Công ty tư nhân là gì? Đặc điểm của công ty tư nhân?

Công ty tư nhân không phải là một khái niệm mới mẻ ở nước ta, hay còn để chỉ doanh nghiệp tư nhân. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đã và đang có những nỗ lực vượt bậc nhằm không chỉ đảm bảo quản lý điều hành doanh nghiệp có hiệu quả mà còn có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và xây dựng đất nước.

Bạn đang đọc: Công ty tư nhân là gì? Đặc điểm của công ty tư nhân?

Luật Doanh nghiệp đã có những quy định khá rõ ràng về loại hình doanh nghiệp tư nhân. Vậy doanh nghiệp tư nhân hay công ty tư nhân là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Công ty tư nhân là gì?

Công ty tư nhân hay Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, những quy định cụ thể về doanh nghiệp tư nhân được quy định cụ thể tại chương VII của luật này về vốn đầu tư, quản lý doanh nghiệp tư nhân, cho thuê doanh nghiệp tư nhân, bán doanh nghiệp tư nhân, thực hiện quyền doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt.

Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Luật doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Việc giải thích công ty tư nhân là gì? trên đây phần nào giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề này, phần tiếp theo sẽ phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập Công ty

Tìm hiểu thêm: Thời Trang Bền Vững Là Gì? Làm Sao Để Thời Trang Thân Thiện Với Môi Trường? Hải Triều

>>>>>Xem thêm: Loạt biệt danh, từ mới xuất hiện sau thành công của U23 Việt Nam – Tuổi Trẻ Online

Đặc điểm Công ty tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân (công ty tư nhân) có các đặc điểm về vốn, quản lý, tư cách pháp nhân như sau:

– Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản cá nhân chủ doanh nghiệp.

Nguồn vốn này chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ tự đăng kí. Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng giảm vốn đầu tư theo ý mình mà không phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trừ trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng ký ban đầu.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Tuy nhiên cũng có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giới hạn về chịu trách nhiệm này giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và người được thuê sẽ căn cứ vào hợp đồng đã giao kết. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền cho thuê doanh nghiệp hay bán doanh nghiệp tuân theo các quy định của pháp luật.

– Về quan hệ tài sản:

Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (chịu trách nhiệm vô hạn).

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Một điều đáng lưu ý đó là doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Bởi lẽ doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản – một trong những tiêu chí đầu tiên để xét tính độc lập về tài sản của doanh nghiệp đó là tài sản đó phải độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân cũng khiến cho doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành.

Để biết thêm những khó khăn đó là gì? Trong bài viết Công ty tư nhân là gì Quý khách hàng có thể tham khảo những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân trong phần dưới đây.

Những ưu nhược điểm khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất: Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:

– Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình có cơ cấu đơn giản, gọn nhẹ và không quá phức tạp như những loại hình doanh nghiệp khác. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê, bán doanh nghiệp của mình cho người khác.

– Đồng thời chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định độc lập đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền trong việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

– Vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài chính bằng tài sản của mình nên có thể sẽ tạo được sự tin cậy và uy tín đối với khách hàng.

Thứ hai: Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:

– Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân nên không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, điều này có thể gây hạn chế cho doanh nghiệp khi huy động vốn.

– Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân thì không đồng thời được là chủ hộ kinh doanh cá thể, thành viên công ty hợp danh. Cũng như không được quyền góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phần tại công ty cổ phần.

– Chính việc phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nên nguy cơ rủi ro có thể sẽ cao hơn.

Điều kiện thành lập công ty tư nhân

Điều kiện chung:

– Tên doanh nghiệp tư nhân: Không bị trùng, không gây nhầm lẫn…

– Trụ sở: Hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng;

– Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành;

– Vốn: Đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;

– Chủ doanh nghiệp: Không vi phạm điều 13 Luật doanh nghiệp.

Điều kiện riêng:

– Do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu;

– Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.

Có thể bạn quan tâm: Thành lập Công ty TNHH

Hồ sơ thành lập công ty tư nhân

Để khách hàng hiểu được về thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, Luật Hoàng Phi sẽ liệt kê chi tiết những tài liệu sau cần thiết cho việc tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu công chứng của chủ doanh nghiệp.

– Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện (nếu có yêu cầu);

– Các thông tin về công ty định thành lập như tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Chủ doanh nghiệp /Giám đốc hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

Trên đây, chúng tôi đã gửi tới Quý khách hàng bài viết với chủ đề công ty tư nhân là gì? Trường hợp có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *