Nhiều người khi tới bệnh viện xét nghiệm máu nhưng khi nhận được kết quả lại không biết các thông số ghi trên phiếu kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì. Những thắc mắc như chỉ số gran trong máu là gì, các thông số khác có ý nghĩa như thế nào, tất cả sẽ được Lily & WeCaregiải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Glucose
Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Trong một số trường hợp vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Nếu bị tăng trên giới hạn có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.
2. SGOT & SGPT
Nhóm men gan. Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Một khi để vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan sẽ bị suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như: Các chất béo từ động vật và rượu bia, cũng như từ các nước uống có chứa gas.
3. Nhóm mỡ máu
Gồm có: CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES. Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau: Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL, Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID, Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles, Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles. Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles được coi là mỡ tốt, nếu hàm lượng cao sẽ hạn chế gây xơ tắc mạch máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà…Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.
4. GGT
Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở bên trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Đối với những người có nhiễm SVB bên trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cũng tăng thì cần thiết phải sử dụng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia.
Kết quả miễn dịch
1. Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH
2. HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH
Kết quả nước tiểu
1. SG: Tỷ trọng của nước tiểu. Trung bình 1,005-1,020
2. PH: Độ PH trong nước tiểu. Bình thường từ 5-7.
3. Các yếu tố khác : B CẦU: tế bào bạch cầu. NIT: Nitrittes. PRO: Protein. GLU: Glucoe. KET: keton. UBG: Urobilinogen ( Muối mật). BILI: Bilinurin (Sắc tố mật). H CẦU: Hồng cầu.
4. Cặn lắng: Quay ly tâm của nước tiểu sau đó lấy cặn lắng soi: Bạch cầu, Hồng cầu, Tinh thể.
Bình thường trong nước tiểu sẽ không có các yếu tố trên. Nhưng khi xuất hiện:
– PRO: Khi protein có trong nước tiểu và có thể có kèm theo Hồng cầu trong nước tiểu cần phải theo dõi chức năng thận do khả năng lọc của cầu thận không tốt. Nếu có điều kiện hãy chú ý đi làm xét nghiệm nước tiểu 24h/ 03 tháng 01 lần tại các cơ sở xét nghiệm để có thể phát hiện bệnh.
– GLU: Khi có glucose trong nước tiểu -> Tiểu đường. Nên đi khám và điều trị sớm theo tuyến y tế cơ sở.
– UBG và BILI: Là Urobilinogen ( Muối mật). BILI: Bilinurin (Sắc tố mật) có trong nước tiểu là do gan không lọc được hết các yếu tố này vì vậy cần phải kết hợp so sánh với chức năng gan tại xét nghiệm máu nếu có tăng men gan để theo dõi viêm gan hoặc tắc mật.
– Cặn lắng: Thông thường chỉ tồn tại một vài tế bào nhưng nếu có 10->20 tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu cần phải kiểm tra lại chức năng lọc của thận tại y tế tuyến trên. Trường hợp có cặn lắng phốt phát hoặc can xi cần uống nhiều nước đề phòng cặn thận.
*MID: trong đó bao gồm các tế bào hiếm và rất ít xuất hiện như bạch cầu monocytes, eosinophils, basophils, bạch cầu non và các bạch cầu vẫn chưa phát triển khác.
Nhận định kết quả, chú ý
– HGB (huyết sắc tố) thấp dưới 13 với nam và dưới 12 với nữ là thiếu máu.
– MCV (thể tích trung bình hồng cầu) dưới 80 là hồng cầu nhỏ.
– MCH (huyết sắc tố trung bình hồng cầu) dưới 26 là nhược sắc.
Nếu có báo hiệu
– Lympho RM là có thay đổi nhẹ về số lượng và kích thước của bạch cầu lympho.
– Lympho R1 là thay đổi về số lượng.
– Lympho R2 là thay đổi về số lượng cùng với thay đổi về kích thước của bạch cầu lympho.
– MID RM tức là thay đổi nhẹ về số lượng và kích thước của bạch cầu monocytes, eosinophils…
– MID R2 là thay đổi về số lượng và kích thước, kèm theo tăng monocytes.
– MID R3 tức là thay đổi về số lượng và kích thước, cũng như tăng eosinophils.
– Trường hợp số lượng bạch cầu và tế bào MID tăng cao kèm theo các dấu hiệu R2 R3, có thể có sự hiện diện của các bạch cầu non, chưa trưởng thành.
– GRAN RM là có sự thay đổi nhẹ về số lượng và kích thước bạch cầu hạt trung tính.
– GRAN R3 là có sự thay đổi về số lượng.
– GRAN R4 là có sự tăng giảm kèm theo số lượng phân chia nhân của tế bào hạt trung tính có thay đổi.
Xander Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín minh bạch
Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.
-
11 địa chỉ tầm soát ung thư uy tín tại Hà Nội
-
5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm
-
Xét nghiệm khi mang thai: Lợi hay hại cho thai nhi?
-
Những xét nghiệm phụ nữ nên làm khi ở độ tuổi 30
-
Phụ nữ cần làm các xét nghiệm gì trước khi phá thai?
Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.
Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024)73.049.779 – 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30; Thứ Bảy: 06:00 – 10:00
Xem thêm:
- Chỉ số lym trong xét nghiệm máu là gì?
- Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường?