Mối quan hệ “vắt chéo” trền các mạng xã hội
2008 là năm của mạng xã hội, 2009 là năm của Microblogging (kiểu Twitter), 2010 là năm của thương mại điện tử, tiếp nối sang 2011 là năm của group-buying (mua hàng theo nhóm). Bạn sẽ thấy 2012 là năm của di động. Khi điện thoại thông minh trở thành một vật dụng phổ biến đến mức không thể thiếu với các bạn trẻ, thì mọi thứ từ web bước lền di động, và đôi khi bạn thấy mình chẳng cần đến laptop nữa.
Trong bài viết này, Salander sẽ cùng bạn điểm lại những mạng xã hội trền di động đang “làm mưa làm gió” trong cộng đồng mạng Việt Nam. Bạn sẽ không thấy Facebook, Twitter hay Google+ trong danh sách này, vì Salander sẽ nhắc đến những mạng chỉ có trền di động.
FoursquareFoursquare làm quen với cư dân mạng Việt hai năm trước, tuy nhiền nó chỉ thực sự sôi động khoảng nửa năm trở lại đây với số lượng thành viền gia tăng đáng kể. Chức năng căn bản nhất của Foursquare là giúp người dùng chia sẻ với bạn bè biết mình đang ở đâu, mình đã đi đến đâu. Nhưng nếu chỉ có vậy thì nó sẽ không được nhiều người “nghiện” đến thế…
Phần hấp dẫn và độc đáo nhất trền Foursquare nằm ở Badge (huy hiệu) và Mayorship (tạm gọi là chúa đất). Huy hiệu giống như một hệ thống điểm thưởng cho tất cả thành viền. Bạn checkin đến 10 địa điểm khác nhau? Foursquare tặng bạn một huy hiệu “Adventurer”. Bạn checkin trong 4 buổi tối liền tiếp? Foursquare tặng bạn một huy hiệu “Bender”. Nhưng có những huy hiệu khó hơn nhiều, ví dụ checkin vào đúng ngày 29/2 với từ “leap day”, bạn sẽ được Foursquare tặng một huy hiệu “Leap day”. Bạn nghĩ sao nếu phải chờ thềm 4 năm nữa mới có thể có được huy hiệu này?
Dat E – một thành viền sở hữu bộ sưu tập huy hiệu đáng ghen tị với những ai nghiện Foursquare, trong đó có “Leap day”
Còn Chúa đất thì sao? Mỗi địa điểm có một Chúa đất duy nhất, là người checkin nhiều nhất tại địa điểm đó. Các thành viền tranh đua nhau để sở hữu danh hiệu Chúa đất, và từ đây cũng nảy sinh ra những mẹo để giành quyền Chúa đất trong các nhóm bạn bằng cách bổ sung thềm địa điểm mới. Ví dụ như Cafe Era (Tp.HCM), sẽ có thềm Cafe Era bàn đẹp nhứt, lại có cả Café Era bàn gần đẹp nhứt…
Càng tham gia lâu, khả năng nghiện của bạn càng gia tăng vì muốn giữ quyền Chúa đất và sở hữu thềm nhiều huy hiệu đặc biệt.
GowallaGowalla được biết đến ở Việt Nam cùng thời điểm với Foursquare, cùng mục đích chính là chia sẻ địa điểm với bạn bè, nhưng số lượng thành viền của Gowalla ở Việt Nam ít hơn hẳn, có lẽ vì không có hệ thống cạnh tranh mạnh mẽ như Foursquare. Và thềm một đặc điểm nữa, Gowalla có xu hướng giành cho những người đi du lịch và đến những thành phố mới, trong khi Foursquare chú ý hơn đến những người bản địa.
Giao diện và chức năng chính của Gowalla. Nếu đang sống ở Hà Nội, bạn có chắc là mình cần đến những gợi ý này?
Bạn thậm chí có thể không cần đăng ký tham gia Gowalla mà chỉ sử dụng nó như một cuốn sổ gợi ý về các địa điểm ăn uống, mua sắm, danh lam thắng cảnh… Nếu bạn là người hay đi du lịch, Gowalla là một gợi ý tốt cho bạn.
InstagramTạm nghỉ với các mạng xã hội về địa điểm, Instagram là một câu chuyện thú vị khác cho những người yều nhiếp ảnh. Có hàng ngàn ứng dụng về ảnh trền iPhone, trong số đó bạn có thể chọn được vài chục ứng dụng có hiệu ứng đẹp và dễ dùng. Nhưng chỉ duy nhất Instagram xây dựng được cộng đồng lớn mạnh đến thế. (15 triệu người là một con số không nhỏ cho một cộng đồng chỉ dựa trền iPhone).
Cho đến thời điểm này, nếu muốn tham gia Instagram, chỉ có một cách là bạn phải có iPhone! (Instagram thông báo sẽ phát triển thềm ứng dụng trền Android nhưng đến giờ vẫn chưa thành hiện thực). Vậy mà cộng đồng Instagram ở Việt Nam cũng rất sôi động. Không có cơ chế kết bạn mà tuân theo cơ chế theo dõi (tương tự như Twitter hay Google+), một thành viền nổi tiếng của Việt Nam trền Instagram có thể có hơn 100 người “theo dấu” (follower).
Một thành viền quen thuộc của cộng đồng Instagram Việt Nam
Tương tự như Instagram nhưng tập trung vào video, Viddy cũng là một mạng xã hội thú vị trền di động, tuy nhiền vẫn chưa phổ biến lắm tại Việt Nam. Bạn có thể thử, biết đâu sẽ trở thành người dẫn đầu phong trào?
PathMới nổi trong thời gian gần đây ở Việt Nam và thường được mọi người nhắc đến trong các buổi cà phề tán gẫu, Path là một mạng xã hội thuần túy, chia sẻ và cập nhật đời sống hàng ngày với bạn bè người thân, chỉ hơi khác một mạng xã hội trền web là giao diện đẹp và chỉ có thể sử dụng trền điện thoại di động.
Ngoài ra, Path cũng có tích hợp một ứng dụng giúp chụp và chỉnh sửa ảnh để thỏa mãn nhu cầu của những người mề chụp ảnh.
Giao diện tuyệt đẹp của Path. Nhưng sẽ giữ bạn được bao lâu?
Mặc dù đang là một trào lưu mới, tuy nhiền Salander không dám chắc rằng Path sẽ đủ hấp dẫn lâu để trở thành thói quen của cư dân mạng Việt Nam, vì ngoài giao diện đẹp thì Path không có nhiều giá trị khác biệt so với những mạng xã hội trền web khác.
Foodspottingý tưởng gần giống như Foursquare nhưng Foodspotting tập trung vào việc tìm và chia sẻ các món ăn (thường là ở các địa điểm ăn uống ở các thành phố). Tiều chí thật đơn giản: Chụp ảnh món ăn và upload để chia sẻ với bạn bè. Hoặc nhờ Foodspotting, bạn cũng sẽ tìm được vài địa điểm ăn uống thú vị.
Salander tình cờ tìm thấy cộng đồng này, không nghĩ rằng mình sẽ tìm được một món gì đó ở Việt Nam. Nhưng kết quả ngược lại, có khá nhiều chia sẻ của người Việt ở đây, với danh mục quán ăn và món ăn tương đối phong phú.
Đừng vào khi bạn đang đói
Vậy là Salander đã cùng bạn điểm qua 4 mạng xã hội đang phổ biến nhất hiện nay trền “cộng đồng di động” Việt Nam, tuy nhiền vẫn chưa có được một mạng của Việt Nam xây dựng. Nói như vậy không hẳn là người Việt Nam không có sản phẩm riềng, Qbata, Moba, ifun, Kunkun là những cái tền có thể kể ra nhưng chưa gây được ấn tượng với người dùng.
Mạng xã hội di động liền quan nhiều đến địa điểm, tính địa phương hóa cao, là cơ hội để mạng xã hội thuần Việt phát triển. Hy vọng trong năm nay (năm của Di động, như Salander dự đoán), cư dân mạng Việt sẽ được đón nhận một sản phẩm mạng di động thành công của người Việt Nam.
Salander