Để xin được visa Ấn Độ đi du lịch, đi công tác, … thành, công việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu và điền tờ khai xin visa Ấn Độ online một cách chính xác. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết.
Bạn đang xem: Visible identification marks là gì
Điền tờ khai xin visa Ấn Độ
Bước 2. Bạn click vào mục “Regular Visa Application”
Bước 3. Bạn điền đẩy đủ thông tin theo yêu cầu vào các ô trống:
Country you are applying visa from (Quốc gia mà mình nộp hồ sơ): Bạn chọn “Việt Nam”Indian Mission (bạn nộp ở thành phố nào): Bạn chọn “Hà Nội” hoặc “HCM”Nationality (Quốc tịch): Bạn chọn “Việt Nam”Date of Birth (Ngày tháng/năm/sinh của bạn)Email ID (Địa chỉ email cá nhân của bạn)Re-enter Email ID (Nhập lại địa chỉ email cá nhân của bạn)Expected Date of Arrival (Ngày dự kiến nhập cảnh tại Ấn Độ)Visa Type (Loại visa)Purpose (Mục đích nhập cảnh)Please enter above text (Nhập mã capcha)Continue (Bạn chọn tiếp tục sau khi điền các mục trên)
Tiếp đến, bạn sẽ được chuyển đến phần “Applicant Details Form” tại đây bạn điền đầy đủ các thông tin chi tiết về cá nhân và hộ chiếu.
Applicant Details (Thông tin cá nhân) bao gồm:Surname (Họ)Given Name/s (Tên và đệm)Gender (Giới tính)Town/City of birth (Nơi sinh)Country of birth (Quốc gia bạn được sinh ra)Citizenship/National Id No. (Số CMND)Religion (Tôn giáo)Visible identification marks (Đặc điểm nhận dạng có thể nhìn thấy ngay): Bạn hãy ghi đặc điểm nào trên khuôn mặt nhận biết rõ nhất ví dụ như vết bớt, nốt ruồi,…, đừng ghi chung chung kiểu “có hai mắt, một miệng, hai tai,…)” nhé.Educational Qualification (Trình độ học vấn)Did you acquire Nationality by birth or by naturalization? (Quốc tịch mà bạn chọn là nơi bạn sinh ra hay do bạn nhập quốc tịch): Nếu bạn sinh ra ở Việt Nam thì chọn “By birth”Passport Details (Thông tin trên hộ chiếu của bạn) bao gồm:Passport Number (Số hộ chiếu)Place of Issue (Nơi cấp)Date of Issue (Ngày cấp)Date of Expiry (Ngày hết hạn)Any other valid Passport/Identity Certificate(IC) held (Ngoài hộ chiếu ở trên còn hộ chiếu khác không ?): Cái này dành cho ai có 2 quốc tịch, nếu có bạn chọn “Yes” và tiếp tục điền các mục dưới tương tư như trên còn không thì chọn “No”.Father’s details (thông tin về cha), mother’s details (thông tin về mẹ), spouse’s details (thông tin về vợ/chồng): bạn điền các thông tin này vào các mục tương tư như trên như họ tên, quốc tịch, nơi sinh, quốc gia bạn được sinh ra, về phần thông tin vợ/chồng nếu bạn còn độc thân thì chọn “No” mục này sẽ tự động ẩn đi.
Visa details (thông tin về visa)Places of visit (các nơi dự kiến tham quan): mình ghi 3 nơi dự kiến muốn đến, không bắt buộc bạn phải đi đến tham quan chính xác những địa điểm bạn đã khai nhé.Thời hạn visa: mình ghi thời hạn là 3 thángSố lần ra vào: Nếu dự định đi qua Nepal hay Bangladesh rồi quay trở lại Ấn độ thì chọn 2 lần ra vào “Double Entry” nhé. Để được cấp visa diện “Double Entry” thì khi xin visa Ấn Độ bạn phải kèm theo lịch trình chi tiết.Purpose of visit: Mình chọn là “toursim”Expected Date of journey (ngày dự kiến đi)Port Arrival in India (cảng nhập cảnh): mình đáp xuống sân bay New Delhi nên ghi là New DelhiExpected Port of Exit from India (cảng xuất cảnh): tương tự như trên
Trên đây là một số mục quan trọng bạn cần lưu ý khi điền. Ngoài ra, còn một vài mục nữa số lần bạn đã đến thăm Ấn Độ, những quốc gia bạn từng đến trong 10 năm gần đây, tên người bảo trợ ở Ấn Độ và Việt Nam … lưu ý: phần người bảo trợ ở Ấn Độ không bắt buộc bạn có thể điền tên khách sạn hoặc địa điểm dự kiến nhé.
Sau khi hoàn tất đơn xin visa online, bạn đăng tải bản scan hộ chiếu và file ảnh 3,5 x 3,5 cm in ra nộp cùng hồ sơ tại Đại sứ quán.
Du lịch Ấn Độ
Đây là toàn bộ kinh nghiệm điền tờ khai xin visa Ấn Độ. Nếu bạn nào chưa tự tin về khả năng tiếng Anh của mình thì có thể nhờ đến dịch vụ visa Ấn Độ đảm bảo nhanh gọn, chính xác. Chúc các bạn có được những thông tin bổ ích!