RAM là gì? Đây là một thuật ngữ quá quen thuộc với máy tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bộ nhớ ram trong các thiết bị công nghệ.
Bạn đang đọc: Ram là gì? Cần dung lượng bộ nhớ trong bao nhiêu là đủ?
RAM là gì và những khái niệm liên quan
Ram là gì?
RAM là dạng viết tắt của thuật ngữ Random Access Memory. Đây là một bộ nhớ trong của máy tính nhằm giúp lưu trữ những thông tin tạm thời để CPU có thể truy xuất và xử lý nhanh chóng. Tuy nhiên, bộ nhớ trong của các thiết bị công nghệ sẽ không thể lưu trữ thông tin nếu không được cấp nguồn liên tục. Nếu bạn tắt máy tính, các dữ liệu được lưu trữ tạm thời cũng sẽ bị xóa hết.
Trong thời điểm hiện tại, các đời máy tính hiện ngày càng trở nên hiện đại và có nhiều khe cắm RAM máy tính nhiều hơn. Chính vì vậy, việc nâng cấp bộ nhớ RAM cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho người dùng.
ROM là gì?
Trái ngược với RAM thì ROM – Read Only Memory là dạng bộ nhớ chỉ đọc. Trong đó, các dữ liệu đã được ghi vào bộ nhớ trong của máy tính. ROM sẽ lưu lại các thông tin kể cả khi máy tính của bạn đã tắt. Vì vậy, nếu không có ROM trong máy tính thì việc khởi động máy là điều bất khả thi.
RAM điện thoại là gì
Trong các thiết bị di động, RAM là thành phần không thể thiếu bên cạnh bộ vi xử lý của điện thoại di động. Tuy nhiên, các dữ liệu của bộ nhớ trong điện thoại thường sẽ không được lưu lại khi điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn tắt đi.
Đối với bộ nhớ trong điện thoại, nó có nhiệm vụ lưu trữ các thông tin đang có thể hệ thống xử lý với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, RAM cũng chính là phần quyết định nên chất lượng của điện thoại.
Với các dòng điện thoại thông minh hiện nay, RAM điện thoại chỉ nên trong tầm từ 1 GB – 4 GB là đủ để dùng tùy theo mục đích.
RAM latop là gì
RAM latop cũng có nhiệm vụ giúp lưu trữ những thông tin dữ liệu cơ bản cho người dùng trong khoảng thời gian mà máy tính xách tay của người dùng được sử dụng. Bộ nhớ tạm thời của các dòng laptop xách tay thường xuất hiện dưới dạng các con chip xử lý nhỏ và được hàn cứng vào main board để giúp tiết kiệm diện tích.
► Xem thêm: Chipset là gì? Vai trò của Chipset không phải ai cũng biết
Cấu tạo của RAM gồm những gì?
Với RAM trong máy tính, cấu tạo của bộ phận này bao gồm các chi tiết:
Bo mạch chủ (Main board)
Bo mạch chủ trong bộ nhớ RAM là bảng mạch bao gồm tất cả các thành phần khác nhau của một thanh RAM hiện nay. Chi tiết này giúp kết nối giữa các thành phần của bộ nhớ thông qua một bảng mạch bán dẫn.
Vi xử lý
Tùy theo từng loại memory trong máy tính, các hoạt động lưu trữ thông tin của những loại RAM hiện tại đều được đồng bộ hóa với vi xử lý để có thể loại bỏ các tín hiệu không cần thiết khác nhau.
Bộ nhớ
Bộ nhớ là thành phần chứa các module thông tin dữ liệu khác nhau. Hiện luôn có nhiều hơn hai ngân hàng bộ nhớ trong các loại RAM PC.
Chip SPD
Với các bộ nhớ tạm thời SDRAM hiện thường tích hợp thêm chip xử lý SPD: Serial presence detect. Chíp xử lý này cho phép máy tính có thể truy cập thông tin dữ liệu khi khởi động.
Bộ đếm
Bộ đếm được tích hợp trong các chip theo dõi thường giúp người dùng có thể truy cập thông tin theo cụm tốc độ cao với hai dạng: cụm tuần tự, cụm xen kẽ.
➤ Xem thêm: Hacker là gì? Tìm hiểu về các loại hacker nổi bật hiện nay
RAM có những thông số nào?
Dung lượng RAM
Dung lượng trong RAM của máy tính hiện nay đều được tính bằng MB và GB. Tuy nhiên với các loại bộ nhớ tạm thời mới nhất thì thông số của ram máy tính hiện đã có thể được tính bằng TB. Thông thường, RAM sẽ được nhà thiết kế với các dung lượng như: 16; 32; 64; 512 MB… hoặc 2GB; 4GB; 32 GB…
Hiện nay, nếu thông số về installed memory của máy tính càng cao thì chất lượng máy tính sẽ càng tốt, người dùng có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau mà không sợ gặp phải tình trạng giật lag máy.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Dexamethasone: Công dụng, cách dùng và lưu ý – YouMed
Bus của RAM
Bus ở trong memory của máy tính được hiểu là độ lớn của các kênh truyền dẫn dữ liệu. Hiện độ bus tốt nhất mà nhà phát hành cho ra mắt trên các hệ máy PC hoặc laptop hiện nay thường rơi vào khoảng 1.600 MHz – 3.200 MHz
Thông số bus của ram hiện được chi lam 2 loại chính:
- Bus speed: tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính trong 1 giây.
- Bus wigth: chiều rộng của bộ nhớ.
Độ trễ của RAM
Độ trễ ở trong RAM và bộ nhớ trong chính là khoảng thời gian mà bạn cần phải chờ trước khi nhận được các thông tin mà bạn cần. Đây là điều đặc biệt quan trọng mà những người sử dụng máy đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các game thủ chuyên nghiệp khi họ cần một PC đủ khỏe để không gặp phải tình trạng giật lag khi chơi game.
Các loại RAM phổ biến trên thị trường
Theo cấu tạo
Nếu phân theo cấu tạo của RAM, chúng ta sẽ có 2 loại chính gồm:
- RAM tĩnh – Static Ramdom Acess Memory: Đây là dạng bộ nhớ tạm thời được sản xuất dựa trên công nghệ điện hóa phát quản. Các RAM tĩnh hiện tại thường được sử dụng để lưu trữ dữ liệu khi khởi động laptop. Do đó các dữ liệu sẽ không bị mất đi sau khi đã được đưa vào trong bộ nhớ tĩnh khi máy tính khởi động.
- RAM động – Dynamic Random Acces Memory: Đây là dạng bộ nhớ tạm thời mà các dữ liệu sẽ bị mất và bạn cần phải add lại thông tin theo chu kỳ nhất định. Việc lưu trữ thông tin chỉ được duy trì nếu người dùng liên tục cắm điện để khởi động máy tính. Đây cũng là loại RAM được rất nhiều nhà phát hành sử dụng khi nó sẽ tự động xóa sạch các dữ liệu đã có từ trước để viết lại các dữ liệu mới vào.
Theo các dòng khác nhau
RAM DDR1 – Double Date Rate RAM là gì?
Dòng bộ nhớ tạm thời này ra đời vào khoảng năm 2000 để khắc phục những điểm yếu của SDR RAM trước đó. DDR1 có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh gấp đôi và bộ nhớ của nó cũng lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, RAM DDR1 hiện đã không còn trên thị trường.
RAM DDR2
Đây là bản nâng cấp của dòng DDR1 với khả năng xử lý cao cùng dung lượng installed memory lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, dòng DDR nói chung và bản 2 này nói riêng đều có thể tiết kiệm điện năng rất lớn. Dòng RAM này phổ biến trong giai đoạn 2003 – 2009.
RAM DDR3
DDR3 xuất hiện vào năm 2010. Phiên bản này được hoàn thiện thêm từ bản R2 với tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng hơn. Đặc biêt, bản R3 còn tiết kiệm điện năng cho người dùng lên tới 30%. Đây chính là lý do khiến phiên bản này trở nên phổ biến, được nhiều người sử dụng cho tới hiện nay.
