Kenzo đến từ nước Pháp nhưng lại không hề theo phong cách châu Âu cổ điển hay thời thượng mà thay vào đó, Kenzo được biết đến như một logo thương hiệu mang đậm chất Á Đông chứa đầy sự phóng khoáng và vui tươi, bởi “cha đẻ” của thương hiệu này là một người châu Á và vô cùng thành công trên sàn thời trang quốc tế.
Bạn đang đọc: Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 13: Kenzo | ELLE Man Việt Nam
Có thể bạn chưa biết? Nhật Bản đã sản sinh ra 2 nhà Kenzo tài năng luôn cống hiến hết mình cho nghệ thuật của nhân loại: Kenzo Tange, bậc thầy của kiến trúc hiện đại nổi tiếng với sự “lãnh đạm” của mình ở thế kỷ 20; và nhà thiết kế thời trang đại tài Kenzo Takada nổi tiếng với phong cách đi ngược xu hướng của nhân loại.
Lịch sử ra đời và phát triển
Thương hiệu thời trang Kenzo được thành lập vào năm 1970 bởi nhà thiết kế người Nhật, Kenzo Takada, luôn là một trong những thương hiệu thời trang đi đầu về sự tinh tế cũng như huyền bí và quyến rũ đậm chất Á Đông, khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu thời trang khác ở châu Âu. Tên lúc đầu của thương hiệu là Jungle Jap, nghĩa là “Rừng Nhật Bản”.
Kenzo Takada là một trong những nam sinh đầu tiên của trường Cao Đẳng Thời trang Bunka của Nhật Bản. Sự hứng thú của ông đối với thời trang được phát hiện rất sớm thông qua những cuốn báo chí của chị gái. Năm 18 tuổi, ông làm theo ước nguyện của ba mẹ, nộp đơn vào trường Đại học Kobe học ngành Văn học. Không hài lòng và chán nản với chuyên ngành, ông đã từ bỏ việc học đểxin vào trường Cao đẳng Thời Trang Bunka, Tokyo.
Năm 1960, ông đã giành được giải thưởng thời trang uy tín Soen và bắt đầu làm việc cho một công ty chuyên hàng may mặc nữ Sanai, và sản xuất đều đặn 40 bộ mỗi tháng. Năm 1964, Kenzo di chuyển tới Paris và nuôi ý định thực hiện giấc mơ tại vùng đất “Kinh đô Thời trang” của thế giới này. Những bộ trang phục mang tính cách mạng của Courreges chính là nguồn cảm hứng cho ông thực hiện một BST gồm 30 mẫu của riêng mình, và 5 trong số đó được chấp nhận bởi nhà thiết kế thời trang Louis Feraud. Cuộc đời của ông dần chuyển sang trang mới.
Trong một vài năm kế tiếp, ông đã làm việc với nhiều công ty thời trang , trong đó có Pisanti textile Group và Relations Textiles. Những thiết kế trang phục nữ đầu tiên tại Paris được ghép thủ công từ nhiều loại rẻ tiền mua từ chợ vải Saint-Pierre ở chân đồi Montmatre. Năm 1970, Kenzo mở một thương hiệu thời trang riêng của mình, đặt tên là ‘Jungle Jap’, được mở tại một cửa hàng thời trang cũ Gallerie Vivienne mà ông đã tự tân trang lại nơi đây. Đây cũng là địa điểm tổ chức buổi biểu diễn thời trang đầu tiên của thương hiệu. Một vài mẫu thiết kế sau đó đã được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí thời trang ELLE. Sau đó cửa hàng được chuyển đến 28 Passage Choiseul ở quận 2e, thành phố Paris. Và từ đây, các mẫu thiết kế của ông bắt đầu thu hút sự chú ý của nhiều người.
Năm 1971, tên tuổi của ông bắt đầu lan rộng và các BST được trình diễn tại Tokyo và New York. Chúng lần lượt xuất hiện trên các trang tạp chí thời trang uy tín của Mỹ năm 1971, nơi mà các mẫu trang phục áo khoác cỡ rộng, quần quá khổ, hay những kiểu áo có phần cánh tay mở rộng và cửa hàng thời trang độc đáo của mình được giới thiệu như một sự phát triển tiếp theo của ngành công nghiệp thời trang tại Paris. Cửa hàng Flagship đầu tiên của thương hiệu được mở cửa tại số 3 đường Place des Victoires năm 1976.
Sau đó, Kenzo cho ra mắt BST dòng thời trang nam vào năm 1983. Ông tiếp tục phát triển và lấn sân sang một mặt hàng khác dành cho phái đẹp, đó là dòng nước hoa vô cùng nổi tiếng sau này. Bắt đầu từ Kenzo de Kenzo, Parfum d’été, Le monde est và L’eau par Kenzo. Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và nhìn thấy được tiềm năng của sản phẩm này, thương hiệu thời trang Kenzo “thừa thắng xông lên” với sự ra mắt dòng nước hoa dành chon nam, Kenzo pour Homme và năm 1991.
Có lẽ, thành công nhất từ trước tới nay chính là dòng Flower By Kenzo, được ra mắt năm 2000. Nước hoa Flower by Kenzo được chiết xuất từ cây anh túc và điều này giúp khẳng định tên tuổi của thương hiệu thời trang Kenzo trong lòng thời trang thế giới. Đồng thời, thúc đẩy sự “ra đời” của thương hiệu nước hoa Kenzo Parfums và dần trở nên lớn mạnh hơn sau đó.
Năm 2001, thương hiệu Kenzo cũng cho ra mắt các sản phẩm chăm sóc da, có tên là KenzoKI.
Thế nhưng, thương hiệu thời trang Kenzo đã sát nhập vào “đại gia đình” LVMH từ rất lâu trước đó, năm 1993 và năm 1999, cùng với việc kỷ niệm 30 năm thương hiệu, nhà thiết kế thời trang Kenzo Takada tuyên bố nghỉ hưu và đã rời khỏi công ty sau một thời gian dài hợp tác. Trợ lý của Kenzo Takada – Giles Rosier điều hành thương hiệu tuy nhiên những thiết kế của hãng trong thời gian này khá an toàn và không có bước đột phá. Chính vì vậy mà kể từ đó trở đi, phong cách thời trang của Kenzo mang một dấu ấn hơi khác so với lúc còn Kenzo Takada.
Năm 2003, nhà thiết kế thời trang người Ý Antonio Marras gia nhập thương hiệu và trở thành Giám đốc Sáng tạo của hãng vào tháng 12 năm 2008. Tuy nhiên, anh lại thổi nét thơ của thời trang Ý vào trong phong cách thời trang Kenzo khiến công chúng trở nên “lạ lẫm” bởi mất đi nét Á Đông vốn có của Kenzo.
Tìm hiểu thêm: Cụm động từ và Thành ngữ với Run – Cleverlearn Vietnam
Tháng 7 năm 2011, sau khi Marras rời khỏi vị trí Giám đốc Sáng tạo của thương hiệu Kenzo, bộ đôi nhà thiết kế Humberto Leon và Carol Lim được đảm nhiệm vị trí trên, mang lại sức sống mới cho Kenzo sau một khoảng thời gian mờ nhạt trước đó. Bộ đôi NTK này cũng là các nhà sáng lập thương hiệu Opening Ceremony.
Sau một năm lãnh đạo thương hiệu, Leon chia sẻ rằng: “Thương hiệu thời trang Kenzo đã có một lịch sử phong phú và hấp dẫn, vì vậy rất khó cho chúng tôi có thể xác định chính xác những gì mà mình đã thay đổi. Với sự ra mắt của BST mới, chúng tôi hi vọng rằng mình có thể mang lại tinh thần trẻ trung, cảm giác vui vẻ cũng như sự táo bạo cho mọi người. Mặt khác, chúng tôi vẫn tôn trọng và bảo tồn các truyền thống mà NTK Kenzo Takada đã khởi xướng trước đây. Chẳng hạn như tầm quan trọng của các họa tiết được in trên áo và sự ý thức được tính chất trần tục cũng như du lịch, những cái mà vốn dĩ nó là bản chất trong mỗi BST trước đây của Kenzo”.
Ý nghĩa logo thương hiệu
Logo thương hiệu Kenzo được đặt theo tên của người sáng lập – Kenzo Takada. Trong tiếng nhật, “Ken” nghĩa là khôn ngoan và “Zo” là 3. Logo thương hiệu còn được biết tới họa tiết hình con hổ mang biểu tượng đặc trưng của “rừng rậm” – đúng với nghĩa đen tên thương hiệu được đặt lần đầu tiên của hãng.
Logo thương hiệu của Kenzo trước đây giống các khối hình học chữ nhật được lồng ghép với nhau tạo thành dòng chữ ‘Kenzo’. Sau này, mẫu logo thương hiệu thời trang Kenzo được thiết kế mới lại với 3 đường kẻ sọc hiện đại thể hiện được phần nào sự tươi mới của logo thương hiệu Kenzo so với trước đây. Dòng chữ “Paris” được đặt bên trong chữ O khác hẳn với các logo thương hiệu của các hãng thời trang khác thường hay để nơi sản sinh của mình ở dòng phía dưới.
Điều này giúp họ tạo được dấu ấn riêng biệt so với các hãng khác. Thiết kế mới này của logo thương hiệu Kenzo phản ánh tinh thần trẻ trung, tràn đầy năng lượng và độc đáo của bộ đôi Giám đốc Humberto Leon và Carol Lim muốn mang tới cho các tín đồ thời trang. Với phông nền màu trắng tươi sáng, 3 đường kẻ sọc này còn giúp chúng ta liên tưởng tới những bóng đèn led neon, gợi lên phong cách đường phố đặc trưng của Nhật Bản, cụ thể là Tokyo – nơi nổi tiếng với các thiết bị điện tử và các bảng hiệu quảng cáo trên đường phố. Đây không chỉ muốn gợi nhắc cho mọi người về quê hương của Kenzo Takada mà còn ẩn chứa sự trực quan rất bắt mắt người xem.
Sự thành công ‘trở lại’ của logo thương hiệu Kenzo
Với mục đích khơi lại “rừng Nhật Bản” của Kenzo, niềm cảm hứng về thế giới tươi đẹp, lạc quan và tự do, được lấy ý tưởng từ Jungle Jap, hai nhà thiết kế trẻ đến tử New York này đã cho ra mắt BST Sweatshirt thêu hình đầu hổ. Và ngay lập tức, những chiếc áo này nhanh chóng trở thành biểu tượng thời trang mới của Kenzo và được rất nhiều người ưa chuộng, trong có cả Beyoncé, Selena Gomez, Rihanna,…
Sự thành công của Kenzo xuất phát từ tên thương hiệu vốn xuất phát từ một NTK người châu Á lẫn thiết kế đi ngược với xu hướng thị trường thời trang thế giới lúc bấy giờ. Thiết kế của thương hiệu Kenzo mang đậm bản sắc và lòng tự hào dân tộc của Kenzo Takada khiến cho công chúng tò mò và thích thú. Cũng chính những điều này đã tạo nên hiệu ứng quảng cáo miễn phí cho danh tiếng của thương hiệu.
Sự nổi tiếng của thương hiệu ngày càng đi lên, mở ra một thế giới mới với niềm cảm hứng của sự đa dạng văn hóa sắc tộc, vốn là ý nghĩa ban đầu của nhà sáng lập Kenzo. “Kỹ thuật may mặc phương Tây và sarong phương Đông” chon nam và “Đường cắt Nhật Bản với họa tiết thêu tay của người Slav” cho nữ, những chi tiết này đã trở thành nét đặc trưng riêng của hãng.
>>>>>Xem thêm: HONDA SENSING LÀ GÌ ? CÁC CÔNG NGHỆ TRONG GÓI HONDA SENSING – Honda oto Phú Mỹ Hưng
Cả Leon và Lim đều gìn giữ và tiếp tục kế thừa những gì mà Kenzo đã làm, đó là đi ngược lại với những chuẩn mực của xu hướng thời trang qua các mùa, thổi vào đó là linh hồn của rừng xanh Nhật Bản. Bộ đôi Giám đốc Sáng tạo của hãng cũng thành công trong các chiến dịch toàn cầu bằng cách hợp tác với các đạo diễn phim. Tạo nên các đoạn phim quảng cáo đậm chất điện ảnh, các ý tưởng độc đáo, kỳ lạ nhưng đầy vui nhộn, lạc quan, truyền cảm hứng hiện đại và năng lượng cho tuổi trẻ và các tín đồ thời trang của Kenzo.
Mong rằng logo thương hiệu này sẽ tiếp tục là một trong những hình ảnh được các tín đồ thời trangmãi yêuthích cũng như các NTK tài năng của Kenzo vẫn gìn giữ được các giá trị tinh thần mà “cha đẻ” Kenzo Takada mong muốn truyền đạt thông qua các BST thời trang độc đáo của mình.
Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 12: Balenciaga
Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 11: Converse
—
Tổng hợp: Hami Trần (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Kham khảo: Vogue, Wiki)