “wibu” (weeaboo) là một thuật ngữ mang sắc thái tiêu cực với những người bị ám ảnh, phát cuồng với mọi thứ liên quan đến Nhật Bản. Thậm chí, bọn họ còn gây lên sự phiền phức cho người khác và khiến mọi người xa lánh, không chấp nhận được.
Một biểu hiện khác của wibu, đó là họ mong muốn và mơ ước trở thành người Nhật Bản thực thụ, được thỏa mình với sở thích và hành động của bản thân. Thông thường, những người này sẽ không nhận ra mức độ u mê, cuồng nhiệt của mình.
Ngày nay, để gọi những kẻ chuyên thể hiện bản thân, nói mọi thứ về Nhật Bản nhưng thực chất lại cho thấy sự eo hẹp về kiến thức và sai lầm về thông tin văn hóa của đất nước này.
Wibu bắt nguồn từ đâu ?
Nguồn gốc hình thành “wibu” gắn liền với xuất xứ của “weeaboo”. Qua đó, “weeaboo” là một từ lóng, tiền thân là từ “wapanese” được ghép bởi “wannabe” và “white”. Khi dịch ra tiếng Việt, nó sẽ được hiểu là người da trắng phát cuồng với văn hóa Nhật Bản, thường sẽ là Anime, Manga và Hentai. Càng về sau, “weeaboo” được dùng rộng rãi trên toàn cầu và vô tình nó đã thay thế cho “wapanese”.
Tiền thân của “wibu” chính là “wapanese” – “Người Nhật Da Trắng”
“Wapanese” ra đời năm 2002 và thực sự được biết đến nhiều hơn vào năm 2005. Bởi từ này được một quản lý của diễn đàn có tên “4chan” cắt nghĩa trong bộ truyện tranh “Perry Bible Fellowship” của tác giả nổi tiếng Nicholas Gurewitch. Khi du nhập vào Việt Nam thì từ này bị biến thể thành “wibu” (là một phát âm của weeaboo).
Tim hiểu thêm:
- Plot Twist là gì? Top 5+phim có “Plot Twist” hay nhất
- No Nut November là gì? Tháng 11 ” Chay Tịnh” của nam giới
Cách nhận diện một “wibu” chính hiệu
Khi đã nhận biết rõ về ý nghĩa của wibu rồi, thì chắc chắn cách nhận diện một wibu đối với bạn cũng không còn quá khó khăn. Hãy căn cứ một số đặc điểm cơ bản được chúng tôi tổng hợp về wibu dưới đây nhé:
Nhận diện một wibu chính hiệu
- Wibu thực sự rất tôn sùng văn hóa Nhật Bản. Đối với họ, văn hóa Nhật là cao quý nhất và được đặt lên trên văn hóa bản địa của họ. Đồng thời, wibu cũng sẵn sàng từ bỏ đi văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống đất nước mình để trau dồi, rèn luyện văn hóa Nhật Bản.
- Wibu sử dụng tiếng Nhật hàng ngày, với mức độ còn hơn tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, một số wibu lại có sở thích sính ngoại ngữ mặc dù kiến thức về Nhật lại rất ít. Họ chính là những cá nhân “làm giàu nồi canh”, gây ảnh hưởng xấu đến bản sắc văn hóa của 2 nước.
- Wibu thường nghiện anime, manga hay những thứ thuộc về văn hóa Nhật Bản và đồng thời lại không hề hay biết gì về văn hóa nước mình.
- Một bộ phận wibu chỉ có kiến thức như “bề nổi của tảng băng trôi”, họ chỉ biết những thứ thuộc về anime và manga. Còn lại thì họ không biết gì về đất nước Mặt trời mọc nữa.
Sự khác nhau giữa Otaku và Wibu
Cùng với từ wibu, thuật ngữ “Otaku” cũng xuất hiện và gây ra nhiều tranh cãi về điểm giống và khác nhau giữa 2 từ này:
Thứ nhất, về bản chất thì chúng ta cần nắm rõ được khái niệm văn hóa Nhật Bản. Tức là nó sẽ bao gồm các thứ vĩ mô, chứ không đơn thuần là vi mô như văn hóa 2D Nhật Bản gồm anime, manga hay hentai. Do đó, không thể đánh đồng những người yêu thích anime “Otaku” vào từ “Wibu”.
Sự khác nhau cơ bản của “otaku” và “wibu”
Thứ hai, về ý nghĩa thực của 2 khái niệm. Trong khi “wibu” chỉ những người cuồng mọi thứ về đất nước Nhật Bản thì “Otaku” lại hoàn toàn khác biệt. Nó đơn giản chỉ là “ngôi nhà” mang tên của sự đam mê, một sở thích đặc biệt nào đó đến mức mà bạn không muốn rời đi.
Một ví dụ điển hình là vấn đề người trẻ hiện nay hay bị chìm đắm trong thế giới ảo của game, truyện tranh, phim chuyển thể từ truyện tranh,…rồi cứ thế dành hết thời gian rảnh rỗi để cày nó. Rồi sau đó, “Otaku” đã trở thành 1 thuật ngữ riêng chỉ đối tượng có niềm đam mê cháy bỏng với nền văn hóa 2D Nhật Bản.
Tại Nhật, “otaku” được sử dụng với ý nghĩa có phần khá tiêu cực. Nhưng khi du nhập đến Mỹ hay các quốc gia khác thì từ này lại trở nên đơn giản để gọi những fan cứng của anime, manga Nhật Bản.
Cách sử dụng “wibu” trong đời sống
Hiện nay, nếu bạn để ý thì dù chỉ là một hành động tôn vinh hoặc ngợi khen Nhật Bản sẽ bị cư dân mạng xã hội gắn luôn cái mác của “kẻ wibu”. Bởi trong đầu những anh hùng bàn phím này chất chứa một triết lý khủng khiếp về wibu đó là “bọn cuồng Nhật”, “đem Nhật mà đội lên đầu”. Thế nhưng, thực tế họ lại chưa biết rõ về “độ cuồng” của thuật ngữ “wibu”.
Có thể bạn chưa biết, chủ tịch tập đoàn Tesla Elon Musk là fan cứng Anime
Khen ngợi hoặc tôn vinh một sự vật, hiện tượng nào đó không phải là cuồng mà nó chỉ là sự tiếp nhận văn hóa tốt đẹp của loài người, phân tích cái tốt để hưởng ứng và học tập phát triển. Còn “cuồng” lại là sự tôn sùng, xem những điều đó là hoàn mỹ và cao quý nhất đối với bản thân.
Do đó, bản chất cốt lõi của “wibu” tương đương với nguồn gốc của nó, mang ý nghĩa tiêu cực cùng hàm ý mỉa mai, châm chọc cực gắt. Vì vậy, đừng sử dụng thuật ngữ này một cách bừa bãi nhé! Bởi có thể bạn sẽ vô tình làm tổn thương đến những người đơn giản có sở thích tìm hiểu và khám phá đất nước và con người Nhật Bản.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn wibu là gì cùng các thông tin cần biết xung quanh nó. Hãy ghé thăm website sentayho.com.vn của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật tin tức kịp thời các kiến thức hữu ích cho bản thân nhé!