Phật Giáo Hòa Hảo thờ gì ? 8 điều răn cấm Phật Giáo Hòa Hảo !

Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực miền Tây , và trở thành là tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.

Bạn đang đọc: Phật Giáo Hòa Hảo thờ gì ? 8 điều răn cấm Phật Giáo Hòa Hảo !

Phật Giáo Hoà Hảo được phát triển từ Đạo Phật và được xem là một nhánh của Đạo Phật tại Việt Nam.

Đạo Phật được xem là một tôn giáo lâu đời nhất, đã phát triển khá lâu tại Việt nam với một lượng tín đồ vô cũng đông đảo.

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về Phật giáo Hòa Hảo, cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia xin cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tông phái này.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

I, Lịch sử ra đời của Phật Giáo Hoà Hảo:

1, Phật giáo Hoà hảo là gì?

Phật giáo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo chính thống được do Đức Thầy tục danh Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Đốc nay thuộc tỉnh An Giang.

Mục đích của Phật giáo Hòa Hảo lấy Pháp Môn là “học Phật – tu Nhân” giúp nhân dân Học Phật tu Nhân hành thiện, chủ trương tu hành tại gia, giải trừ mê tín dị đoạn.

Vì vậy, Phật Giáo Hoà hảo được coi là một tôn giáo nội sinh mang đậm tính dân tộc, ảnh hưởng tới Nam Bộ và phù hợp với mọi tầng lớp bình dân.

2, Phật giáo Hòa Hảo ra đời khi nào? ở đâu?

Như đã giới thiệu ở trên, Phật Giáo Hoà Hảo là một tông phái Phật giáo chính thống được do Đức Thầy tục danh Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Đốc nay thuộc tỉnh An Giang.

Nên nhiều người hiện nay vẫn hay gọi Phật giáo Hòa Hảo An Giang là do nơi khởi nguồn của tông phái này.

3, Mục đích và hoàn cảnh ra đời:

Nói về hoàn cảnh lúc đó là đất nước bị xâm chiếm bởi hai thế lực là Pháp- Nhật. Xã hội loạn lạc, Phật giáo đứng trước sự áp lực của văn hóa phương Tây .

Hầu hết mọi người dân đều nghiêng về Tây học, nho giáo trở nên lỗi thời, các ông đồ và thầy sư đều tìm lối thoát cho mình.

Thời điểm đó Phật giáo tại chùa chiền bị biến tướng chỉ phục vụ cho ma chay, các sư biến thành thầy cúng.

Càng ngày Phật giáo càng chìm đắm trong mê tín. Trước tình hình đó, Đức Huỳnh Phú Sổ với sứ mệnh Thiên Cơ đứng ra hành đạo, lập đạo và truyền đạo.

Ngài Huỳnh Phú Sổ được gọi là Thầy Tư Hòa Hảo, con của ông Huỳnh Công Bộ và Bà Lê Thị Nhậm. Là một gia đình trung lưu, được nhiều uy tín với người dân địa phương.

Khi còn nhỏ, học đến bậc tiểu học thì ông đau ốm liên miên nên đành phải rời nhà trường để dưỡng bệnh. Từ 15 đến 18 tuổi, không có một lương y nào trị dứt được các cơn đau của ông.

Năm 1939, sau khi cùng với thân phi viếng các am động miền Thất Sơn, Tà Lơn, và ông chính thức được đại ngộ.

Sau đó ông mở Đạo khi chưa tròn 20 tuổi, Và nơi tổ chức khai đạo là gia đình ông. Đồng thời ông lấy tên ngôi làng để đặt tên cho tôn giáo mới: Phật Giáo Hòa Hảo. Ông được các tín đồ suy tôn và gọi là Đức Thầy, Đức Tôn Sư.

Đức Thầy cho biết mình là bậc : Sinh nhi tri, nhìn rõ được quá khứ và tương lai. Xuống hạ dưới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, khôi phục lại Phật giáo, cứu độ chúng sinh thoát khỏi vòng mê mị biển khổ.

Ông bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc nam do ông kê toa từ lá cây, nước lá, giấy vàng đồng thời truyền dạy đạo lý bởi những bài sám giảng ( sấm giảng) do ông soạn.

Những bài sám giảng này với nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, đồng thời gần gũi với mọi người dân ở Nam Bộ lúc bấy giờ bởi nhờ áp dụng lối văn thơ dễ hiểu, bình dị để truyền.

Vừa chữa bệnh vừa truyền giáo. Nhờ vậy mà Phật giáo Hòa Hảo phát triển rộng rãi khắp miền Tây Nam Bộ.

II, Kinh sách và giáo lý Phật Giáo Hoà Hảo:

1, Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo bộ kinh sách chính thức:

Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện rõ ràng trong các bài sấm kệ của ngài Huỳnh Phú Sổ soạn thảo dựa trên sự tiếp thu của tư tưởng Bưu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An, kết hợp với quan điểm đạo đức Nho giáo, Lão giáo và xu hướng của phong trào chấn hưng Phật giáo.

Phật giáo Hòa Hảo sấm giảng do ngài Huỳnh Phú Sổ biên soạn được chia làm hai phần chính:

Sấm giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo: được coi là phần nói về giáo lý Phật giáo Hòa Hảo mang tính sấm truyền của ông Huỳnh Phú Sổ – người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo. Sấm giảng có 06 quyển gồm::

Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 1: với tựa đề “Sấm giảng khuyên người đời tu niệm” với 912 câu thơ được viết vào năm 1939 sau khi ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ tiên tri về thời vận, từ đó khuyên con người tu hành chân chính.

Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 2: với tựa đế “Kệ dân của người khùng” với 476 câu thơ viết tại làng Hòa Hảo vào cuối năm 1939. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ lên án các hoạt động mê tín dị đoan đang lan tràn khắp đất nước, khuyên mọi người tu niệm để được cứu rỗi những ngày hạ nguyên tận diệt.

Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 3 với tựa đề “Sấm giảng” gồm 612 câu thơ viết tại làng Hòa Hảo vào cuối năm 1939. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ phê phán thói sấu bị lôi cuốn theo đời sống vật chất tầm thường và khuyên con ngươi tu nhân tích đức để chuyển nghiệp.

Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 4 với tựa đề “Giấc mê tâm kệ” với 846 câu thơ viết năm 1939. Nội dung quyển này ông Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng về giáo lý nhà Phật như: Tứ diệu đế, Ngũ uẩn, Bát chánh đạo… để người đời tu học.

Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 5 với tựa đề “Khuyến thiện” với 756 câu thơ được viêt năm 1941 tại Chợ Quán, Sài Gòn. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ kể lại thân thế sự nghiệp của Phật Thích Ca để từ đó khuyên mọi người hãy noi gương Phật Thích Ca để tu hành theo pháp môn Tịnh độ.

Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 6 với tựa đề “Những điểu sơ lược cần biết của người tu hiền” được viết tại Sài Gòn năm 1945 bằng văn xuôi theo kiểu tản văn. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ giải thích thêm về Tứ ân, Tam nghiệp, Thập thiện, Bát chánh đạo theo cách hiểu của đạo Phật và trình bày về các nghi thức cúng lễ, hành đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Gồm hơn 200 bài thơ do ngài viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947). phần Thi văn giáo lý được coi là lời luận giải giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ.

Nghe kinh Phật Giáo Hoà Hảo

2, Giáo lý của Phật Giáo Hoà Hảo

Nội dung chính của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo có thể tổng kết thành 2 phần là Học Phật và Tu Nhân.

Đối với “Học Phật” đều lấy giáo lý đạo Phật làm nền tảng và có giản lược, thêm bớt một số. Phần này chủ yếu khuyên các tín đồ ăn ở ngay thẳng.

Có 3 pháp môn chính là Ác pháp, Chân pháp và Thiện pháp:

Ác pháp: là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, làm cho con người ô nhiễm thân tâm, gây nên tội lỗi và vướng mãi trong vòng luân hồi sinh tử, thuộc về các pháp có các lý thuyết như:

+ Tam nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tạo ra mười điều các là: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói dối hai mặt, nói điều ác, nói khoác lác, tham lam, giận giữ, si mê.

+ Thất tình: là bảy trạng thái tình cảm: buồn, yêu, ghét, vui, giận, sướng, muốn.

+ Lục dục là sáu điều ham muốn:danh, tài, sắc, hư, tật

+ Ngũ uẩn là năm thứ mê hoặc tham, sân, si, nhân, ngã mà trở nên đần độn, ngu si, tối tăm cản trở con người đến chỗ siêu thoát (nguyên gốc Ngũ uẩn là lý thuyết rất quan trọng của đạo Phật khi nói về 05 yếu tố là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức tạo nên con người)

+ Tứ đổ tường là bốn bức tường làm cho con người sa ngã, tăm tối, tội lỗi là: cờ bạc, rượu chè, trai gái, danh vọng.

Chân pháp: là các pháp phá tan những mê hoặc tối tăm để bừng sáng về trí tuệ tiến tới giác ngộ chân lý. Thuộc về Chân pháp có các thuyết như:

+ Tứ diệu đế gồm có 04 chân lý, trong đó: tập đế là khi mới vào tu; diệt đế là phải diệt trừ các ác pháp; khổ đế là nhẫn nại, nhịn khổ trong tu tập; đạo đế là đạt đến bậc giác ngộ – thành đạo ( nguyên gốc tứ diệu đế là bốn chân lý cao siêu của Phật khi nói về sự khổ của con người).

+ Thập nhị nhân duyên là 12 nhân duyên chằng chịt tạo ra chuỗi dây nhân quả của vòng luân hồi sinh tử mà con người vướng vào không thoát ra được.

+ Ngũ trược là năm thứ nhơ bẩn làm ô nhiễm nhân tâm nên mải say đắm trong cõi trần ai tục lụy

Thiện pháp: là các pháp lành mà con người cần tu tập để gây thiện duyên, sửa trị thân tâm cho thanh sạch để chứng các quả vị Phật. Thuộc về Thiện pháp có các thuyết như:

+ Bát chính đạo: là 08 con đường tu hành chân chính, nếu ai theo sẽ diệt trừ được các ác pháp do thân, khẩu, ý tạo ra, cụ thể: chính kiến, chính nghiệp, chính mạng sẽ diệt trừ ác pháp về thân; chính ngữ diệt trừ ác pháp về khẩu và chính tư duy, chính tinh tiến, chính định, chính niệm sẽ diệt trừ ác pháp về ý.

+ Bát nhẫn là 08 điều nhẫn nhịn để vượt qua những thử thách trong xử thế và tu tập, trong đó: nhẫn năng xử thế là giữ cách xử xự với đời; nhẫn giới là giữ nghiêm giới luật; nhẫn hương lân là giữ hòa khí đối với cộng đồng, làng xóm; nhẫn phụ mẫu là giữ đức kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; nhẫn tâm là giữ lòng an định; nhẫn tính là giữ cho tính tình điềm đạm; nhẫn đức là giữ cho đức độ, hòa nhã và nhẫn thành là giữ thành tâm, thành tín.

Đối với “Tu Nhân” khuyên các tín đồ phải “ tứ ân hiếu nghĩa” gồm: Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân đồng bào nhân loại, ân tam bảo gồm Phật, Pháp, Tăng.

Phật giáo Hòa Hảo khuyên tín đồ phải vừa học Phật vừa tu nhân để tạo công đức. Nhờ công đức để thành hiền nhân.

Việc tu hành cần phải dựa trên đạo làm người. “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên” (Nghĩa là học Phật mà không tu nhân thì vô nghĩa)

Kinh Phật giáo Hòa Hảo sám giảng đã để lại nhiều tinh hoa cho các tín đồ tu tập. Một trong những lời khuyên răn mà các tín đồ thường phải lưu tâm khắc cốt là Phật giáo hòa hảo 8 điều ngăn cấm được nằm ở phần “Lời khuyên bổn đạo” trong quyển Trung phần 1 của chú Giải sám giảng.

