Sau khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ trải qua giai đoạn “cửa sổ” – giai đoạn ổn định, phát triển và gia tăng số lượng. Giai đoạn này, hệ miễn dịch cơ thể chưa hình thành được kháng thể kháng virus, do đó các xét nghiệm thường cho kết quả âm tính giả nếu xét nghiệm quá sớm. Vậy nếu xét nghiệm HIV 8 tháng âm tính có khả năng âm tính giả không?
Bạn đang đọc: Xét nghiệm HIV 8 tháng âm tính có khả năng âm tính giả không? | Medlatec
13/12/2021 | Xét nghiệm HIV 7 tuần âm tính – không được chủ quan 24/10/2021 | Tiêu chảy HIV là bệnh gì? Phương pháp khắc phục như thế nào? 01/10/2021 | Xét nghiệm HIV tại nhà nhanh chóng, chính xác và bảo mật cao
1. Tìm hiểu về xét nghiệm HIV
HIV là loại virus truyền nhiễm nguy hiểm, chúng tấn công hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch của người bệnh, khiến cơ thể không chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập. Cùng với đó, HIV còn gây ra những rối loạn cơ thể nghiêm trọng và tử vong do biến chứng bệnh.
HIV là virus tấn công hệ miễn dịch của cơ thể
Để kiểm tra một người có nhiễm HIV hay không, xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện. Xét nghiệm này được các chuyên gia khuyến cáo với tất cả mọi người từ độ tuổi 13 – 64 để sàng lọc bệnh. Ngoài ra, các đối tượng có nguy cơ cao nên xét nghiệm sớm và thường xuyên hơn, bao gồm:
-
Người có quan hệ đồng tính nam.
-
Người quan hệ tình dục với nhiều người không an toàn từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng.
-
Người quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn với người nhiễm HIV.
-
Người sử dụng chung bơm kim tiêm, vật dụng cá nhân, vật dụng y tế với người bệnh.
-
Người từng bán dâm.
-
Người từng chẩn đoán mắc bệnh lây qua đường tình dục khác.
Virus HIV dễ dàng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn
Xét nghiệm HIV chẩn đoán sớm giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị đem lại hiệu quả tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh cũng như có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Ngoài ra với phụ nữ mang thai, phát hiện sớm mẹ nhiễm HIV và điều trị có thể hạn chế nguy cơ truyền sang em bé rất thấp.
2. Xét nghiệm HIV 8 tháng âm tính có cần xét nghiệm nữa không?
Trước khi trả lời thắc mắc này, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về cách phát triển và gây bệnh của virus HIV cũng như cơ chế xét nghiệm này.
Từ khi xâm nhập vào cơ thể, số lượng virus HIV sẽ nhân lên nhanh chong trong tuần đầu tiên gây ra nhiễm trùng và xuất hiện sớm ở dịch não tủy. Sau đó, virus HIV mới xuất hiện trong máu. Thông thường sau 3 – 6 tuần, tình trạng nhiễm trùng giảm, bệnh nhân hầu như không gặp triệu chứng hay vấn đề sức khỏe nào, một số ít có biểu hiện như cảm cúm thông thường.
Sau đó, virus tiếp tục phát triển, nhân lên số lượng nhanh chóng nhưng diễn biến bệnh vẫn thầm lặng khó phát hiện. Từ thời điểm sau khi nhiễm 2 – 3 tháng, xét nghiệm HIV có thể xác định được tình trạng mắc bệnh chính xác hơn, song vẫn có tỉ lệ âm tính giả cao.
Tìm hiểu thêm: CS 230 – Mạng nơ ron tích chập cheatsheet
Xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ có thể có kết quả âm tính giả
Xét nghiệm HIV hiện nay dựa trên kiểm tra kháng thể mà cơ thể tạo ra chống lại virus HIV, do đó cần tới thời điểm trong máu người bệnh đạt hàm lượng kháng thể tối thiếu mà xét nghiệm có thể phát hiện thì kết quả mới đảm bảo chính xác. Giai đoạn từ 3 – 6 tháng sau khi nhiễm virus HIV là giai đoạn cơ thể sản xuất kháng thể, còn gọi là giai đoạn cửa sổ. Xét nghiệm HIV ở thời điểm này sẽ cho kết quả âm tính với cả người bị nhiễm virus HIV.
Nếu xét nghiệm HIV 8 tháng âm tính, người bệnh có thể yên tâm rằng mình thực sự âm tính với loại virus nguy hiểm này. Rất hiếm trường hợp giai đoạn cửa sổ kéo dài đến 8 tháng hoặc lâu hơn khiến kết quả xét nghiệm HIV là âm tính giả.
Để đảm bảo chắc chắn, bệnh nhân có thể đi xét nghiệm HIV khẳng định kết quả sau 2 – 3 tháng nữa, nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên không nên lơ là các biện pháp bảo vệ bản thân, ngăn ngừa lây nhiễm virus HIV.
3. Làm gì để phòng ngừa nhiễm HIV?
Virus HIV là virus vô cùng nguy hiểm, chúng tấn công hệ miễn dịch khiến cơ thể không thể chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, khi ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể tử vong do các bệnh nhiễm trùng thông thường khi hệ miễn dịch hoạt động kém. Virus HIV càng phát triển trong thời gian dài không được điều trị tốt thì càng gây tổn thương hệ miễn dịch nghiêm trọng rất khó hồi phục.
Hiện chưa có thuốc điều trị triệt để virus HIV
Do đó, mỗi chúng ta cần có kiến thức về các con đường lây nhiễm HIV và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là những biện pháp quan trọng:
3.1. Đời sống tình dục lành mạnh
HIV lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến, do đó biện pháp đầu tiên để phòng ngừa nhiễm HIV là có một đời sống tình dục lành mạnh: quan hệ tình dục chung thủy với một bạn đời, dùng bao cao su khi quan hệ tình dục,… Với đối tượng chưa rõ có nhiễm HIV hay không, khi quan hệ tình dục ngoài sử dụng bao cao su, cần tránh không tiếp xúc da trực tiếp với dịch âm đạo, tinh dịch của bạn tình.
3.2. Không tiêm chích ma túy
Tiêm chích ma túy sử dụng kim tiêm không đảm bảo là con đường dễ gây lây nhiễm HIV. Vì thế, không tiêm chích ma túy giúp chúng ta tránh tệ nạn và bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm HIV.
3.3. Nhận chế phẩm máu an toàn
Chỉ sử dụng chế phẩm máu, nhận máu đảm bảo an toàn, không nhiễm virus HIV.
3.4. Không dùng chung bơm kim tiêm
Trong hoạt động y tế, không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác, ngoài ra các dụng cụ phẫu thuật hoặc can thiệp cũng cần tiệt trùng trước khi dùng như: dụng cụ xăm, xỏ lỗ, châm cứu,… Bên cạnh đó, các vật dụng cá nhân cũng không nên dùng chung với nhiều người như: dao cạo, bấm móng tay, bàn chải đánh răng,…
>>>>>Xem thêm: Đấu thầu quốc tế là gì? Khái quát các quy định về đấu thầu quốc tế?
Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có nguy cơ cao truyền cho em bé
3.5. Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai
Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV lây sang cho thai nhi đạt tới 30%, do đó các chuyên gia khuyên rằng đối tượng này không nên mang thai. Nếu đã có thai, cần uống thuốc dự phòng và tới cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc, tư vấn cách xử lý và hạn chế lây nhiễm tối đa.
Như vậy, xét nghiệm HIV 8 tháng âm tính là kết quả tương đối tin cậy, người bệnh có thể yên tâm khả năng cao bản thân không nhiễm HIV. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn người bệnh có thể xét nghiệm lại và đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV.
Hiện nay, sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của nhiều bệnh nhân. Giá xét nghiệm tại nhà bằng giá xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại.
MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 cũng như đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm vào kết quả xét nghiệm. Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm HIV, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.