Xét nghiệm sinh hóa máu là gì và được chỉ định khi nào? | Medlatec

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm thường được chỉ định trong chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cung cấp một số thông tin và các xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm sinh hóa máu là gì và được chỉ định khi nào? | Medlatec

14/11/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin – con đường tắt thăm dò sắt trong máu

1. Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học phổ biến, thường dùng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý. Xét nghiệm sẽ đo nồng độ một số chất trong máu, từ đó đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó.

Xét nghiệm sinh hóa máu đơn giản, chi phí phù hợp nhưng có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý, điều trị và theo dõi điều trị bệnh. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản bao gồm:

  • Ure máu.

  • Creatinin huyết thanh.

  • AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT.

  • ALP.

  • Bilirubin.

  • Albumin.

  • Đường huyết (Glucose).

  • Mỡ máu.

  • Xét nghiệm ion đồ

  • Xét nghiệm acid Uric

Xét nghiệm sinh hóa máu phân tích nhiều chỉ số

2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

a) Ure máu

Ure trong máu là sản phẩm thoái hóa của protein, sẽ được lọc ở cầu thận để đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Do đó, chỉ số xét nghiệm Ure máu sẽ có giá trị đánh giá chức năng thận cũng như theo dõi các bệnh lý thận.

Giá trị Ure máu bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l.

Ure máu sẽ tăng trong các bệnh lý như: Suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết, tiêu chảy,…

Ure máu giảm khi chế độ ăn ít protein, suy suy giảm chức năng gian hoặc truyền nhiều dịch.

b) Creatinin huyết thanh

Creatinin huyết thanh là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatinin phosphate cơ, chúng sẽ được lọc hoàn toàn ở thận. Chỉ số này cũng được sử dụng để đánh giá chức năng thận.

Giá trị Creatinin huyết thanh bình thường: 62 – 120 mmol/l ở nam và 53 – 100 mmol/l ở nữ.

Creatinin huyết thanh tăng ở bệnh lý cường giáp, Gout, suy thận,… và giảm ở phụ nữ đang mang thai, người bị liệt, teo cơ, sử dụng thuốc chống động kinh,…

c) AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT

Các chỉ số này có giá trị đánh giá các bệnh lý gan như: tổn thương nhu mô gan (viêm gan), viêm gan cấp, mạn tính,…Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm này cũng được sử dụng trong sàng lọc hay chẩn đoán các bệnh lý về cơ, tim…

Giá trị AST, ALT, GGT bình thường:

d) ALP

Chỉ số ALP (phosphatase kiềm) đặc trưng cho gan và xương.

Chỉ số ALP bình thường:

ALP sẽ tăng ở các bệnh lý về xương và gan mật như: Tắc ống mật, ung thư tiền liệt tuyến, còi xương, nhuyễn xương, rối loạn chuyển hóa xương.

e) Bilirubin

Chỉ số Bilirubin gồm 3 trị số đặc trưng, gồm: Bilirubin toàn phần, Bilirubin gián tiếp và Bilirubin trực tiếp. Chỉ số này có giá trị chẩn đoán và theo dõi tình trạng vàng da do: viêm gan, tan huyết, tắc mật.

Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường:

Chỉ số Albumin giúp đánh giá hoạt động của gan

f) Albumin

Albumin là một loại protein được tổng hợp ở gan, chiếm khoảng 60% protein toàn phần có trong huyết thanh. Chỉ số Albumin có giá trị trong đánh giá chức năng gan, do protein này có chức năng tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển các chất chuyển hóa, acid béo tự do, ion kim loại, hormone, thuốc, bilirubin,…

Chỉ số Albumin bình thường: 35 – 50 g/L.

g) Đường huyết (Glucose)

Chỉ số đường huyết Glucose trong máu thường kết hợp với xét nghiệm HbA1 – C để chẩn đoán và theo dõi điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, hạ đường huyết.

Chỉ số Glucose máu bình thường: 3,9 – 6,4 mmol/l và HbA1 – C từ 4 – 5,6%.

h) Mỡ máu

Chỉ số xét nghiệm mỡ máu bao gồm:

Cholesterol toàn phần

Cholesterol toàn phần giúp theo dõi và phát hiện các trường hợp: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,… Có thể thực hiện trong khám sức khỏe ở người trên 40 tuổi, người có bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa,…

Chỉ số Cholesterol toàn phần bình thường: 3,9 – 5,2 mmol/L.

Cholesterol trong máu tăng với trường hợp: đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, vàng da tắc mật,… và giảm trong các bệnh: suy gan, cường giáp, suy dinh dưỡng,…

Lipid máu HDL-C

Xét nghiệm HDL-C giúp đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu.

Chỉ số HDL-C bình thường: >0,9 mmol/L.

Nồng độ HDL-C giảm trong các bệnh lý: xơ vữa động mạch, béo phì hoặc người hút thuốc lá, lười vận động.

Tìm hiểu thêm: Quần lọt khe là gì? – sentayho.com.vn

Tình trạng mỡ máu thường gặp ở người bị béo phì

LDL-C

Chỉ số LDL-C giúp đánh giá tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành,…

Chỉ số LDL-C bình thường:

LDL-C tăng trong các bệnh lý: rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì,… và giảm trong bệnh lý xơ gan, hoặc người suy kiệt, hấp thụ kém,…

Triglycerid

Chỉ số Triglycerid bình thường: 0,46 – 1,88 mmol/l.

Chỉ số này tăng trong trường hợp: Béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu,… và giảm do suy kiệt, kém hấp thụ, sau khi hoạt động thể lực mạnh.

i) Xét nghiệm ion đồ

Xét nghiệm kiểm tra các chỉ số:

Na+

Nồng độ Na+ bình thường: 135 – 145 mEq/l.

Nồng độ này tăng trong trường hợp cường aldosteron, mất nước, dùng corticoid,… và giảm khi bị ứ dịch do suy thận, suy tim, xơ gan hoặc xuất huyết, tiêu chảy, nôn ói, bỏng.

K+

Nồng độ K+ bình thường: 3,5 – 5 mEq/l.

Nồng độ này trong máu tăng cao với trường hợp suy thận hoặc dung thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali,… và giảm khi tiêu chảy – ói mửa,…

Cl-

Nồng độ Cl- bình thường: 98 – 106 mmol/l.

Nồng độ Cl-tăng trong trường hợp ăn mặn, suy thận cấp, toan chuyển hoá, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, shock phản vệ,… và giảm khi nôn kéo dài (hẹp môn vị), tiêu chảy, mất nước cấp gây nhiễm kiềm chuyển hoá, ăn nhạt,…

Ca2+

Nồng độ Ca2+ bình thường: 1.1-1.35 mmol/L.

Ca2+ tăng khi người bệnh nhiễm độc giáp, cường cận giáp, dùng nhiều vitamin D,… và giảm khi bị nhược cận giáp, thiếu vitamin D,…

>>>>>Xem thêm: Họa viên kiến trúc – Nghề của sáng tạo & thu nhập cao

Chỉ số acid Uric giúp đánh giá bệnh thận

k) Xét nghiệm acid Uric

Xét nghiệm acid Uric giúp chẩn đoán bệnh thận, Gout,…

Chỉ số acid Uric bình thường: 180 – 420 mmol/l với nam giới và 150 – 360 mmol/l ở nữ giới.

Chỉ số acid Uric tăng với các bệnh suy thận, vẩy nến, Gout và giảm khi mắc bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan,…

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm phức tạp, gồm nhiều công đoạn và phân tích trên nhiều chỉ số khác nhau. Do đó, đây là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán cao, thường được chỉ định để kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán và theo dõi bệnh. Để kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên thực hiện tại các bệnh viện uy tín, máy móc hiện đại và bác sỹ có tay nghề chuyên môn cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *