Trong lĩnh vực xây dựng cốt nền có lẽ là phần vô cùng quan trọng và luôn được quan tâm đối với mỗi công trình xây dựng. Vậy các bạn đã biết cốt nền xây dựng là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cốt nền xây dựng là gì? Và cách tính cốt nền xây dựng chuẩn thông qua bài viết này.
Cốt nền xây dựng là gì?
Cốt nền xây dựng thực chất chính là quy hoạch chiều cao nền trong quá trình xây dựng. Trong quy hoạch chung, cốt nền xây dựng thường được gọi là cốt xây dựng khống chế còn trong quy hoạch chi tiết thì sẽ được gọi là cốt xây dựng. Cốt nền xây dựng có thể hiểu một cách đơn giản là độ cao tối thiểu mà chúng ta cần bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo mức độ phù hợp với quy hoạch về độ cao trong công trình xây dựng của hệ thống nền và có thể thoát nước mưa tốt.
Trên thực tế, vẫn có nhiều người thường nhầm lẫn cốt nền xây dựng với cốt san nền bởi vì cơ bản hai loại này khá giống nhau. Tuy nhiên, mục đích sử dụng chúng thì lại khác nhau. Cốt san nền thực chất chỉ là mức sử dụng cho việc tính toán làm sao hệ thống cốt nền trong xây dựng mà thôi.
Cốt nền xây dựng là một phần không thể thiếu trong mọi công trình, kể cả ở nông thôn hay đô thị. Đặc biệt, tại đô thị, cốt nền xây dựng có công dụng vô cùng quan trọng đó là ngăn chặn được các tình trạng ngập úng tại những thành phố lớn. Hiện nay, người ta thường dựa vào mực nước trung bình để tính toán làm sao đảm bảo công trình không bị ngập úng và có khả năng thoát nước hiệu quả hơn.
Cách tính cốt nền trong xây dựng
Mỗi công trình khác nhau sẽ có cốt nền xây dựng khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo có thể đạt chuẩn trong quá trình xây dựng, các bạn cần nắm bắt chính xác cách tính cốt nền. Các bạn có thể căn cứ và một số điểm sau để tính các đề một cách chuẩn và chính xác
- Cốt nền xây dựng cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn 20cm – 25cm, tính từ vị trí giữa mặt đường cao hơn so với cốt mặt vỉa hè trong trường hợp công trình xây dựng tiếp giáp với vỉa hè và đường.
- Cốt nền tính từ vị trí giữa mặt trước công trình cao hơn mép nền đường 42cm – 47 cm khi trong trường hợp trình xây dựng tiếp giáp đường chưa xây xong.
- Cốt nền mặt trước công trình cao hơn cốt tính mép đường từ 20cm – 25cm, nếu có khoảng lùi cốt nền tăng thêm 15cm, lùi trung bình 30cm nếu lùi 1 cấp.
- Khoảng lùi của công trình và vỉa hè/ mặt đường trên 3m cốt nền không bị hạn chế, trong trường hợp dưới 3m cốt nền mặt trước công trình cao hơn mặt vỉa hè 40cm- 50cm.
Công dụng của cốt nền xây dựng
Cốt nền xây dựng bên cạnh công dụng chống ngập còn có những vai trò vô cùng quan trọng đối với công trình xây dựng như
- Đảm bảo nền trong khu vực thiết kế thoát nước nhanh chóng và ngăn các trường hợp ngập úng.
- Bảo vệ các công trình được xây dựng tại đô thị an toàn trong các mùa mưa lũ, ngập úng.
- Tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa nền của công trình và hệ thống đường đô thị.
- Đảm bảo sự liên kết giữa các công trình với đường ray, được ống và giữa các công trình này với hệ thống đường giao thông.
- Ngoài ra cốt nền xây dựng còn là một trong những giải pháp tối ưu về tổ hợp không gian và tổ chức mặt bằng của các công trình kiến trúc với nền đất xây dựng.
Quy định về cốt nền xây dựng
Để đảm bảo các công trình xây dựng không bị ngập úng nước cũng như đảm bảo sự liên kết giữa các công trình xây dựng với các hệ thống đường giao thông lân cận, bộ xây dựng đã đưa ra các quy định về cốt nền xây dựng chuẩn để đảm bảo hạn chế những trường hợp công trình bị ngập nước hay thiếu sự liên kết của các công trình xung quanh
- Cốt nền xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết được quy định trong quy chuẩn 01 2008 của Bộ xây dựng về quy hoạch xây dựng.
- Trước khi xây dựng cần phải căn cứ vào bản đồ thiết kế cũng như bản kế hoạch để tính toán độ cao này một cách chính xác. Tránh tình trạng xây dựng không có cơ sở để dẫn đến tình trạng loạn “chuẩn” trong quy hoạch.
- Cần xác định khu vực xây dựng có thuận lợi hay không, có thuộc khu vực cấm và hạn chế xây dựng của đô thị hay không. Phải xác định lưu vực thoát nước chính, cao độ của nền, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối liên kết, các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra cho toàn đô thị.
Những điều cần lưu ý khi thi công cốt nền xây dựng là gì?
Khi tiến hành thi công cốt nền xây dựng chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đầu tiên, cốt nền xây dựng là một hạng mục vô cùng quan trọng nên các đơn vị thi công và chủ đầu tư cần làm việc với nhau để bàn rõ về nhu cầu sử dụng cốt nền cũng như các số liệu cụ thể, hiện trạng của cột mốc để giúp cho cốt nền xây dựng được xây dựng chuẩn, chính xác và phát huy được đúng vai trò của mình.
- Khi xây dựng đường thì vỉa hè phải cao hơn lòng đường và phải đảm bảo lượng nước không được chảy ngược từ đường vào trong nhà dân.
- Trong việc hoạch định cũng như lên kế hoạch xây dựng các dự án, cần phải sát sao hơn trong việc xây dựng, tính toán đất nền. Ngoài ra, bên cạnh các vấn đề liên quan đến giao thông đường xá thì cũng cần phải chú ý đến các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật.
- Trong quá trình quy hoạch xây dựng cũng như thiết kế cần phải xác định chính xác các số liệu đạt chuẩn rõ ràng để xin giấy phép xây dựng. Đồng thời, các hộ dân cũng cần phải phối hợp để thực hiện việc làm cốt nền xây dựng, để đảm bảo phòng chống lũ lụt hay cách giải cứu khi xảy ra.
Xây xong cốt nền xây dựng có chống ngập được không?
Trên thực tế, vẫn có rất nhiều các công trình hoặc các khu đô thị không thể thoát khỏi cảnh ngập úng. Chính vì vậy, nhiều người đã đặt ra câu hỏi liệu cốt nền xây dựng có thực sự chống ngập được hay không?
Từ những chia sẻ bên trên có thể thấy cốt nền xây dựng thực chất chỉ là một trong những giải pháp được đưa vào để hạn chế tình trạng ngập lụt của các công trình tại một khu vực nhất định. Việc cốt nền xây dựng có hoạt động hiệu quả hay không, có thể chống ngập được hay không còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau như số liệu tự nhiên, diện tích của khu vực, địa hình,…
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thực tế vẫn còn rất nhiều những dự án, công trình xây dựng mà cốt nền xây dựng vẫn chưa được thi công và xây dựng một cách chính xác dẫn đến ngập úng,.. Như vậy, để cốt nền xây dựng có thể thực sự phát huy được vai trò của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các đơn vị chức năng cần phối hợp với các đơn vị thi công cũng như các nhà đầu tư để có thể tính toán, cũng như xây dựng cốt nền một cách chuẩn xác nhất.
Việc này giúp hạn chế tối đa tình trạng ngập úng tại các địa phương và tại công trình. Đồng thời khi tiến hành làm đường hay các hệ thống giao thông, các cơ quan nhà nước phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo có một cốt nền xây dựng hoàn thiện.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cốt nền xây dựng. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về cốt nền xây dựng cũng như công dụng của cốt nền xây dựng trong thực tế.