Đạo cụ Đạo cụ đặc trưng cho Yosakoi được gọi là naruko (鳴子): là vật bằng gỗ, có cán cầm, phía trên có 3 thanh gỗ nhỏ để khi lắc phát ra tiếng kêu và thường được làm từ gỗ thông để đảm bảo yếu tố nhẹ. Naruko có xuất xứ từ tỉnh Kochi, vốn là dụng cụ được nông dân sử dụng để đuổi chim chóc tránh xa khỏi ruộng lúa. Naruko truyền thống có thân màu đỏ, 3 thanh gỗ màu đen và vàng. Ngày nay, các đội cũng tự thiết kế naruko theo màu trang phục hoặc khắc tên đội trên cán cầm. Một số đội múa còn biến tấu naruko như: làm thân dài ra, hoặc các thanh gõ chỉ có trên một mặt thân. Một số đạo cụ khác: Để tạo ra yếu tố đặc trưng, độc đáo cho đội múa của mình, nhiều đội Yosakoi cũng sử dụng đồng thời trong bài múa các đạo cụ khác như : – Đèn lồng: kích thước tùy vào sáng tạo của mỗi đội. Một chiếc đèn lồng thông thường có đường kính 15cm, cao 40cm và có tay cầm dọc thân đèn. Đèn lồng thường dành cho những người dẫn đầu đội múa để tạo điểm nhấn cho bài múa. – Quạt: sử dụng như một đạo cụ thay thế cho naruko để tạo điểm nhấn cho bài, thường bắt gặp trong bài múa của các đội Honiya, Torakku. – Cờ: thông thường các đội sử dụng cờ to, kích thước khoảng 3x4m, phất phía sau đội múa tạo không khí tươi vui cho người xem. Một loại cờ khác kích thước nhỏ cầm tay, có thể sử dụng như một đạo cụ múa. – Ngoài ra, các đội có thể sử dụng trống hay gậy dài, trên đầu có gắn đèn lồng. Đạo cụ sử dụng trong Yosakoi rất đa dạng và các đội có thể tùy ý sáng tạo.. Một đặc điểm không thể thiếu trong một đoàn diễu hành Yosakoi là Jikatasha. Đây là một xe chở nhạc gồm có loa, trống, và một tới vài người với công việc chính là hâm nóng bầu không khí nhiệt huyết của mỗi điệu múa đi chầm chậm trước mỗi đoàn múa. Jikatasha thường được trang trí rất bắt mắt, và theo phong cách riêng của từng đội. Các đội có thể dùng nhạc ghi sẵn hoặc có thể chở cả một ban nhạc sống trên Jikatasha. Động tác Động tác trong một bài múa Yosakoi là những mô phỏng theo các động tác trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc đồng áng, sản xuất,….nên hầu hết đều đơn giản, dễ học. Do sự phát triển mạnh mẽ của Yosakoi, các đội múa ngày nay cũng tự sáng tạo những bài múa với động tác khó dần và tạo phong cách riêng. Trong Yosakoi, ta bắt gặp được cả sự mạnh mẽ xen lẫn uyển chuyển, có thể cả đội nhảy chung hoặc chia động tác theo hàng nam-nữ. Yosakoi là điệu múa mang tính tập thể, đòi hỏi sự đoàn kết ở mức tối đa nên yếu tố quan trọng nhất là động tác phải đều, trước sau như một. Nhạc nền Nhạc nền của vũ điệu Yosakoi rất sôi nổi và mạnh mẽ, được các đội múa tự do sáng tác dựa trên bài hát gốc có tên “Yosakoi Naruko Odori”, được sáng tác bởi Takemasa Eisaku. Yosakoi-bushi : Đây là một bài dân ca của tỉnh Kochi, mang giai điệu Yosakoi. Bài hát này kể về câu chuyện tình yêu cảm động của chàng Junshin với cô con gái của ông chủ thợ hàn. Câu chuyện tình yêu của 2 người gắn với chiếc cầu Harimaya nối tiếng, nơi thường được lấy làm sân khấu của lễ hôi Yosakoi , và cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản. Yocchore : Một bài hát thiếu nhi. Jinma-mo : Bài hát truyền thống có nguồn gốc từ một bài hò đánh cá của tỉnhHokkaido, phía Bắc Nhật Bản. Vì thế, trong bài múa ta có thể bắt gặp rất nhiều động tác xuất phát từ hoạt động đánh cá. Bài hát mang âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng nhưng không kém phần uyển chuyển thể hiện tinh thần của người dân chài.Cuộc thi Yosakoi truyền thống ở Kochi yêu cầu nhạc nền mỗi đội cần phải có một phần nào đó của bài nhạc gốc. Các cuộc thi và các lễ hội khác có thể không yêu cầu điều đó (tức là các đội có thể tự sáng tác nhạc của mình), hoặc có thể yêu cầu có phần của bản nhạc truyền thống của chính địa phương tổ chức. Một bài múa tiêu chuẩn có độ dài 4 phút 30 giây. Ngày nay, bên cạnh những đội múa vẫn giữ nét giai điệu truyền thống, có khá nhiều đội múa sáng tác nhạc theo phong cách hiện đại, trẻ trung, mang âm hưởng pop, rock hay disco, salsa…. 4. Đặc điểm khác Nụ cười: Các lễ hội tại Nhật Bản thường hướng tới thần thánh hoặc những người đã khuất. Duy chỉ có lễ hội Yosakoi dành cho những người đang sống. Tinh thần của Yosakoi là tươi vui, mạnh mẽ. Vì thế nụ cười được xem như đặc điểm nhận biết của Yosakoi. Một khi hòa mình vào điệu múa, nụ cười của người nhảy Yosakoi có thể truyền cảm hứng, sức sống cho khán giả. Hình thức biểu diễn : Múa Yosakoi bao gồm 2 hình thức biểu diễn: sân khấu và diễu hành. Đối với hình thức diễu hành, một đội chia làm 4 hàng dọc, biểu diễn trên đường phố. Mỗi động tác chân là một bước tiến, nên Yosakoi được biết đến như một điệu múa luôn hướng về phía trước. Đối tượng tham gia : Đặc điểm độc đáo của Yosakoi là người tham gia múa không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Trong một đội múa (giới hạn với 150 người) ta có thể bắt gặp những em bé 4-5 tuổi hay những cụ bà ngoài 60. Một khi đã hòa mình vào Yosakoi, tất cả đều cùng chung nụ cười và niềm hăng say khi nhảy. 5. Các loại hình của Yosakoi Yosakoi Seichou: Là loại hình Yosakoi sử dụng bản nhạc gốc “Yosakoi Naruko Odori” với đạo cụ bắt buộc là naruko. Trong loại hình này, một đội tuân thủ đội hình 4 hàng. Yosakoi Soran: Là loại hình Yosakoi có xuất xứ từ Hokkaido – vùng nổi tiếng về nghề đánh bắt cá. Vì thế nên các động tác trong Yosakoi soran mô phỏng việc đánh cá như kéo lưới, thu lưới, gỡ cá ra khỏi lưới…. Phong cách uyển chuyển, mạnh mẽ như thuyền đi trên biển, nương theo sóng, dựa vào mạn thuyền, đoàn kết một lòng kéo lưới. Các phương ngữ thường được hô kèm trong một bài soran có thể kể đến như: “dokkoisho”, “soran”,…. Biểu diễn soran đòi hỏi chú trọng về việc bố trí sắp xếp đội hình, kết hợp rất ăn ý. Một bài soran thông thường là biểu diễn tay không. Ngoài ra cũng có thể kết hợp sử dụng naruko, quạt, gõ trống nhưng chỉ để tạo điểm nhấn. Soran được biểu diễn trên nền nhạc truyền thống Soran-bushi, là một bài hò đánh cá của vùng Hokkaido- phía Bắc Nhật Bản. Xem thêm: >> Người Nhật thích quà gì của Việt Nam >> 10 loại bùa cầu may nổi tiếng của người Nhật >> Giao thông Nhật Bản và những điều bạn chưa biết 6. Các lễ hội Yosakoi lớn trong năm tại Nhật Bản Lễ hội Yosakoi Đây là lễ hội Yosakoi đầu tiên và cũng là lễ hội Yosakoi lớn nhất tại Nhật Bản, được tổ chức từ ngày 8-12 tháng 8 hàng năm, bắt đầu từ năm 1954 tại thành phố Kochi. Trong 4 ngày lễ hội, các đội sẽ biểu diễn trên đường Otesuji, công viên trung tâm, Masugata và khu phố Obiya. Đây là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất ởShikoku. Lần đầu tiên được tổ chức (năm 1954), lễ hội chỉ có 21 đội Yosakoi tham gia với 750 người. Đến lần thứ 30, con số này vượt