Mỗi cá nhân vì lý do công việc, học tập,… sẽ không thể sinh sống ở nơi họ đăng ký thường trú được. Để quản lý những trường hợp không sinh sống tại nơi đăng ký thường trú, pháp luật nước ta đã quy định về việc đăng ký tạm trú. Quốc hội Việt Nam mới ban hành Luật Cư trú năm 2020 thay thế cho Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013. Luật Cư trú năm 2020 sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2021 tới đây. Vậy theo Luật Cư trú năm 2020, thì việc tạm trú được quy đinh như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Cư trú năm 2020.
1. Tạm trú là gì?
Tại Luật Cư trú năm 2020 quy định: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).” (Khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020)
“Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.” (Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020)
Từ đó có thể hiệu tạm trú là việc công dân sinh sống tại mội địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện khác với nơi công dân đó đăng ký thường trú và công dân đã được đăng ký tạm trú
2. Tạm trú tiếng Anh là gì?
Tạm trú tiếng Anh là “temporary residence”.
3. Đăng ký tạm trú là gì?
Tạm trú là một dạng cư trú làm thời tại một chỗ ở hợp pháp của cá nhân mà không phải thường trú. Đăng ký tạm trú chính là một hình thức đăng ký cư trú, việc thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thiết lập một chế độ quản lý tạm thời về cư trú đối với công dân. Mục đích của việc đăng ký tạm trú là nhằm quản lý dân cư, quản lý con người.
Mỗi công dân đều được quản lý tại nơi có hộ khẩu thường tú, nhưng khi người đó không có thời gian sinh sống tại nơi đăng ký thường trú thì việc quản lý cư trí cũng phải có những thay đổi phù hợp. Thiết lập chế độ quản lý tạm thời bên cạnh quản lý hộ khẩu thường trú, có tác dụng nắm bắt tình hình dân cư, cũng như bảo đảm quyền lợi của công dân nếu có phát sinh.
Người đăng ký tạm trú là người đến sinh sống tại nơi mà người đó không có hộ khẩu thường trú. Khi chuyển đến nơi cư trú mới để sinh sống, học tập, làm việc mà không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì cá nhân phải đăng ký tạm trú.
Xem thêm: Mẫu đơn xin đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa phương mới nhất năm 2021
Nơi đăng ký tạm trú là công an cấp xã, phường, thị trấn. Thẩm quyền quản lý tạm trú của công an nhân dân cấp xã là cấm gần nhất, nắm rõ tình hình biến động dân cư.
Đăng ký tạm trú làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi tạm trú về dân sự, hôn nhân gia đình, xác định tòa án có thẩm quyền khi xảy ra tranh chấp dân sự. Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân, là cách để công dân đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháo của mình tại nơi cư trú. Công dân được quyền đăng lý khai sinh, kết hôn tại nơi tạm trú.
Đăng ký tạm trú có thể do công dân trực tiếp thực hiện hoặc do chủ nhà trọ quản lý, quản lý ký túc xã thực hiện. Tuy là nghĩa vụ của công dân, nhưng đăng cứ tạm trú có thể do người khác thực hiện mà không phải bắt buộc phải trực tiếp thực hiện.
4. Vai trò của đăng ký tạm trú
Đăng ký tạm trú là căn cứ để Nhà nước bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân. Đăng ký cư trú và đăng ký tạm trú giúp Nhà nước biết nơi cư trú của cá nhân để bảo vệ quyền tự do cư trú gắn với nơi cư trú cụ thể đó. Việc cư trú của công dân luôn gắn với các nhu cầu về học tập, làm việc, khám chữa bênh, …. Đăng ký cư trú là tiền đề để Nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc đăng kỳ tạm trú giúp quan hệ giữa Nhà nước và công dân liên quan đến cư trú không bị gián đoạn nên quyền tự do cư trú và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân cũng được liên tục mà không bị gián đoạn.
Đối su Nhà nước, công tác quản lý cư trú có vị trí hết sức quan trọng, có tác dụng rất to lớn đối với hoạt động quản lý xã hội, quản lý dân cư của Nhà nước cũng như đối với công tác nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân. Cơ quan quản lý sẽ nắm được việc cư trú của nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và trên cơ sở nắm bắt việc cư trú mà có các chính sách, kế hoạch bảo đảm an sinh xã hội phù hợp như xây dựng trường học, bệnh viên,… phù hợp với tình trạng cư trú.
Đối với hoạt động quản lý xã hội, công tác quản lý cư tú nói chung và quản lý tạm trú nói riêng là một biện pháp quản lý hành chính nhằm nắm được việc cư trú của nhân dân, xác định những thông tin cơ bản nhất về nhân thân của công dân để làm tiền đề phục vụ cho hoạch định chính sách xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã hội của Nhà nước.
Đối với vai trò đảm bảo an ninh trật tư, đặc biệt là trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, công tác quản lý cư trú, tạm trú có ý nghĩa phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. Thông qua công tác quản lý cư trú, tạm trú thì cơ quan tạm trú có thể hiệu được những vấn đề cơ bản của từng người cụ thể về tên tuổi, nơi cư trú, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, các đối tượng cần tập trung phòng ngừa,… quan việc nắm vững tình hình từng nhân khẩu, hộ khẩu cư trú trên địa bàn,…
Thực hiện tốt công tác quản lý cư trú, tạm trú sẽ góp phần tích cực trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, hạn chế nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm cũng như công tác điều tra, khám phá tội phạm. Các đối tượng tội phạm luôn luôn lợi dụng những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong công tác quản lý tạm trú để hoạt động phạm tội, trố tránh pháp luật, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú, khai báo tạm trú cho người ở trọ
Đối với việc hoạch định chính sách, quản lý xã hội chính là quản lý con người trong tất cả các đời sống xã hội. Thông qua việc quản lý con người, nắm được con người trên các phương diện sẽ làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội một cách toàn diện.
5. Quy định pháp luật về đăng ký tạm trú
Tại Luật Cư trú năm 2020 quy định về:
” Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Và hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú tại Điều 28 của Luật
Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú
Xem thêm: Đăng ký tạm trú có cần xuất trình sổ hồng, sổ đỏ không?
1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
6. Địa chỉ hiện cư ngụ tại là thường trú hay tạm trú?
Cụm từ “Địa chỉ hiện cư ngụ tại” là cụm từ rất quen thuộc trong các đơn từ, hợp đồng, văn bản khác trong cuộc sống.
Về lẽ thông thường, “địa chỉ hiện cư ngụ tại” được hiểu là nơi mà cá nhân đó đang ở, sinh sống.
Mặt khác, nơi sinh sống của cá nhân có thể chính là nơi họ đăng ký hộ thường trú hoặc có thể là nơi họ đang sinh sống, học tập, làm việc, khác với nơi cá nhân đó đăng kí thường trú.
Để các định “địa chỉ hiện cư ngụ tại” là nơi thường trú hay tạm trú ta cần xác định trong đơn từ, văn bản, hợp đồng của cá nhân đó có ghi về hộ khẩu thường trú của cá nhân đó hay không. Nếu địa chỉ cư ngụ trùng với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì “địa chỉ hiện cư ngụ” chính là nơi thường trú của cá nhân. Nếu địa chỉ cư ngụ khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì địa chỉ cư ngụ là địa chỉ tạm trú của cá nhân đó.