Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhà nước ta đã không ngừng ban hành các quy định nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội được thực hiện các dự án đầu tư với nhiều quy mô khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dự án khác nhau được phân chia theo mục đích cũng như đặc điểm của từng nhóm dự án. Vậy, dự án nhóm C là gì? Các tiêu chí đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ là gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý
- Luật đầu tư công 2019;
- Nghị định 161/2016/NĐ-CP cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
1. Dự án nhóm C là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có khái niệm cụ thể để giải thích cho khái niệm dự án nhóm C là gì? Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả tổng hợp được từ các nguồn khác nhau thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu dự án là gì?
Dự án là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhăm đạt được một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một mức kinh phí dự kiến. Để thực hiện một dự án nào đó dù nhỏ hay lớn cũng cần các yếu tố thăng chốt sau:
- Nguồn nhân lực
- Thời gian, cụ thể là ngày bắt đầu và ngày kết thúc;
- Mức kinh phí, nguồn vốn để thực hiện dự án hay chủ đầu tư dự án;
- Có bảng mô tả, lên kế hoạch rõ ràng của công việc. Sau khi kết thúc công việc, phải có được cái gì, với những đặc tính/đặc điểm gì, giá trị sử dụng như thế nào, hiệu quả ra làm sao;
- Có một tổ chức chặt chẽ theo dõi và thu thập mọi thông tin phát sinh trong quá trình thực hiện dự án để giúp cho các cấp lãnh đạo và tổ dự án theo dõi sát sao việc thực hiện dự án
Theo đó, dự án đầu tư nhóm C sẽ bao gồm các tiêu chí phân loại như sau:
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
2. Dự án tiếng Anh là gì?
Dự án tiếng Anh là Project
Xem thêm: Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công
Một số thuật ngữ Tiếng Anh khác có liên quan:
Dự án Project Nhóm Group Tiêu chí Criteria Quản lý Manage Đầu tư Invest Hồ sơ File
3. Lập hồ sơ xây dựng công trình
– Các dự án được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản (gọi tắt là hồ sơ xây dựng công trình) thay cho báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Nội dung của hồ sơ xây dựng công trình:
+ Tên dự án, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, chủ đầu tư, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thời gian thực hiện;
+ Tổng mức đầu tư, trong đó gồm kinh phí Nhà nước hỗ trợ (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương các cấp), đóng góp của nhân dân, huy động khác. Bảng kê các chi phí, trong đó, ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ và đơn giá lập hồ sơ xây dựng công trình được phép áp dụng theo giá thị trường;
+ Bản vẽ thi công (nếu có) theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình;
+ Khả năng tự thực hiện của nhân dân, cộng đồng hưởng lợi.
- Ban quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là Ban quản lý) xã có trách nhiệm lập hồ sơ xây dựng công trình gửi Ủy ban nhân dân xã thẩm định và phê duyệt. Trường hợp Ủy ban nhân dân xã giao cho thôn thực hiện công trình, Ban quản lý cấp thôn (hoặc các tổ chức tương đương được Ủy ban nhân dân xã công nhận) có trách nhiệm lập hồ sơ xây dựng công trình gửi Ủy ban nhân dân xã thẩm định và phê duyệt.
4. Các tiêu chí đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ
Dự án nhóm C quy mô nhỏ theo quy định của Khoản 1, Điều 1, Nghị định phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Xem thêm: Quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công
- Thuộc nội dung đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.
- Tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 xã và do Ủy ban nhân dân xã quản lý.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình.
- Sử dụng một phần ngân sách Nhà nước, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân. Phần kinh phí đóng góp của nhân dân có thể bằng tiền hoặc hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
5. Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ
- Căn cứ thông báo của Trung ương về số vốn trung hạn hoặc hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương đối với danh mục các dự án nhóm C quy mô nhỏ, không thẩm định từng dự án riêng lẻ. Căn cứ báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư của toàn bộ danh mục dự án.
- Cân đối mức vốn cho dự án khởi công mới phải đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 5, Điều 54, Luật Đầu tư công.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách Trung ương các dự án khởi công mới của từng chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Chủ chương trình mục tiêu quốc gia để theo dõi và giám sát. Thời gian báo cáo chậm nhất không quá 30 ngày sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các dự án khởi công mới trong kế hoạch hàng năm. Nội dung báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định gồm các nội dung sau:
+ Về nguồn vốn: Sự phù hợp của các dự án đối với nguồn vốn đầu tư, mục tiêu, đối tượng của chương trình;
+ Về cân đối vốn: Khả năng bố trí vốn cho các dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn hoặc hàng năm của chương trình, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật;
+ Danh mục các dự án được thẩm định: Tên dự án, địa điểm, quy mô, tổng mức đầu tư (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, dân góp, các nguồn khác …), thời gian và hình thức thực hiện.
6. Một số quy định khác đối với dự án nhóm C
Thứ nhất, lập hồ sơ xây dựng công trình
- Các dự án được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù lập hồ sơ xây dựng công trình đơn giản (gọi tắt là hồ sơ xây dựng công trình) thay cho báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Nội dung của hồ sơ xây dựng công trình:
+ Tên dự án, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, chủ đầu tư, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thời gian thực hiện;
+ Tổng mức đầu tư, trong đó gồm kinh phí Nhà nước hỗ trợ (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương các cấp), đóng góp của nhân dân, huy động khác. Bảng kê các chi phí, trong đó, ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ và đơn giá lập hồ sơ xây dựng công trình được phép áp dụng theo giá thị trường;
+ Bản vẽ thi công (nếu có) theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình;
+ Khả năng tự thực hiện của nhân dân, cộng đồng hưởng lợi.
Xem thêm: Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn
- Ban quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là Ban quản lý) xã có trách nhiệm lập hồ sơ xây dựng công trình gửi Ủy ban nhân dân xã thẩm định và phê duyệt. Trường hợp Ủy ban nhân dân xã giao cho thôn thực hiện công trình, Ban quản lý cấp thôn (hoặc các tổ chức tương đương được Ủy ban nhân dân xã công nhận) có trách nhiệm lập hồ sơ xây dựng công trình gửi Ủy ban nhân dân xã thẩm định và phê duyệt.
Thứ hai, thẩm định hồ sơ xây dựng công trình
- Hồ sơ thẩm định gồm: Hồ sơ xây dựng công trình với nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định này; biên bản các cuộc họp của cộng đồng và các văn bản pháp lý liên quan đến xây dựng công trình (nếu có).
- Cơ quan thẩm định:
+ Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ xây dựng công trình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thành lập tổ thẩm định, gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã làm Tổ trưởng, đại diện ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã, tài chính – kế toán xã, chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn do cộng đồng bình chọn;
+ Trường hợp Ủy ban nhân dân xã không đủ năng lực thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định.
- Nội dung thẩm định:
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương, các quy hoạch xây dựng và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã;
+ Đánh giá sự phù hợp của thiết kế mẫu, thiết kế điển hình với điều kiện thực tế của mặt bằng thi công công trình;
+ Tính khả thi về kỹ thuật, khả năng tự thực hiện của nhân dân và cộng đồng được giao thi công;
+ Chủ trương đầu tư và khả năng huy động vốn (Nhà nước, đóng góp của nhân dân, các nguồn lực khác) theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và báo cáo thẩm định nguồn vốn và mức vốn ngân sách Nhà nước (đối với dự án được đầu tư từ phần vốn ngân sách Nhà nước không thuộc ngân sách cấp xã trực tiếp đầu tư);
+ Tính hợp lý của các chi phí so với mặt bằng giá của địa phương (giá thị trường), với các dự án tương tự khác đã và đang thực hiện (nếu có).
- Thời gian thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định: Cơ quan thẩm định có báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân xã; thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thứ ba, phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình
- Căn cứ ý kiến thẩm định, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo hoàn thiện và phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình
- Điều kiện về thời hạn phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình đối với các dự án khởi công mới được bố trí vốn hàng năm: Trước thời điểm giao kế hoạch vốn chi tiết cho dự án.
Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ Luật Dương Gia về dự án nhóm C là gì và các tiêu chí đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.