Ung thư cổ tử cung là căn bệnh khá phổ biến ở Việt nam, chỉ đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú ở phụ nữ. Tỷ lệ nữ giới mắc căn bệnh này ngày một nhiều, nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm sao để phát hiện loại ung thư này sớm nhất? Và khái niệm tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
22/11/2019 | Nhất định phải biết về quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung 19/10/2019 | Xét nghiệm âm tính HPV liệu có mắc ung thư cổ tử cung? 30/09/2019 | Những vấn đề cần quan tâm khi tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là khái niệm quen thuộc trong y học. Tuy nhiên đối với nhiều người, đặc biệt là với những ai chưa từng tìm hiểu về các căn bệnh ung thư thì có lẽ chưa từng nghe qua.
Chị em nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để đảm bảo sức khỏe
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Các tế bào này dần dần sẽ phát triển thành tế bào ung thư dưới tác động của các tác nhân gây bệnh qua nhiều năm. Thông thường, ở những giai đoạn hình thành tế bào bất thường này, cơ thể con người ít có những biểu hiện rõ rệt nên người bệnh rất khó để nhận biết được.
Mọi người phải chủ động đi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để kiểm tra xem trong tử cung có xuất hiện tế bào bất thường hay không. Nếu có, quá trình điều trị sẽ diễn ra sớm, kịp thời và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn rất nhiều.
2. Các phương pháp nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay
Y khoa ngày càng phát triển vượt bậc nên việc áp dụng công nghệ cao vào chẩn đoán các căn bệnh cũng phổ biến hơn. Trong đó điển hình là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung. Trước kia, để phát hiện được các tế bào ung thư, các cơ sở y tế khám chữa bệnh cần thực hiện rất nhiều quá trình khác nhau. Nhưng ngày nay, với phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, việc chẩn đoán không còn là điều khó khăn nữa.
Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao
Một số phương pháp tầm soát ung thư sớm đang được thực hiện nhiều hiện nay là:
2.1 Phương pháp sàng lọc tế bào Pap smear
Xét nghiệm Pap smear còn được gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung. Đây là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Nhiệm vụ của phương pháp này là phát hiện sớm những biến đổi tế bào ở cổ tử cung. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh. Kỹ thuật lấy mẫu vô cùng đơn giản và được các bác sĩ thực hiện trong khi khám phụ khoa với các dụng cụ chuyên biệt.
Phương pháp sàng lọc tế bào Pap smear
Sau khi lấy được các mẫu tế bào trong tử cung, bác sĩ sẽ phết chúng lên lam kính, nhuộm màu và soi dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện các tế bào rỗng thì bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV.
Độ tuổi phù hợp để thực hiện sàng lọc tế bào Pap smear là từ 21 tuổi trở lên, tần suất cứ 2 năm hoặc 3 năm làm xét nghiệm một lần. Thông thường, chi phí thực hiện xét nghiệm này dao động từ 400.000 – 700.000 VNĐ.
Để quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung với phương pháp Pap đạt độ chính xác cao nhất, người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau:
-
Không thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm.
-
Không sử dụng kem bôi, thuốc âm đạo,… hay có những tác động nào vào vùng âm đạo gây ảnh hưởng tới kết quả.
-
Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, đã tiêm ngừa HPV vẫn cần thiết phải làm xét nghiệm Pap.
-
Thời gian tốt nhất để đi xét nghiệm Pap là 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt.
-
Đặc biệt lưu ý tới định kỳ xét nghiệm Pap khoảng 2 – 3 năm/lần. Còn đối với những trường hợp phát hiện ra virus HPV thì tầm soát 1 năm/lần.
2.2 Xét nghiệm virus HPV
HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục, có khoảng 200 type. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 là hai loại nguy hiểm nhất, gây nên 75 – 80% trường hợp ung thư cổ tử cung. Virus HPV rất dễ lây lan, có thể thông qua da, tử cung, âm đạo,… của người bị nhiễm.
Virus HPV là loại virus lây truyền qua đường tình dục
Ở các nước phát triển trên thế giới, xét nghiệm virus HPV là một trong những phương pháp phổ biến hiện được được áp dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Như chúng ta đã biết, có tới 75 – 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV các type nguy cơ cao và rất cao gây ra. Do đó hiện nay, Bộ y tế đã bổ sung xét nghiệm HPV vào quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung.
Kỹ thuật lấy mẫu của phương pháp này cũng đơn giản, tương tự kỹ thuật lấy tế bào âm đạo cổ tử cung. Xét nghiệm HPV được khuyến cáo kết hợp với xét nghiệm Pap smear để mang tới kết quả chính xác cao nhất.
2.3 Phương pháp sàng lọc VIA
Đây là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng cách quan sát trực tiếp cổ tử cung sau khi test Acid acetic – một loại acid có nồng độ thấp, không gây hại. Toàn bộ quy trình sàng lọc diễn ra trong thời rất ngắn, chỉ khoảng vài phút. Đầu tiên bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa mỏ vịt vào âm đạo để quan sát cổ tử cung. Sau đó nhỏ dung dịch Acid acetic lên và quan sát những thay đổi sau đó. Chị em có thể cảm thấy hơi xót khi Acid acetic nhỏ vào tử cung nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.
Đối tượng phù hợp nhất nên sàng lọc VIA là từ 30 – 50 tuổi, không áp dụng cho phụ nữ mãn kinh. Tần suất làm xét nghiệm 2 năm/lần.
Sàng lọc VIA được áp dụng tại tuyến y tế cơ sở khi không có đủ điều kiện xét nghiệm HPV cũng như làm Pap smear. Nếu thấy nghi ngờ có tổn thương thì cần hướng dẫn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khám sàng lọc kỹ hơn.
Ngoài ra, một số phương pháp khác như soi cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo,… cũng được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện trong quá trình thăm khám.
MEDLATEC hiện là bệnh viện Đa khoa được bệnh nhân tin tưởng, chọn lựa dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sỹ giỏi, kết quả tầm soát sẽ chính xác nhất, từ đó là cơ sở để bác sỹ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu cần tư giải đáp thêm về tầm soát ung thư cổ tử cung, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ.