Xét nghiệm Gamma GT là gì và những điều cần biết

Xét nghiệm Gamma GT thường được thực hiện cùng một số xét nghiệm khác để đo men gan khi nghi ngờ có tổn thương gan. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu xét nghiệm Gamma GT là gì? Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về loại xét nghiệm này.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm Gamma GT là gì và những điều cần biết

1. Xét nghiệm Gamma GT là gì?

Gamma GT (GGT) là viết tắt của gamma-glutamyl transpeptidase, một loại enzyme của màng tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi axitamin qua tế bào. GGT là một trong những loại enzyme trong các tế bào gan hay còn gọi là men gan. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. GGT tập trung ở gan nhưng cũng có ở túi mật, lá lách, tụy, thận. Nồng độ GGT trong máu thường tăng cao khi gan bị hư hỏng.

2. Tại sao cần thực hiện xét nghiệm GGT?

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm GGT nếu nghi ngờ gan bị thương tổn hoặc người bệnh mắc bệnh về gan, đặc biệt là những bệnh liên quan tới rượu. Xét nghiệm GGT hiện nay được đánh giá là chỉ số enzyme nhạy cảm nhất của tổn thương gan và bệnh tật. Tổn thương này thường là hậu quả của việc lạm dụng rượu hoặc các chất độc hại khác, như các loại thuốc.

Các triệu chứng của bệnh về gan bao gồm:

– Chán ăn

– Buồn nôn

– Mệt mỏi, thiếu năng lượng

– Đau bụng

– Vàng da

– Nước tiểu sậm màu bất thường

– Phân nhạt màu

– Ngứa

Với những trường hợp đã trải qua các chương trình cai nghiện rượu và đang cố gắng để kiêng rượu, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm Gamma GT để theo dõi điều trị. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để kiểm tra nồng độ GGT cho những người đã điều trị bệnh viêm gan do rượu.

2. Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm GGT?

Người bệnh có thể sẽ phải ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không được uống rượu, ngay cả một lượng rượu nhỏ trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm, đều sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm GGT

Xét nghiệm GGT có thể chẩn đoán được tổn thương gan nhưng không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu nồng độ GGT tăng có thể người bệnh cần phải tiến hành thêm môt số xét nghiệm khác. Nhìn chung nồng độ GGT đo được càng cao thì thiệt hại đến gan càng lớn.Một số nguyên nhân có thể làm tăng nồng độ GGT là:

– Lam dụng rượu

– Viêm gan siêu vi mạn tính

– Lưu lượng máu đến gan giảm

– U gan

– Xơ gan

– Lam dụng một số loai thuốc hoặc chất độc

– Suy tim

– Bệnh tiểu đường

– Viêm tụy

Xét nghiệm Gamma GGT thường được thực hiện cùng với xét nghiệm ALP, đo nồng độ một enzyme khác trong gan là , phosphatase kiềm (ALP). Nếu nồng độ cả GGT và ALP đều tăng cao, người bệnh có thể có vấn đề về gan hoặc ống mật. Nếu nồng độ GGT bình thường nhưng ALP lại tăng cao, các bệnh về xương có thể là nguyên nhân tiềm ẩn. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm GGT trong trường hợp này để xác định chính xác nguyên nhân.

4. Lưu ý về xét nghiệm Gamma GGT

GGT rất nhạy cảm, nếu bác sĩ nghi ngờ việc sử dụng thuốc hoặc uống rượu của người bệnh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm thêm 1 lần nữa. Barbiturates, phenobarbital, và một số loại thuốc không kê đơn có thể làm tăng nồng độ GGT trong cơ thể. Nồng độ GGT cũng tăng theo tuổi tác ở phụ nữ, không phải ở nam giới.Với những người uống quá nhiều rượu và mới chỉ bắt đầu tạm ngừng thời gian gần đây, nồng độ GGT có thể phải mất hơn một tháng để giảm xuống mức bình thường. Hút thuốc cũng có thể làm tăng nồng độ GGT.

>>>>>Xem thêm: Một Số Khái Niệm Trong Hiphop Bạn Nên Biết 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *