Câu &39Nam Mô Phật Nghĩa Là Gì ? Nghĩa Của Từ Mô Phật Trong Tiếng Việt

Sẽ không ngoa khi nói niệm Phật là câu cửa miệng của người Phật tử Việt Nam. Vì bất cứ nơi nào có bóng dáng Tăng Ni Phật tử và chùa viện thì ở đó tiếng niệm Phật – Mô Phật râm ran. Mà cũng lạ, tiếng niệm Phật của người Việt được vận dụng với nhiều âm điệu, ngữ cảnh và cách biểu cảm khác nhau nên hàm nghĩa vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế mà niệm Phật – Mô Phật trở nên thiết thân, ứng khẩu, mọi lúc mọi nơi.Bạn đang xem: Mô phật nghĩa là gì

Khởi nguyên và cốt tủy của Phật giáo Việt Nam là thiền, song tu thiền tịnh là khuynh hướng tu học về sau, chí ít là bắt đầu vào thời Lý-Trần. Pháp môn Tịnh độ ở xứ ta dường như chưa bao giờ được định hình như một dòng phái chính thống kiểu Tịnh độ tông Trung Hoa và Nhật Bản. Ngay cả hiện nay, không ít người tự nhận mình tu tập pháp môn Tịnh độ nhưng phổ hệ và thế thứ truyền thừa thì vẫn là “Lâm Tế chánh tông” (Thiền phái Lâm Tế – Trung Hoa). Ấy vậy mà việc thực hành niệm danh hiệu Phật A Di Đà lại luôn âm thầm, bền bỉ và tạo nên sức sống mạnh mẽ trong đời sống tâm linh Việt.

Tiếng niệm Mô Phật hiện nay là kết tinh của Nam mô A Di Đà Phật, Lục tự Di Đà. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là pháp tu phổ biến nhất, được nhiều người ứng dụng thực hành nhất. Dù rằng Lục tự Di Đà đã là sự giản lược đến gần cùng cực của Thánh hiệu Phật A Di Đà. Sau đó, Lục tự được ước lược thêm nữa còn A Di Đà Phật , Nam mô Phật và về sau chỉ còn Mô Phật.

Ngoài những thời khóa niệm Phật cố định trong ngày, người tu tranh thủ niệm Phật mỗi khi có thể, hóa thân tiếng niệm Phật vào nhiều tình huống, mọi lúc mọi nơi. Khi Tăng Ni và Phật tử gặp nhau, việc đầu tiên là họ chắp tay hình búp sen trước ngực, cung kính vái chào, niệm Mô Phật, A Di Đà Phật. Thiền sư Nhất Hạnh đã thi hóa nét đẹp của sự chào hỏi chốn thiền môn bằng hai câu kệ để dễ dàng quán niệm “Sen búp xin tặng người. Một vị Bụt tương lai”. Họ nhắc nhau mỗi người đều có tánh Phật, là Phật sẽ thành đồng thơi nhắc nhở nhau niệm Phật A Di Đà, vì để được vãng sanh phải niệm thật nhiều, niệm đến nhất tâm bất loạn. Hiện nay không ít chư Tăng Ni, nhà chùa và Phật tử đã có thói quen nhấc điện thoại không a-lô theo thông lệ mà trịnh trọng và thiền vị: Mô Phật, xin nghe! Tiếng niệm Phật nghe thanh thản, thân thiện và quá đỗi nhiệm mầu.Xem thêm:

Thường thì chư Tăng ở trong liêu phòng có thể họ đang làm việc, nghỉ ngơi hoặc tịnh tọa. Vì thế, muốn tìm gặp trước phải gõ nhẹ cửa ba lần, sau đó mới gọi tên. Khi nghe ai gọi tên mình, dù chưa biết có chuyện gì nhưng trước phải ứng khẩu đáp nhanh Mô Phật. Các Phật tử lúc gọi nhau cũng đều ứng đáp như vậy. Tiếng niệm Phật trong trường hợp này mang hàm ý xác nhận là tôi đây, tôi đang ở đây.

Để thưa hỏi, cầu thỉnh hay muốn thăm hỏi, trao đổi với thầy hoặc bằng hữu thì lời đầu tiên thường là Mô Phật, rồi sau đó mới trình bày sự việc. Tiếng niệm Phật lúc này thường nhỏ nhẹ, trong trẻo như một sự đánh động, nhằm báo hiệu, gây sự chú ý cho người nghe. Trong quá trình hầu chuyện với thầy hoặc các bậc tôn đức, mỗi khi mở lời tham gia đàm luận hàng học trò nên bắt đầu bằng Mô Phật cho khiêm cung và nền nã hơn.Xem thêm: Du Lịch Chùa Linh Ứng Hà Nội Linh Thiêng Và Nổi Tiếng Bậc Nhất

Quan trọng là trong những lúc giật mình hốt hoảng, thì tiếng kêu cứu bật ra cũng là Mô Phật. Thường thì trong các tình huống ấy, người ta hay kêu cứu cha ơi, mẹ ơi hoặc trời ơi nhưng hiếm khi gọi Phật ơi, cứu con. Chỉ có những ai huân tập niệm Phật lâu ngày đến thuần thục, lúc bất giác ấy mới bật ra được danh hiệu Phật. Tiếng niệm Mô Phật tuy có phần thất thanh, thảng thốt nhưng thể hiện công phu sâu dày và người niệm nhanh chóng định thần, làm chủ thân tâm, chủ động và sáng suốt để khắc phục sự cố. Đặc biệt nhất là trước những chuyện không thể tin được, không thể chấp nhận được, người ta cũng chắp tay xá dài… Mô Phật! Tuy thất vọng vô cùng, tiếng niệm Phật não nề như một tiếng thở dài nhưng cũng hàm chứa và thể hiện được bản chất con nhà Phật là hỷ xả từ bi.

Trong kinh Phật có huyền ký rằng, vào giai đoạn cuối của thời mạt pháp, lúc ấy kinh điển đều hoại mất nhưng Thánh hiệu Phật vẫn còn. Giai đoạn ấy hẳn còn xa, nhưng cách đây không lâu, khi đất nước vừa thống nhất, thời ấy vai trò của tôn giáo chưa được nhận thức đúng đắn, chúng tôi có chuyến hành hương ra miền Bắc khảo cứu, chiêm bái các di tích, Thánh tích Phật giáo và đã tận mắt chứng kiến khá nhiều chùa tháp hoang lạnh, đìu hiu mà tê tái cõi lòng. Có những ngôi danh lam ở đất Hà thành trong ngày sóc vọng cũng lác đác có vài cụ già hom hem gần đất xa trời xì xụp lễ bái. Không có Sư làm lễ, không kinh điển để tụng đọc, chỉ còn lại một tấc lòng thành. Lạ lùng hơn, đứng trước bất cứ pho tượng nào trong chùa, không cứ gì Phật Thích Ca, Phật Di Đà hay Phật Dược Sư và cũng chẳng thiết là Đức Ông hay Thánh tăng La hán, các già đều lâm râm Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật rồi nguyện xin đủ điều.

Vậy mà đến khi tham gia trẩy hội Yên Tử, chứng kiến hai dòng người ngoăn ngoèo bất tận nối đuôi nhau lên xuống đỉnh chùa Đồng và tiếng niệm Phật vang rền chốn Tổ của khách hành hương, chúng tôi thật sự xúc động. Thật lạ kỳ, từ nam thanh nữ tú hiếu kỳ cho đến các già run rẩy hy vọng lên chôn Tổ lần cuối, tất cả đều mệt phờ vậy mà không ai bảo ai đều góp lời niệm Phật. Họ niệm Phật như chào và động viên nhau hướng thiện, làm lành với lòng nhẹ như sương khói lãng đãng phù vân. Chỉ cần thấy người dân niệm Phật thành tâm như vậy là chúng tôi tin tưởng đạo pháp sẽ được phục hưng. Và quả đúng như vậy, ngày nay phần lớn chùa chiền đã được trùng tu, tiếng chuông chùa cùng với lời tụng kinh niệm Phật lại rền vang mỗi sớm chiều.

Có một điều lạ nhất và buồn cười nhất là đám trẻ con từ thành thị cho đến nông thôn, không biết chúng tiếp cận niệm Phật từ đâu (chắc là nhiễm từ phim võ hiệp Thiếu Lâm) mà cứ mỗi lần gặp các sư Tăng, đứa thì lấm lét thận trọng quan sát, có đứa can đảm hơn gập người cúi chào kiểu sư Tăng Thiếu Lâm – A Di Đà Phật! Thiện tai, thiện tai, rồi ù té chạy… Chúng vui vẻ và phấn khởi lắm như gặp anh hùng, ắt hẳn chúng còn có dịp kể lại cho nhau nghe đã từng đối mặt với các “cao thủ Thiếu Lâm” mà đâu biết rằng, trò nghịch ngợm vô tình kia, theo kinh Pháp Hoa cũng là tác nhân cho quả Phật ở vị lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *