Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì ? Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

Là một sinh viên đang làm đề tài nghiên cứu khoa học nhưng vì là người mới, chưa có kinh nghiệm nên bạn không biết phải làm đề tài như thế nào? Nếu vậy thì bạn đã tìm đến đúng địa chỉ rồi đấy! Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu được nghiên cứu khoa học là gì và cách làm đề tài nghiên cứu khoa học như thế nào. Bạn hãy tham khảo nhé!

Bạn đang đọc: Xác Định Vấn Đề Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì ? Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

Nghiên cứu khoa học là gì?

Trước khi tìm hiểu nghiên cứu khoa học là gì, ta cần nắm vững bản chất khái niệm khoa học. Khoa học (science) Xuất phát từ tiếng Latin “Scientia” (có nghĩa là kiến thức). Theo từ điển Webster”s New Collegiate, khoa học được định nghĩa là kiến thức thu được thông qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu.

Bạn đang xem: Vấn đề nghiên cứu khoa học là gì

Nghiên cứu khoa học (scientific research) là việc điều tra, tìm hiểu, quan sát về một sự vật, hiện tượng nào đó dựa trên các thông tin, số liệu, dữ liệu thực nghiệm, tài liệu… thu thập được để khám phá ra những thông tin mới nhằm nâng cao hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng đó. Kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học có thể là một phát hiện về bản chất, quy luật chung của sự vật, sự việc, hiện tượng (nghiên cứu cơ bản); sự phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc cũng có thể là một sáng tạo mới hay phương tiện kỹ thuật mới nhằm cải tạo thế giới xung quanh…(nghiên cứu ứng dụng).

Nghiên cứu khoa học là gì?

Có thể bạn quan tâm:

Đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản dành cho sinh viên

Đặc điểm của nghiên cứu khoa học là gì?

Tính khách quan: Tính khách quan trong nghiên cứu khoa học có thể hiểu là khả năng nhìn nhận và chấp nhận sự thật thay vì phủ nhận sự thật để bảo vệ điều mà người nghiên cứu mong muốn. Tính khách quan đòi hỏi người nghiên cứu phải gác lại tất cả các loại cân nhắc và định kiến chủ quan của mình.Tính kiểm chứng: Kiến thức khoa học dựa trên bằng chứng có thể kiểm chứng (quan sát thực tế) để các nhà quan sát khác có thể quan sát, cân nhắc hoặc đo lường các hiện tượng tương tự và kiểm tra quan sát cho chính xác.Tính hệ thống: Một nghiên cứu khoa học áp dụng một quy trình tuần tự nhất định, một kế hoạch có tổ chức hoặc thiết kế nghiên cứu để thu thập và phân tích các sự kiện về vấn đề đang nghiên cứu.Độ tin cậy: Kiến thức khoa học phải xảy ra trong các trường hợp quy định không chỉ một lần mà nhiều lầnĐộ chính xác: Nghiên cứu khoa học cần có độ chính xác cao. Độ chính xác được thể hiện bằng các con số hoặc phép đo lường cụ thể.Tính có thể dự đoán: Các nhà khoa học không chỉ đơn thuần mô tả các hiện tượng đang được nghiên cứu, mà còn cố gắng giải thích và dự đoán.

Các loại hình nghiên cứu khoa học

Trên thực tế, có rất nhiều loại hình nghiên cứu khoa học. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập hai cách phân loại: Phân loại theo tính ứng dụng và phân loại theo phương thức nghiên cứu:

Phân loại theo tính ứng dụng

Nghiên cứu khoa học được phân thành hai loại chính: nghiên cứu thuần túy hoặc nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu ứng dụng.

1/ Nghiên cứu cơ bản (Basic research)

Nghiên cứu cơ bản hay còn gọi là nghiên cứu lý thuyết là một cuộc điều tra về nguyên tắc cơ bản và lý do cho sự xuất hiện của một sự kiện hoặc quá trình hoặc hiện tượng cụ thể. Chẳng hạn như việc nghiên cứu, điều tra một số hiện tượng tự nhiên hoặc liên quan đến khoa học thuần túy. Các nghiên cứu cơ bản đôi khi không liên quan đến việc giải quyết hoặc ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế nào nhưng nó sẽ đóng vai trò là kiến thức nền tảng, cơ bản. Cung cấp một cái nhìn sâu sắc có hệ thống về một vấn đề. Các kết quả của nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ là cơ sở cho nhiều nghiên cứu ứng dụng.

2/ Nghiên cứu ứng dụng (Applied research)

Việc thực hiện nghiên cứu ứng dụng sẽ giúp nhà khoa học giải quyết một số vấn đề nhất định dựa trên các lý thuyết và nguyên tắc nổi tiếng và đã được thừa nhận. Nghiên cứu ứng dụng là hữu ích cho nghiên cứu cơ bản. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra sự khác biệt, đổi mới nhằm phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

Phân loại nghiên cứu khoa học theo ứng dụng là gì?

Phân loại theo phương thức nghiên cứu

Nghiên cứu định tính (Qualitative research): Nghiên cứu định tính là một phương pháp khoa học xã hội thu thập và làm việc với dữ liệu phi số và tìm cách giải thích ý nghĩa từ những dữ liệu này.Nghiên cứu hỗn hợp (Mixed research): Là nghiên cứu liên quan đến việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính hoặc đặc điểm mô hình.

Các loại nghiên cứu khoa học khác

Nghiên cứu thăm dò (Exploratory Research)Nghiên cứu mô tả (Descriptive research)Nghiên cứu khám phá (Exploratory research)Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional Research)Nghiên cứu hành động (Action research)Nghiên cứu định hướng chính sách (Policy-Oriented Research)Nghiên cứu phân loại (Classification research)Nghiên cứu so sánh (Comparative research)Nghiên cứu nhân quả (Causal research)Nghiên cứu kiểm định lý thuyết (Theory-testing research)Nghiên cứu xây dựng lý thuyết (Theory-building research)

5 Bước tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học

Để thực hiện được một công trình nghiên cứu khoa học bạn cần phải trải qua các bước sau:

1/ Tìm ý tưởng

Đây là bước đầu tiên và là tiền đề quan trọng để bạn thực hiện các bước còn lại của quá trình nghiên cứu. Ý tưởng này bạn có thể tìm thấy thông qua sách báo, internet… hoặc có thể từ trong cuộc sống thường ngày. Khi bạn cảm thấy rằng đây là một đề tài hay, có tính thực tiễn cao và phù hợp với mình, bạn có thể lựa chọn nó làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình.

2/ Xác định hướng nghiên cứu

Khi đã tìm ra được đề tài nghiên cứu mà mình muốn làm, bạn hãy tiến hành tìm kiếm thông tin, các bài báo cũng như những công trình nghiên cứu có liên quan để làm tư liệu tham khảo cho mình, đồng thời tìm được hướng nghiên cứu phù hợp và có hiệu quả nhé.

3/ Chọn tên đề tài nghiên cứu

Đối với người đọc, tên đề tài là điều đầu tiên mà họ quan tâm, giúp kích thích người đọc chú ý và quan tâm đến đề tài của bạn hơn đấy. Chính vì vậy, khi đặt tên cho đề tài của mình, bạn nên lưu ý chọn tên dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn và đúng trọng tâm của bài nghiên cứu nhé.

4/ Lập đề cương chi tiết cho đề tài

Đây cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quá trình làm nghiên cứu khoa học đấy nhé. Dựa vào đề cương chi tiết, bạn có thể lên kế hoạch được những việc mà mình cần phải làm, những thông tin mà mình cần thu thập, giúp cho quá trình nghiên cứu được dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, nhìn vào đề cương chi tiết, giáo viên hướng dẫn cũng có thể xem xét và sửa các lỗi sai cho bạn một cách dễ dàng và chính xác hơn.

5/ Tiến hành viết đề tài nghiên cứu khoa học

Sau khi đã hoàn thành xong 4 bước trên thì điều cuối cùng mà bạn cần làm là bắt tay vào viết đề tài nghiên cứu khoa học dựa vào đề cương chi tiết thôi. Trong quá trình viết này bạn cũng nên lưu ý sắp xếp thời gian thật hợp lý để không rơi vào tình trạng “thừa trước thiếu sau” nhé.

5 Bước tiến hành công trình nghiên cứu khoa học

Luận Văn 2S là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực viết thuê tiểu luận, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. Chúng tôi nhận viết các dạng bài luận liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học, tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu khoa học… Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy liên hệ dịch vụ viết tiểu luận thuê tại Luận Văn 2S nhé!

Ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu khái niệm nghiên cứu khoa học là gì và cách làm một bài nghiên cứu khoa học chưa? Để cụ thể hơn, chúng tôi giới thiệu đến bạn ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học giúp bạn có được cái nhìn chi tiết hơn cho bài nghiên cứu của mình nhé.

Đề tài: Quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại X

Lời mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại

1.1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì?

1.1.2. Các bên tham gia vào thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.3. Các nghiệp vụ phát sinh khi thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.4. Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ (UCP)

1.1.5. Công cụ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( Thư tín dụng L/C)

1.2. Quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.1 Quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì?

1.2.2. Các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.2.1. Rủi ro kỹ thuật

1.2.2.2. Rủi ro đạo đức

1.2.2.3. Rủi ro chính trị

1.2.2.4. Rủi ro khách quan đến từ nền kinh tế trong nước và quốc tế

Chương 2: Thực trạng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại X

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại X

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại X

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng X trong những năm gần đây

2.2. Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại X

2.2.1. Những quy định chung trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng X

2.2.2. Thực trạng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng X

2.2.2.1. Những kết quả đạt được

2.2.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng X

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng X

Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng X

3.1. Giải pháp vi mô

3.1.1. Về nghiệp vụ

3.1.2. Về tổ chức

3.1.3. Về khách hàng

3.1.4. Một số giải pháp khác

3.2. Giải pháp vĩ mô

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

3.2.2. Tổ chức tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

3.2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

3.2.4. Áp dụng tốt công nghệ vào hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ

3.2.5. Một số giải pháp khác

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục từ viết tắt

Phụ lục (nếu có)

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin về nghiên cứu khoa học là gì, đặc điểm, phân loại và lấy ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể. Bạn hãy tham khảo bài viết thật kỹ để có được kết quả cáo với đề tài nghiên cứu của mình nhé. Chúc bạn thành công!

>>>>>Xem thêm: Các cấu trúc chỉ khả năng với Likely – TiengAnhK12 – Ôn luyện Tiếng Anh thông minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *