Sự phát triển nhanh chóng của các phương pháp can thiệp nội mạch ngày càng chứng minh được tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này. Ngày càng nhiều bệnh lý được điều trị thành công bởi can thiệp nội mạch mang lại lợi ích lớn cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về can thiệp nội mạch qua bài viết dưới đây.
1. Can thiệp nội mạch là gì?
Can thiệp nội mạch là một phương pháp phẫu thuật có sử dụng dụng cụ kích thước đặc biệt đưa được vào lòng của các mạch máu. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên sẽ đưa những dụng cụ hình ống kích thước nhỏ, hay còn gọi là “catheter” vào trong các mạch máu lớn. Thường lựa chọn mạch máu ở cánh tay hoặc chân. Tiếp đó catheter đi theo đường các mạch máu để đi đến các vị trí mạch máu cần phẫu thuật.
Bước tiếp theo, phẫu thuật viên đưa các dụng cụ hoặc thiết bị đặc biệt đi theo catheter. Từ đó, phẫu thuật viên có thể tái thông mạch máu tắc nghẽn, điều chỉnh dòng máu hoặc thậm chí gây tắc nghẽn các mạch máu nếu cần thiết.
Bất kể mục đích phẫu thuật là gì, phẫu thuật viên đều cần sử dụng kết hợp với X-Quang, hoặc hình ảnh siêu âm để có thể thể hiện vị trí catheter và các thiết bị trong suốt thời gian thao tác.
Ví dụ về dụng cụ và thiết bị thông dụng nhất:
-
Catheter dạng bóng – balloon catheter :
Phẫu thuật viên có thể đưa các catheter có bóng hơi vào các mạch máu và bơm phòng bóng lên. Việc này giúp nông rộng các mạch máu bị hẹp. Phương pháp này còn được gọi là tạo hình mạch máu- angioplasty.
-
Stent :
Stent là tên gọi của những dụng cụ dạng lưới kim loại được đưa vào bên trong lòng mạch máu và mở rộng ra. Hầu hết các stent được thiết kế bởi chất liệu đặc biệt. Và bao phủ các nhóm thuốc ở bề mặt giúp các mạch máu không bị hẹp hay bị tắc. Stent có thể dùng ở rất nhiều mạch máu khác nhau trong cơ thể gồm có:
-
- Ở Động mạch cánh tay hoặc chân.
- Động mạch não.
- Động mạch ruột non.
-
Stent-graft :
Là tên của nhóm dụng cụ stent được gia cố thêm bề mặt. Những stent-graft thường được sử dụng điều trị các bệnh lý phình mạch. Khi mac thành của các mạch máu ở vị trí phình thường mỏng và dễ vỡ.
Các stent-graft được đưa vào lòng mạch ở trạng thái gấp. Khi tiếp cận được đến vị trí phình mạch, các stent được bung rộng ra. Qua đó giúp gia cố những vị trí mỏng của thành mạch máu. Máu chảy qua vị trí đặt stent graft sẽ chảy qua lòng stent cũng là lòng mạch máu. Sự gia cố này giúp mạch máu chịu được áp lực máu trong lòng mạch, bảo vệ mạch máu khỏi vỡ.
-
Coil và các dạng thiết bị khác :
Coil là dạng dụng cụ đặc biệt được đưa vào mạch máu và thả vào lòng của các túi phình có dạng túi. Thường là những túi phình kích thước nhỏ ở não hoặc thận. Những coil được thả vào để giữ các túi phình không bị vỡ. Những thiết bị tương tự cũng thường được dùng trong can thiệp nội mạch để làm nút chặn ngăn chảy máu ở các trường hợp tổn thương mạch máu.
-
Catheter nhiệt :
Phẫu thuật viên đôi khi dùng nhiệt để làm tắc các tĩnh mạch dãn rộng.
2. So sánh can thiệp nội mạch và phẫu thuật thông thường
Thông thường – không phải luôn luôn – can thiệp nội mạch giúp bệnh nhân phục hồi sau mổ dễ dàng hơn. Đó là vì:
- Can thiệp nội mạch chỉ dùng các thiết bị kích thước nhỏ. Tiếp cận bằng đường mạch máu thay vì mổ đường mổ lớn như phẫu thuật thường.
- Các cơ quan trong cơ thể không cần bộc lộ trong can thiệp nội mạch.
- Các cơ quan khác trong cơ thể không bị va chạm nhiều như phẫu thuật thông thường.
Mặc dù vậy, can thiệp nội mạch vẫn là một dạng phẫu thuật nên bệnh nhân vẫn đau. Vẫn có những vết khâu, nguy cơ nhiễm trùng hay chảy máu tương tự như những dạng phẫu thuật khác.
3. Khi nào nên lựa chọn can thiệp nội mạch?
Lựa chọn can thiệp nội mạch phù thuộc vào nhiều yếu tố. Trường hợp có thể thực hiện được cả hai nhóm thì lựa chọn của bệnh nhân là yếu tố quyết định. Tuy nhiên không phải luôn luôn bệnh nhân có thể lựa chọn loại phẫu thuật cho bệnh lý của mình.
Việc có thực hiện được can thiệp nội mạch hay không còn phụ thuộc vào:
- Liệu các dụng cụ can thiệp nội mạch có hiệu quả với bệnh nhân hay không?
- Chỉ định của can thiệp nội mạch có đúng ở bệnh lý của bệnh nhân hay không?
- Các vấn đề sức khỏe khác kèm theo của bệnh nhân có cho phép thực hiện can thiệp nội mạch hay không?
- Kể cả khí các yếu tố trên thuận lợi thì còn phù thuộc vào đánh giá và tay nghề của bác sĩ điều trị của bạn về can thiệp nội mạch.
Lưu ý rằng kể cả khi can thiệp nội mạch được lựa chọn thì vẫn có nguy cơ chuyển sang mổ thường. Đôi khi xảy ra khi phẫu thuật viên trong lúc đang thực hiện can thiệp nội mạch gặp nhiều điều kiện bất lợi. Để bảo đảm sức khỏe của bệnh nhân buộc phải chuyển sang thực hiện mổ thông thường.
Vậy nên để chuẩn bị tốt cho can thiệp nội mạch. Bệnh nhân cần được chuẩn bị về các tình huống có thể xảy ra. Việc này thường xảy ra khi:
- Phát hiện những bất thường hoặc các tổn thương mới trong quá trình can thiệp gây bất lợi cho thao tác.
- Phẫu thuật viên không thể hoàn thành các mục tiêu đề ra của can thiệp nội mạch và buộc phải chuyển mổ thường để đạt được mục tiêu điều trị.
- Tình trạng chảy máu vượt quá khả năng kiểm soát của can thiệp nội mạch.
Điều quan trọng cần hiểu rõ rằng: phẫu thuật viên sẽ luôn sẵn sàng chuyển phương pháp phẫu thuật khi cần thiết. Để bảo vệ tối đa sự an toàn và sức khỏe cho bệnh nhân.
Bác sĩ Ngô Minh Quân
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ ngày càng được xã hội quan tâm vì tính phổ biến. Bệnh diễn biến phức tạp cũng như cần có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh khỏi tử vong cũng như những di chứng thần kinh nặng nề. Cùng YouMed tìm hiểu thêm nhé!
>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não: dấu hiệu nhận biết và nơi điều trị