RAM DDR3L
Đây là sản phẩm được kết hợp giữa Intel và Kingston. Sản phẩm này sử dụng ít điện năng hơn rất nhiều nên có thể giúp thời lượng của pin được kéo dài thêm.
DDR4 là gì ?
Xuất hiện từ năm 2015 và phổ biến cho đến hiện nay. Dòng RAM máy tính này hiện rất phù hợp với những game thủ chuyên nghiệp, các software engineer khi nó có xung nhịp lớn. Với dòng sản phẩm này, dung lượng có thể được tích hợp lên tới 512 GB, vì vậy nó rất hợp với những người đang làm các công việc liên quan đến lập trình game vì cần phải có một bộ máy đủ mạnh.
DRAM là gì?
DRAM – Dynamic random access memory, đây là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động, một dạng bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống máy tính. Về mặt vật lý thì mỗi DRAM có thể lưu trữ một đơn vị dữ liệu trong một tụ điện của các dạng mạch tích hợp khác nhau trong bo mạch chủ.
Các dòng bộ nhớ bán dẫn DRAM được gọi là động vì nó cần được làm mới liên tục. Nếu như trong các tụ điện của DRAM không được nạp điện năng liên tục thì hoàn toàn dẫn đến việc các bit dữ liệu mất dần.
SDRAM là gì?
SDRAM là dạng viết tắt của Sychronous dynamic random access memory. Đây là dạng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiều đồng bộ. Trong đó, các dạng SDRAM có thể chạy được với xung cao hơn so với các dòng bộ nhớ tạm thời phổ biến trên thị trường.
Chức năng của RAM trong PC
Đối với một PC hoặc laptop, công dụng của RAM hiện là đặc biệt quan trọng. Khi bạn mở các chương trình khác nhau như: lướt web, chỉnh sửa file Excel, hoặc sử dụng các phần mềm có liên quan đến đồ họa thì bạn đã sử dụng bộ nhớ tạm thời trong máy. Lúc này, bộ nhớ RAM sẽ giúp máy tính thực hiện tốt những công việc cơ bản nhất của người dùng.
>>>>>Xem thêm: Chức năng quản trị là gì? Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị
Và nếu như bạn có càng nhiều RAM trong máy tính thì sẽ có tác dụng khiến cho máy tính của bạn trở nên mượt mà hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng của mình mà bạn hãy cắm đúng số lượng RAM cần sử dụng.
Có thể nói, công dụng cơ bản của RAM đối với PC đó là lưu trữ các dữ liệu máy tính trong một thời gian ngắn, chủ yếu là khi máy vẫn còn hoạt động. Vì vậy, nếu máy tính của bạn có nhiều phần mềm khác nhau thì nên trang bị cho mình một thanh RAM đủ khỏe.
RAM cần có dung lượng tối thiểu bao nhiêu?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi quyết định build PC cá nhân cho riêng mình. Điều này cần phải căn cứ vào mục đích sử dụng của người dùng. Trong đó:
- Với những người chỉ cần dùng cho mục đích văn phòng: dung lượng RAM chỉ cần 4GB là đủ.
- Với những người chuyên làm đồ họa, tester: dung lượng RAM cần có tối thiểu từ 8GB trở lên.
Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới mức độ hỗ trợ của main board trong máy tính. Nếu như main board của bạn chỉ hỗ trợ từ 1333 MHz thì nó sẽ làm giới hạn xung của RAM xuống tương tự. Điều này sẽ gây nhiều khó chịu cho những ai chuyên làm các công việc cần tốc độ xử lý cao.
Với những chia sẻ trên đây của News Timviec, bạn đã nắm rõ được RAM là gì, cùng với đó là việc hiểu thêm về cấu tạo, thông số của RAM trong PC. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được cho mình một bộ nhớ installed memory phù hợp.