Bệnh Basedow là một trong những bệnh lý tuyến giáp thường gặp nhất hiện nay. Bệnh có biểu hiện của hội chứng cường giáp đặc trưng bởi sự xuất hiện các bướu giáp lan tỏa và triệu chứng lồi mắt. Xét nghiệm TSI được khuyên nên thực hiện đối với hầu hết các bệnh nhân có nghi ngờ mắc bệnh nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh chính xác.
24/05/2020 | Xét nghiệm TRAb – giải pháp hiệu quả chẩn đoán bệnh Basedow 03/02/2020 | Xét nghiệm TRAb giúp chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow
1. Xét nghiệm TSI là gì?
Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm TSI thì cần biết rõ TSI là gì và nó có vai trò gì đối với cơ thể.
Hình 1: TSI là globulin miễn dịch kích thích giáp
– TSI hay còn được biết đến là globulin miễn dịch kích thích giáp. Chất này đại diện cho một nhóm các kháng thể globulin miễn dịch bản chất là IgG, có vai trò trực tiếp chống lại thụ thể tế bào tuyến giáp, các thụ thể này để gắn kết hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và liên quan đến bệnh nhiễm độc giáp Basedow. Những kháng thể này gắn và kích hoạt các thụ thể TSH. Quá trình kích thích tuyến giáp này diễn ra độc lập, không bị phụ thuộc vào cơ chế điều hoà – phản hồi của kích thích TSH thông thường. Sau khi kích thích, các tế bào tuyến giáp sẽ giải phóng các loại hormone giáp một cách quá mức bình thường.
Xét nghiệm TSI được chỉ định để hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh Basedow do hầu hết các bệnh nhân nhiễm độc giáp có TSI dương tính.
2. Xét nghiệm TSI được thực hiện khi nào?
Xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh Basedow nên thi thấy có các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm. Những triệu chứng chính của bệnh Basedow đó là:
+ Gầy sút cân trong một thời gian ngắn (có thể giảm từ 3 – 20 cân trong vài tuần hoặc vài tháng) trong khi người bệnh ăn vẫn ngon miệng.
+ Luôn cảm thấy lo lắng, thiếu tập trung hay cáu gắt.
+ Thân nhiệt thường tăng cao, ra mồ hôi nhiều, người bệnh thấy khát và uống nước nhiều.
+ Nhịp tim nhanh, hay hồi hộp đánh trống ngực có thể thấy đau vùng trước tim.
+ Run tay, tình trạng này tăng khi bệnh nhân xúc động hay cố gắng tập trung.
+ Có thể thấy rối loạn tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.
Hình 2: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh Basedow
– Bệnh có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh do các globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp có thể truyền qua nhau thai. Vì vậy những phụ nữ mang thai bị Basedow nên đi xét nghiệm để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị sớm cho thai nhi.
– Xét nghiệm cũng được thực hiện đối với bệnh nhân mắc một số bệnh lý tuyến giáp khác như:
+ Bệnh viêm giáp Hashimoto: là tình trạng viêm tự miễn của tuyến giáp, thường gây ra suy giảm chức năng tuyến giáp, tình trạng tuyến giáp bị tổn thương và dẫn đến những rối loạn trong hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
+ Bướu giáp độc đa nhân: tuyến giáp sẽ phì đại và có nhiều u, sản xuất ra quá nhiều hormone giáp.
3. Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm được tiến hành trong huyết thanh/ huyết tương nên bệnh nhân sẽ được lấy máu tĩnh mạch.
Quy trình lấy máu gồm những bước chính như sau:
– Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ.
– Buộc garo trên vùng tĩnh mạch cần lấy máu ở mức phù hợp.
– Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và lấy khoảng 2 – 3 ml máu đủ thể tích máu cần làm xét nghiệm cho vào ống nghiệm có hoặc không có chất chống đông.
– Tháo garo, cầm máu cho bệnh nhân.
– Mẫu được chuyển đến phòng xét nghiệm sau đó được ly tâm tách huyết thanh/ huyết tương và được thực hiện phân tích trên hệ thống máy hóa sinh chuyên dụng và kết quả sẽ được bác sĩ thông báo cho bạn sau đó.
Hình 3: Thực hiện xét nghiệm TSI trên hệ thống máy móc hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
4. Kết quả xét nghiệm cho biết điều gì?
Nồng độ TSI của người khỏe mạnh bình thường là thấp. Trong trường hợp người mắc bệnh lý về tuyến giáp giá trị này sẽ tăng cao.
– Các nguyên nhân chính làm xét nghiệm TSI dương tính là:
+ Viêm tuyến giáp tự miễn.
+ Bệnh basedow (nhiễm độc giáp).
+ Cường giáp.
+ Lồi mắt.
Hình 4: Xét nghiệm TSI hỗ trợ chẩn đoán bệnh Basedow
– Để chẩn đoán chính xác nhất bệnh lý mắc phải, xét nghiệm này thường được kết hợp thêm cùng với các xét nghiệm chức năng tuyến giáp khác như: xét nghiệm FT3, FT4, TSH. Kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và kỹ thuật y học khác như siêu âm tuyến giáp, chụp CT.
Một số yếu tố có thể làm thay đổi giá trị xét nghiệm là:
– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.
– Người bệnh có sử dụng iod, chất phóng xạ trong vòng 24 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.
5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tuyến giáp
Nguyên nhân gây nên bệnh lý tuyến giáp trong đó có bệnh Basedow là do bất thường của hệ miễn dịch. Tuy nhiên yếu tố gia đình cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn khi gia đình bạn đã có người mắc bệnh.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn nên chú ý đến một số phương pháp phòng bệnh như sau:
– Ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Kết hợp thêm với thể dục thể thao thường xuyên giúp bạn nâng cao sức đề kháng cơ thể.
– Tránh căng thẳng mệt mỏi, luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái.
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá.
– Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều iod.
– Đi khám mắt và khám sức khỏe định kỳ hay bất cứ khi nào thấy cần thiết. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai có tiền sử mắc bệnh nên tham khảo ý kiến và nghe theo những tư vấn của bác sĩ.
Bệnh Basedow nói riêng và các bệnh lý tuyến giáp nói chung là căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp hiện nay được thực hiện phổ biến để hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp đã và đang được thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Hình 5: Khám chữa bệnh với các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Với hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, phòng Lab đạt tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ chuyên gia đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn kết quả đảm bảo mang đến sự hài lòng và chất lượng dịch vụ chính xác nhất khi bạn đến khám chữa bệnh tại MEDLATEC.
Gọi điện đến số tổng đài chăm sóc khách hàng 1900565656 để được tư vấn chi tiết hơn.