quá 10000 người. Lễ hội là một cuộc thi Yosakoi, quy tụ gần như tất cả các đội Yosakoi lớn nhỏ trên toàn nước Nhật. Số lượng người tham gia lễ hội lên tới hàng chục nghìn người, và tăng dần qua mỗi năm. Các quy tắc khi tham gia Lễ hội Yosakoi: Những người tham gia phải sử dụng naruko chuyên nghiệp.Bất kỳ sự sắp xếp âm nhạc từ phía các đội đều được ban tổ chức chấp nhận, nhưng âm nhạc phải có ít nhất một phần của bản gốc bài hát “Yosakoi Nakuro Odori” do Takemasa sáng tác.Các đội được giới hạn cho 150 người tham sentayho.com.vnjuku Omotesando Genki Matsuri Super Yosakoi : Đây là lễ hội được tổ chức trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật cuối cùng của tháng 8, diễn ra tại năm địa điểm ở Harajuku và công viên Yoyogi. Lễ hội bắt đầu được tổ chức từ năm 2001, là nơi các đội Yosakoi tranh tài… Lễ hội Yosakoi Soran Lễ hội được tổ chức ở trường đại học Hokkaido bắt đầu từ năm 1991 và ngày càng lớn mạnh. Ngày nay lễ hội này đã trở thành một trong những lễ hội mùa hè lớn nhất được tổ chức ở Nhật Bản. Phần lớn các sự kiện diễn ra ở Sapppro từ sáng sớm với hàng trăm lá cờ của các đội tham gia, không kể chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đến từ khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, thậm chí là cả nước ngoài. Lễ hội diễn ra vào tháng 6 hàng năm. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để tổ chức lễ hội vì tháng 6 là tháng không mưa ở Hokkaido. Ngoài ra, trong năm còn rất nhiều lễ hội Yosakoi được tổ chức ở nhiều nơi trên toàn Nhật Bản : Lễ hội Kyushu được tổ chức trên đại lộ Sasebo (tỉnh Nagasaki) diễn ra vào cuối tháng 10, các lễ hội được tổ chức ở thành phố Sendai, Kobe, Osaka, Kyoto,… 7. Yosakoi tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hầu hết những học sinh, sinh viên học tiếng Nhật đều biết đến điệu múa này. Hiện nay có khoảng 18 đội Yosakoi có quy mô lớn tại Việt Nam, gồm 13 đội ở Hà Nội, 1 đội ở Hải Phòng, 5 đội ở Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn rất nhiều các đội Yosakoi nhỏ tại các trường học, câu lạc bộ…
Tại Việt Nam có rất nhiều các câu lạc bộ về Yosakoi được thành lập
Trong Lễ hội Hoa Anh Đào 2016 được tổ chức vào ngày 16-17/4 tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) vừa qua cũng có tới 15 đội Yosakoi tham dự. Vì sao các bạn trẻ lại say mê điệu múa này như vậy, tác giả đã có cuộc trò chuyện với một số bạn trẻ từng tham gia Lễ hội Hoa Anh Đào 2016.
Bạn Phan Hiếu – đội Hanoi Sennen cho biết: “Khi tham gia Yosakoi, em được giao lưu, kết thêm nhiều bạn mới ở nhiều độ tuổi, lĩnh vực khác nhau”.
Theo Phan Hiếu, Yosakoi được mệnh danh là “Điệu nhảy của cụ cười”, nên khi nhảy Yosakoi, các bạn trẻ cảm thấy rất vui, hào hứng vì được cùng cười, cùng hòa vào điệu nhảy với đồng đội của mình.
“Yosakoi là một trong những lý do khiến em quyết định theo học tiếng Nhật và tìm hiểu nhiều hơn về Nhật Bản”, Hiếu chia sẻ.
Các bạn đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đã từng tham gia lễ hội Yosakoi lần nào chưa? Đừng để những ngày tháng tại Nhật của bạn trở nên nhàm chán nhé. Hy vọng với bài viết này, các bạn có thể biết Yosakoi là gì? và những điều đặc biệt của điệu múa này, khiến nó trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. Các bạn có thể xem thêm các bài viết về XKLĐ Nhật Bản tại đây.