III, Luật lệ và lễ nghi:

1, Phật Giáo Hòa Hảo 8 điều ngăn cấm:

Đối với những người khi đặt chân vào cửa Đạo, bất kỳ ai cũng phải chuyên trì giới luật: hàng cư sĩ giữ Ngũ giới, hàng xuất gia như tỳ kheo giữ 250 giới, tỳ kheo ni giới 348 giới.

Với Phật giáo Hòa Hảo khuyên các tín độ giữ gìn để không vi phạm Phật Giáo Hòa Hảo 8 điều ngăn cấm:

Điều thứ nhất:

Phải lánh xa Tứ đồ tường tức như: tửu, sắc, tài, khí. Nếu mê đắm thì cuộc đời trụy lạc, hư hỏng, bê tha, nhơ nhuốc. Nếu thắng được thì trở thành con người tốt đẹp: “Người tu hành phải trừ nghiệp chướng,

Với bốn ma mới đặng an nhàn”.

Phải ăn ở đúng Đạo lý và trọn vẹn ba giềng mối lớn Tam Cang và Ngũ Thường để toàn phần Nhân đạo.

Tam Cang: là ba giềng mối lớn gồm: vua tôi, cha con, chồng vợ. Đối với người chưa có gia đình thì: Vua tôi, cha con, sư đệ. Nghĩa là phải đối xử:

Một công dân thì tận trung với đất nước

Một người con thì phải hiếu thảo với cha mẹ

Vợ chồng thì ân nghĩa song toàn

Sư đệ: thầy tận tâm dạy dỗ, trò phải tôn kính phụng hành

Ngũ thường: Đức thầy có răn dạy: :“Ngũ luân lễ nghĩa năm hằng” bao gồm Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nhân chính là lòng hiếu đạo, thương người, tận tâm giúp đỡ người khác, không phân biệt.

Nghĩa: Lòng tốt, làm việc phải có ích cho mọi người, theo đạo lý, không vụ lợi.

Lễ: Phải kính trên, nhường dưới từ cách chào hỏi đối xử với mọi người, luôn tôn kính với Phật, Trời, Thần, Thánh.

Trí: Đó là trước khi nói hay làm việc phải dùng trí để suy xét cẩn thận bằng sự ngay chánh.

Tín: Đó chính là sự chân thật với đạo lý chân chính, thầy Tổ sáng lành, bạn bè trung thực, chung thủy.

Khi chúng ta hành được Ngũ Thường sẽ không vi phạm Ngũ giới bởi:

Nếu hành được chữ Nhân thì không Sát sinh

Nếu hành được chữ Nghĩa thì không Đạo tặc

Nếu hành được chữ Lễ thì không Tà dâm

Nếu hành được chữ Trí thì không nhiễm: tửu, sắc, tài, khí

Nếu hành được chứ Tín thì không vọng ngữ .

Điều thứ hai:

Không nên lười biếng, phải cần-kiệm, sốt sắng, lo làm ăn và lo tu hiền chân chất, không nên gây gổ với nhau và hãy tha thứ tội lỗi cho nhau khi nóng giận.

Ý của Đức thầy là phải bỏ tính lười biếng, siêng năng tiết kiêm. Nếu không tiết kiệm thì làm được bao nhiêu cũng phung phí.

Tiết kiệm không phải hà tiền mà là biết cách tiêu tiền, việc nào đáng và đúng thì tiêu, còn không thì dành cho việc công ích.

Đồng thời phải lo tu hành nhưng vẫn phải làm ăn nếu không sẽ không có tiền của sinh sống và giúp đời, cũng không thể an tâm tu niệm .

Ngoài ra, không nên oán hận, hiềm khích với mọi người dù người trong gia đình, dòng họ hay ngoài xã hội.

Mọi người cần mở lòng yêu thương, khoan dung với những kẻ lầm đường lạc lối.

Điều thứ ba:

Ta chẳng nên ăn xài chưng dọn cho thái quá, lợi dụng tiền tài mà quên nhân nghĩa và đạo lý, đừng ích kỷ, xu nịnh kẻ giàu sang, phụ người nghèo khó .

Đức thầy khuyên răn tín đồ không ăn xài phung phí, chưng diện lòe loẹt từ trang phục cho đến nhà cửa, nên sống thanh đạm, có thời gian thì tu học, dư tiền thì bố thí giúp đời.

Đức thầy cũng khuyên không nên ích kỷ, hạm muốn lợi ích riêng tư mà nghĩ đến việc lợi dụng tiền của, lợi dụng lòng tốt của người khác, của quốc gia và Đạo giáo.

Đối với những người tham lam, ích kỷ nên khi nào cũng muốn danh lợi cho bản thân. Nên nịnh bợ kẻ giàu sang, phụ bạc người nghèo khổ. Hãy tập cho mình tính thanh đạm, chân thực, ngay thẳng, cương trực.

Điều thứ tư:

Ta chẳng nên kêu Trời, Phật, Thần, Thánh mà sai hoặc nguyền rửa, vì Thần Thánh không can phạm đến ta.

Thông thường người trần khi giận dữ, ghét ai thì thường có tật kêu Trời, Phật, Thần Thánh mà sai khiến hoặc trù rủa. Đây là phạm ác khẩu rất lớn và bị trả quả.

Muốn chừa bỏ lời nói ác xấu nên thay vào lời hiền lương đức hạnh để đối xử với mọi người. Mục đích của điều răn cấm thứ tư là chừa Ác khẩu và hành Chánh Ngữ.

Điều thứ năm:

Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò và không nên sát sinh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta.

Nếu ta làm ta sẽ chịu tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm hết bệnh là Tà Thần, nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen và nhiễu hại ta.

Ý của Ngài là bớt sát sinh, không nên ăn những con vật quan trọng có công ơn với đời, giúp ích cho ta việc sinh hoạt hàng ngày. Nên đỗi đãi bằng lòng biết ơn, lòng nhân và từ bi, bình đẳng.

Tiếp theo không giết sinh vật cúng tế. Vì các Thần Thánh ở cảnh giới khác và có thức ăn riêng không phải như chúng ta.

Đồng thời các Ngài ngay thẳng, không vì ăn đồ cúng kiếng mà ban phước hay thiếu cúng tế mà giáng họa.

Cứ theo luật nhân quả, ai làm lành hưởng phước, tạo ác mang tai.

Chúng sinh phải nhận định rõ chánh tà. Nếu mê tín giết sinh vật cúng Thần Thánh để cầu phước thì chỉ có Tà thần hưởng. Và nếu hưởng quen thì sẽ tìm cách quấy phá.

Do vậy tín đồ bớt sát sinh, đừng mù quán mà hãy tập đức hiếu sinh, tin vào luật nhân quả.

Điều thứ sáu:

Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, quần áo và các vật dụng bằng giấy mà tốn tiền vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ và cũng không tiêu xài được. Nên để tiền đó mà trợ cứu cho những người lỡ đường, đói rách, tàn tật.

Các tín đồ không nên đốt vàng mã cho người chết. Đây là tục lệ do người Tàu bày ra.

Đã tu hành ai cũng muốn mình và những người thân được về với Tiên Phật, nhưng lại lo gửi tiền xuống Địa ngục. Tu để đi lên mà tâm nguyện đi xuống, thực sự là trái ngược.

Đức Thầy dạy tín đồ đừng mê tín tà kiến mà hãy rèn luyện được chánh tín, đúng với chân lý, tiết kiệm tiền để làm việc phước thiện, vun trồng gốc phúc.

Điều thứ bảy:

Đứng trước mọi việc về sự đời hay đạo đức, cần phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy.

Đức Thầy mong muốn tín đồ dùng chánh trí, chánh kiến để suy xét, nhận định các việc Đời và Đạo rõ ràng, đúng sự thật.

Việc đời chính là việc cư xử với mọi người trong gia đình, dòng họ và xã hội. Đây thuộc phần tu Nhân.

Việc đạo đức cần dùng trí huệ xét mọi vấn đềnhư lành dữ, chính hay tà trước khi nói hay hành động. Đây thuộc phần tu Phật.

Sau khi đã suy xét sáng suốt mới nói hay làm và không có sự nhầm lẫn nào.

Việc đời theo nhân đạo công bằng, chính nghĩa, Việc Đạo đúng chân lý , vô vi thật tướng.

Muc đích điều răn thứ 7 giúp tín độ dẹp bỏ Tà kiến, mê lầm, diệt trừ mười món phiền não để rèn được chánh trí và chánh kiến.

Mười món phiền não gồm: ngũ độn sử và ngũ lợi sử: .

NGŨ ĐỘN SỬ:

1-Món THAM: Lòng ham muốn quá độ.

2-Món SÂN: Tâm nóng nảy thù hận.

3-Món SI: Lòng mê tối lầm lỗi

4-Món MẠN: kiêu mạn, tự phụ, háo thắng.

5-Món NGHI: Lòng nghi ngờ do dự, không quyết đoán.

NGŨ LỢI SỬ: Năm món phiền não lanh lợi là:

1-Thân kiến: Giải nghĩa là chấp thân ngũ uẩn giả hợp là thật.

2-Biên kiến: Giải nghĩa là chấp một bên, như chấp thân nầy còn hoài, hoặc chấp có, chấp không…

3-Tà kiến: Giải nghĩa là chấp theo các chủ thuyết tà như là mê tín

4-Kiến thủ: Giải nghĩa là bảo thủ

5-Giới cấm thủ: Giải nghĩa là chấp thủ các giới lặt vặt vô lý, như việc ép xác hành khổ…

Đây là chìa khóa giúp chúng sinh mở rộng cửa tâm chân lý để chứng thành Phật Đạo

Điều thứ tám:

Ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức.

Nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi Tây Phương an dưỡng mà học Đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sinh.

Đạo Phật là đạo từ bi, không chỉ yêu thương đồng Đạo mà còn cả các chúng sinh.

Cây từ bi được mọc lên từ hạt giống yêu thương, trổ quả Bồ đề( chánh giác). Do vậy nếu muốn đắc quả Phật thì hành giả phải có tình yêu thương và đặt đúng chỗ.

Và chỉ có con đường Đức thì mới hết khổ, và phải dìu dắt lẫn nhau vào con đường Đạo Đức, cùng nương vào nhau để chứng thành Đạo quả như nhau.

Cuối cùng phải tu cho mình trọn lành trọn sáng. Có 2 cách để đạt điều này.

Cách thứ nhất là Báo đáp Tứ ân, diệt Thập ác là Trọn lành. Hành Bát Chánh Đạo là Trọn sáng.

Muốn trọn lành thì phải ngăn ác và hành thiện. Bởi nguyên nhân của luân hồi chuyển kiếp chính là 10 điều ác và là nghiệp nợ.

Dứt được nghiệp là ngăn ác. Báo đáp tứ ân là trả được nợ và tạo phước đức gọi là hành thiện. Đây thuộc phần tu nhân, ngăn ác và hành thiện thì gọi là tròn lành.

Muốn tròn sáng thì phải hành “Bát Chánh Đạo” và “Niệm Phật”.Bởi phải triệt trừ vọng niệm mới thanh tịnh và khai sáng trí huệ nên phải trì hành Bát chánh. Trong Bát chánh sẽ có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn, Chánh Mạng, Chánh Niệm, Chánh Định để diệt phiền não, tâm định, bất loạn lúc đấy trí huệ sáng màu gọi là tròn sáng.

Cách thứ hai là cần làm theo ba điều mà Đức Thầy chỉ dạy: Làm hết các việc từ thiện”, “tránh tất cả điều độc ác” là trọn lành. Còn “Quyết rửa tấm lòng cho trong sạch” là trọn sáng.

2, Các luật lệ khác của Phật Giáo Hoà Hảo:

Ngoài ra, Phật giáo Hòa hảo còn răn dạy tín đồ tôn trọng những người khác tín ngưỡng, nhất là không cậy đông người mà ức hiếp hoặc nói xấu, bài xích; không nên gây oán thù mà phải làm lành với họ.

Đối với nhân sinh nói chung thì phải giữ mối quan hệ hòa hợp, gây thiện cảm lẫn nhau; đồng thời phải biết thương xót, giúp đỡ mọi người nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Phật giáo Hòa Hảo khuyến khích ăn chay trường, nhưng nếu không có điều kiện thì hàng tháng ăn chay bốn lần vào các ngày 14, 15, 29, 30 hoặc ngày mùng một nếu là tháng thiếu.

Những ngày ăn mặn phải kiêng ăn thịt các con vật như trâu, bò, chó vì chúng có ích và sống gắn bó với con người.

Hôn nhân và tang ma Phật giáo Hòa Hảo đơn giản và tiến bộ.

Phật giáo Hòa Hảo khuyên cha mẹ không ép buộc tình duyên con cái nhưng phải có bổn phận hướng dẫn, khuyên bảo chúng; không nên để con quá tự do mà thiếu kinh nghiệm làm cho chúng hư hỏng.

Phật giáo Hòa Hảo khuyên không thách cưới bằng lễ vật hay tiền, tổ chức lễ cưới đơn giản, tiết kiệm.

Hôn lễ và tang lễ của người theo Phật giáo Hòa Hảo cũng giống như người Việt, không có dấu ấn tôn giáo riêng.

Ông Huỳnh Phú Sổ còn khuyên mọi người không khóc lóc trong tang lễ vì làm vậy sẽ cản trở sự siêu thoát anh linh của người chết.

Ngoài những vấn đề nêu trên, Phật giáo Hòa Hảo còn đề cập đến nhiều vấn đề khác của đời sống xã hội với thái độ tích cực như cấm tuyệt đối việc chơi cờ bạc, hút thuốc phiện và mê tín dị đoan; Phật giáo Hòa Hảo còn khuyên mọi người siêng năng học hành để mở rộng kiến thức và giúp cho việc tu học.

Phật giáo Hòa Hảo khuyên tín đồ rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh vì thần thánh chỉ gần những kẻ trong sạch, nên nếu ai muốn được tiếp độ thì phải trong sạch cả tinh thần lẫn vật chất.

Phật giáo Hòa Hảo không bắt mọi người để tóc dài, nhưng có lẽ một mặt noi theo Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, mặt khác để chứng tỏ mình không bị ảnh hưởng bởi văn minh phương Tây nên đa số nam tín đồ Phật giáo Hòa hảo thường để tóc dài và búi tó. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thường mặc áo bà ba, áo dài màu đen hoặc màu dà (màu vàng).

Trước đây Phật giáo Hòa Hảo có quy định về nghi thức nhập đạo và ra đạo khá chặt chẽ, có phần gần giống như tổ chức chính trị.

Người muốn nhập đạo cần có một số điều kiện như: Phải tự nguyện, có tuổi từ 18 trở lên, viết đơn xin gia nhập đạo, phải có 02 bổn đạo cũ giới thiệu và bảo lãnh, phải báo cho gia đình biết.

Người vào đạo phải nguyện trước bàn thờ tổ tiên và tuyên thệ trước Tam bảo giữ gìn một đời một đạo cho đến ngày chung thân. Sau khi nhập đạo, mỗi người được nhận thẻ tín đồ, được tham gia sinh hoạt đạo và đóng nguyệt liễm.

3, Phật giáo Hòa Hảo thờ gì?

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là những cư sĩ tại gia nên việc thờ phượng và hành đạo rất đơn giản, chủ yếu được tiến hành tại gia đình.

Phật giáo Hòa Hảo chỉ thờ Phật, thờ các vị anh hùng dân tộc. Phật giáo Hòa hảo không thờ thần thánh không rõ căn tích.

Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà thờ tấm vải Trần Dà (là tấm vải màu nâu) thay cho tấm vải Trần Điều (là tấm vải màu đỏ) của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương với cùng một quan niệm Phật tức tâm, tâm tức Phật; ông Huỳnh Phú Sổ đã giải thích việc đổi thờ Trần Điều thành Trần Dà như sau: Từ trước, chúng ta thờ Trần Điều là di tích của Phật thầy Tây An để lại.

Nhưng gần đây có nhiều kẻ sai phép, sai với tôn chỉ của đức Phật nên toàn thể trong đạo của chúng ta đổi lại màu dà.

Lại nữa, từ trước đến giờ các sư vẫn dùng màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục của mình và màu ấy là màu kết hợp của tất cả các màu sắc khác nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại, không phân biệt chủng tộc và cá nhân.

Ở mỗi gia đình của Phật giáo Hòa Hảo có 03 bàn thờ: Bàn thờ Phật cao nhất chỉ treo tấm Trần Dà; bàn thờ tổ tiên đặt dưới bàn thờ Phật; bàn thờ thông thiên thờ ngoài trời, ở trước cửa nhà.

Sau này tín đồ Phật giáo Hòa Hảo còn thờ ảnh của ông Huỳnh Phú Sổ, thường được đặt dưới tấm Trần Dà.

Lễ phẩm cúng Phật hay cúng trời đất ở bàn thông thiên chỉ có hương, hoa và nước lạnh.

Nước lạnh thể hiện sự trong sạch, hoa thể hiện sự tinh khiết, hương thơm xua đuổi tà khí.

Ông Huỳnh Phú Sổ khuyên tín đồ không nên làm giỗ linh đình và tốn kém, bởi thánh thần và người chết không ăn được.

Phật giáo Hòa Hảo tuyệt đối không dùng vàng mã khi cúng giỗ, vì cho rằng đó chỉ là những thứ giả tạo, không cần thiết.

Phật giáo Hòa Hảo không dùng kinh kệ của Phật giáo mà chỉ đọc sấm giảng của ông Huỳnh Phú Sổ và miện Lục tự Di Đà (sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật) để tĩnh tâm.

Do cách hành đạo niệm Lục tự Di Đà nên Phật giáo Hòa Hảo tự nhận mình là Pháp môn Tịnh độ Phật học tu nhân.

Phật giáo Hòa Hảo không lạy người sống, trừ ông bà, cha, mẹ

4, Các ngày lễ tết trong Phật giáo Hòa Hảo:

Trong đạo Hòa Hảo, các ngày lễ đều tính là ngày âm lịch. Trong một năm, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo sẽ có các ngày lễ tết chính gồm:

  • Tết Nguyên Đán: ngày 1/1
  • Lễ Thượng Ngươn: Rằm tháng giêng
  • Ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt: 25/02
  • Lễ Phật Đản: 08/04
  • Lễ khai sáng Đạo Phật giáo Hòa Hảo: 18/05
  • Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu: Rằm tháng bảy
  • Vía Phật Thầy Tây An: 12/08
  • Lệ Hạ Ngươn: Rằm tháng mười
  • Lệ Phật Adida: 17/11
  • Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ: 25/11
  • Lễ Phật thành đạo: Ngày 8 tháng chạp

Trên đây là những thông tin chi tiết, chính xác về Phật giáo Hòa Hảo.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm, Phật Giáo Hòa Hảo vẫn thu hút đông đảo các tín đồ tham gia, tu hành, sống tốt đời đẹp Đạo.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Tìm hiểu thêm: Ngón chân lạc đà là gì? Chi tiết về Ngón chân lạc đà mới nhất 2023 | LADIGI

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:

* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.

* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .

* Tượng Phật A Di Đà.

* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.

* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.

* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

>>>>>Xem thêm: Duyên nợ là gì? Duyên nợ trong tình yêu, vợ chồng và mẹ con

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : sentayho.com.vn

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *