Điều kiện giao hàng DDP (Delivery Duty Paid) trong hợp đồng thương mại là một thuật ngữ khá quen thuộc sử dụng để mô tả việc giao hàng hóa mà người bán chịu trách nhiệm cao nhất. Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng hóa đến địa điểm của người bán quy định và chịu mọi trách nhiệm về THÔNG QUAN xuất – nhập khẩu hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn về điều kiện giao hàng của DDP Incoterms trong hợp đồng thương mại.
Bạn đang đọc: Điều kiện giao hàng DDP trong hợp đồng thương mại
Điều kiện giao hàng DDP trong hợp đồng thương mại.
>> Xem thêm: Khác Biệt Giữa DPU Theo Incoterms 2020 DAT Incoterms 2010
DDP Incoterms là gì?
Khái niệm về DDP Incoterms
Điều kiện DDP là viết tắt của Delivered Duty Paid: giao tới đích đích quy định là một điều kiện giao hàng trong Incoterms 2010. Với DDP Incoterms 2010, người bán được xem là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng đã đến địa điểm mà hai bên đã quy định trong hợp đồng, đã thông quan nhập khẩu, sẵn sàng để dỡ xuống. Hàng hóa lúc này phải được đặt dưới sự định đoạt của người mua. Đây là quy tắc mà người bán phải chịu mức trách nhiệm cao nhất, làm cả thông quan đầu nhập khẩu.
Điều này có nghĩa là bên bán phải chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua, mọi cước phí liên quan đến vận chuyển, cũng như phải nộp mọi thứ thuế (nếu có) trước khi hàng đến địa điểm hai bên thỏa thuận. Ngoài ra, bên mua còn phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận (được chỉ định) khi bên bán đã thanh toán cước phí và thuế.
>> Xem thêm: Điều Kiện Giao Hàng EXW Trong Hợp Đồng Thương Mại.
Ví dụ về DDP Incoterms
Trong hợp đồng thương mại có điều kiện giao hàng là DDP Incoterms. Nên công thức chung đối với điều kiện giao hàng này là: DDP + Điểm đích giao hàng.
Ví dụ: DDP 123 Dien Bien Phu, Binh Thanh, Ho Chi Minh, Vietnam – Incoterms® 2010.
Trách nhiệm trả các chi phí khi áp dụng Điều kiện DDP Incoterms?
Các chi phí do người bán chịu?
- Các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;
- Chi phí liên quan đến việc chuyển các chứng từ vận tải đến cảng đích;
- Chi phí liên quan đến thuê phương tiện vận tải chở hàng đến cảng đích;
- Các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu hàng hóa;
- Chi phí liên quan đến kiểm soát chất lượng, số lượng, cân nặng, hàng hóa trước khi đưa hàng lên tàu;
- Chi phí dỡ hàng xuống điểm giao hàng.
Các chi phí do người mua chịu?
- Chi phí về tiền hàng;
- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi nhận hàng từ người mua;
- Chịu các chi phí liên quan cho những mất mát hay hư hỏng sau khi hàng hóa đã đến cảng đích an toàn;
- Chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán kí kết.
Nghĩa vụ khi áp dụng DDP Incoterms?
Nghĩa vụ của bên bán
- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến điểm đích quy định;
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm đếm hàng;
- Giao hàng và bốc hàng hóa lên trên tàu tại cảng đi đã quy định trong hợp đồng và chịu chi phí liên quan đến thuê tàu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm quy định;
- Xin giấy phép và làm các thủ tục xuất – nhập khẩu hàng hóa;
- Chịu mọi rủi ro liên quan đến mất mát hay hư hỏng hàng hóa trước khi hàng được đặt an toàn trong sự kiểm soát của người mua;
- Giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định;
- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hàng hóa được giao.
Nghĩa vụ của bên mua
- Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại mà hai bên đã ký trong hợp đồng;
- Nhận hàng hóa theo như thời gian và địa điểm mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng;
- Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
- Giúp người bán lấy các chứng từ cần thiết phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan.
- Chịu mọi rủi ro với hàng hóa từ khi nhận hàng.
Tìm hiểu thêm: Dynamic 365 – 10 Lợi Ích Tuyệt Vời Cho Doanh Nghiệp Của Bạn | DiCentral
Nghĩa vụ khi áp dụng DDP Incoterms
Trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa trong DDP Incoterms
CFR Incoterms 2020 không có quy định về trách nhiệm bắt buộc mua bảo hiểm hàng hóa đối với người bán và người mua khi sử dụng điều kiện giao hàng CFR trong hợp đồng thương mại.
Sử dụng DDP Incoterms như thế nào cho hiệu quả?
DDP Incoterms 2020 Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Nếu trong hợp đồng thương mại người bán không có khả năng làm thủ tục nhập khẩu thì nên cân nhắc chọn điều kiện DAP hoặc DPU.
>>> Xem thêm: Tư vấn luật hợp đồng thương mại.
Hướng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại.
Hướng giải quyết tranh chấp khi hợp đồng thương mại phát sinh tranh chấp như sau:
- Thứ nhất, giải quyết bằng con đường thương lượng:
Các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết mâu thuẫn phát sinh. Biện pháp này được ưu tiên áp dụng đầu tiên vì thủ tục đơn giản nhất, ít tốn kém chi phí, ít ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh lâu dài giữa các bên.
Tuy nhiên, phương thức này có mặt hạn chế đó là nếu một bên tranh chấp không có thiện chí và tinh thần hợp tác cao để giải quyết tranh chấp thì việc thương lượng sẽ gặp khó khăn và thậm chí là thất bại.
- Thứ hai, giải quyết bằng con đường hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
Về ưu điểm, các ưu điểm của hòa giải giống như của thương lượng. Và một điều cần lưu ý, giống như thương lượng, kết quả hòa giải thành không có giá trị thi hành bắt buộc đối với các bên.
- Thứ ba, giải quyết bằng khởi kiện tại Trọng tài thương mại hoặc Tòa án
Biện pháp khác “mạnh hơn” là nộp đơn khởi kiện tại Trọng tài thương mại hoặc Tòa án.
Đối với việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Phương thức Trọng tài thương mại có thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn so với Tòa án. Hạn chế của phương thức này là tốn kém chi phí, tính cưỡng chế thi hành không cao. Tuy nhiên, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Mặt khác, nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài, thì các bên có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp. Ưu điểm lớn nhất là bản án, quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. Ngoài ra, thông thường án phí tại Tòa án thấp hơn lệ phí trọng tài. Tuy nhiên, mặt hạn chế chính là thủ tục giải quyết phức tạp, thời gian giải quyết thường kéo dài.
>>>>>Xem thêm: [Bài 1] TestNG là gì và những thứ cơ bản của TestNG mà bạn có thể chưa biết | GiangTester Blog
Hướng giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại.
>>> Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những điều kiện giao hàng DDP trong hợp đồng thương mại. Nếu bạn đọc có thắc mắc điều kiện giao hàng DDP trong hợp đồng thương mại hay những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo hợp đồng thương mại cần được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư hợp đồng giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn!
Scores: 4.42 (45 votes)