Việc làm Nhân sự
Bạn đang đọc: [Góc hướng nghiệp] Nhân học là gì? Ngành nhân học ra làm gì?
1. Những thông tin cơ bản của ngành Nhân học
1.1. Định nghĩa của ngành Nhân học?
Trong Tiếng Anh, từ dùng để chỉ chuyên ngành Nhân học là Anthropology. Đây là ngành thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, ra đời vào thế kỷ 19. Ngành học này có vị trí học thuật quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt sâu sắc, nó đã đang, sẽ được triển khai đào tạo trong khu vực và trên thế giới.
Vậy Nhân học có nghĩa là gì?
Ngành Nhân học có thể được hiểu là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về con người cũng như bản chất của con người và xã hội con người trong cả quá trình từ khi con người xuất hiện trong quá khứ, cho đến hiện tại và tương lai. Hay nói cách khác, đây là một ngành khoa học mà mục đích của nó là miêu tả thế nào là con người theo một cách rộng nhất.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của Nhân học
Bởi vì là một ngành khoa học nghiên cứu về con người nên đối tượng nghiên cứu của Nhân học chính là các mối quan hệ giữa con người với các yếu tố xung quanh con người. Hiểu theo một cách đơn giản thì sẽ là những sự quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, con người với môi trường xã hội và con người với thế giới siêu nhiên.
Ở đây, ngành Nhân học nghiên cứu mọi vấn đề liên quan tới con người từ hình thái sinh học đến kinh tế – xã hội – văn hóa của con người trong các cộng đồng dân tộc với nếp sống khác nhau và ở nhiều thời kỳ khác nhau.
1.3. Quan điểm của ngành Nhân học
– Nhân học là một ngành học toàn diện, nghiên cứu về mối quan hệ của con người với tự nhiên, cộng đồng và thế giới siêu nhiên.
– Đây là mối quan hệ thể hiện trong 3 cặp nhị nguyên, trong mỗi cặp con người đều là chủ thể.
– Ngoài việc mang trong mình tính chất toàn diện, thì nhân học còn là một môn khoa học có khả năng đối chiếu và phản biện lại xã hội.
1.4. Các phân ngành chính trong Nhân học
Có 4 phân ngành chính :
– Nhân học văn hóa xã hội
– Nhân học hình thể
– Nhân học ngôn ngữ
– Nhân học khảo cổ học
Trong những năm gần đây đã xuất hiện thêm Nhân học ứng dụng (nhân học y tế, nhân học kinh tế, đô thị,…)
1.5. Mục tiêu đào tạo của ngành Nhân học
Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức lý luận, phương pháp nghiên cứu các chuyên ngành liên quan cũng như kiến thức chuyên môn của ngành Nhân học như Dân tộc học, Tôn giáo, đô thị, văn hóa tộc người,….
Ngành Nhân học sẽ giúp sinh viên có nền tảng tri thức cơ bản về con người cũng như mối liên hệ giữa con người với thế giới. Qua đó, có thể lý giải được những vấn đề xung quanh chủ thể nghiên cứu và áp dụng được các kiến thức của mình vào đời sống thực tiễn.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng cho việc học tập, nghiên cứu cũng như công việc sau này. Có thể kể đến kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng quan sát, lập luận, xử lý thông tin, hình ảnh…biết sử dụng ngoại ngữ do Nhân học có khá nhiều tài liệu nước ngoài…. Nhìn chung, đào tạo của ngành Nhân học ngoài trang bị cho sinh viên kiến thức thì ngành học này còn hướng tới phát triển sinh viên một cách toàn diện.
Việc làm biên tập viên truyền hình
2. Chương trình đào tạo của ngành Nhân học
Do là một ngành khá mới mẻ nên chương trình học cũng như môn học ở ngành này cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, thì nhìn chung các trường đào tạo chuyên ngành này cơ bản sẽ chia làm 4 khối kiến thức chính : Kiến thức đại cương, Kiến thức cơ sở khối ngành, Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành.
Kiến thức đại cương : Đây sẽ là khối kiến thức nhằm mục đích đào tạo cho sinh viên có hiểu biết và trình độ lý luận cơ bản về triết học, lịch sử tư tưởng và đường lối cách mạng. Đây sẽ là những tri thức làm nền tảng để sinh viên theo học các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành sau này. Các môn học trong khối kiến thức này thường là những môn bắt buộc với tất cả sinh viên khi mới bước chân vào trường Đại học. Ví dụ như : Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam,…
Kiến thức cơ sở khối ngành : Ở khối kiến thức này sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về các môn khoa học cơ bản thuộc về lĩnh vực khoa học và xã hội. Thông qua đó, làm giàu thêm kiến thức nền tảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và học các môn của kiến thức cơ sở ngành.
Kiến thức cơ sở ngành : Khối kiến thức này đòi hỏi sinh viên phải đạt chuẩn về lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu các khối kiến thức về kinh tế – văn hóa – xã hội của các dân tộc trong đất nước Việt nam cũng như trong khu vực ; lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngành Nhân học. Do đó, qua việc tiếp thu tri thức của khối kiến thức này sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về Nhân học và có được tri thức cơ bản để áp dụng nó trong việc học tập chuyên sâu các môn chuyên ngành.
Kiến thức chuyên ngành : Khi học đến khối kiến thức này thì sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng như phân tích, tóm tắt và so sánh, phản biện các vấn đề. Thông qua các kĩ năng sinh viên sẽ được tiếp thu các tri thức chuyên ngành của ngành Nhân học. Qua đó, có được nhận thức vững chắc về con người cũng như các vấn đề xung quanh con người. Áp dụng được các kiến thức đó vào việc lý giải các hiện tượng đó và trong công việc sau này.
3. Khối thi và điểm chuẩn của ngành Nhân học
3.1. Khối thi và tổ hợp môn thi ngành Nhân học
Ngành Nhân học có mã ngành là : 7310302
Các khối thi và tổ hợp môn thi của ngành Nhân học gồm :
– Khối A00 : Toán, Vật lý, Hóa học
– Khối C00 : Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
– Khối D00 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
– Khối D02 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga
– Khối D03 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp
– Khối D04 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung
– Khối D05 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức
– Khối D06 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật
– Khối D78 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh
– Khối D79 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nga
– Khối D80 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Pháp
– Khối D81 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Trung
– Khối D82 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Đức
– Khối D83 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nhật
3.2. Điểm chuẩn của ngành Nhân học
Là một ngành khá mới, nhưng nhìn vào những năm tuyển sinh gần đây thì điểm chuẩn của ngành Nhân học dao động trong khoảng từ 16 – 20 điểm. Điểm chuẩn sẽ phụ thuộc vào chất lượng của thí sinh theo từng năm và theo nhu cầu tuyển sinh ngành này ở các trường. Bên cạnh đó là phụ thuộc vào từng khối thi cũng như tổ hợp môn thi và sẽ xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia của năm thi đó.
việc làm biên tập viên báo chí
4. Nên học ngành Nhân học ở đâu ?
Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có 2 trường đào tạo chính thức về ngành Nhân học. Đó là :
-Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội
– Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG Tp.HCM
Cả 2 trường đều có chất lượng đào tạo tốt và đồng đều. Vì thế, bạn rất dễ chọn lựa trường nếu theo học ngành này vì không phải quá phân vân.
Ngoài ra nếu sinh viên theo học các trường khác thì vẫn có thể tiếp xúc với Nhân học dưới dạng một môn học. Ví dụ như Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có giảng dạy môn Nhân học cho sinh viên.
5. Sau khi tốt nghiệp, học ngành Nhân học ra làm gì?
Đây có lẽ là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm nhất. Bởi lẽ ngành này còn khá mới ở Việt Nam, có rất ít trường đào tạo chính thức nên không biết sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm với đầu ra sau này nếu học ngành Nhân học. Vì cơ hội sau này của Nhân học hiện đang rất mở rộng, cần có một nguồn nhân lực lớn nhưng hiện nay số lượng đáp ứng vẫn còn rất hạn chế.
Bạn có thể lựa chọn các công việc như :
– Trở thành Cán bộ phụ trách, quản lý các ban như ban Dân tộc, ban Tôn giáo,…tại các cơ quan Nhà nước từ cấp Địa phương tới cấp Trung ương.
– Là một biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn báo, các cơ quan ngôn luận, Đài phát thanh, Đài truyền hình,…
– Giảng viên, giáo viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm giáo dục khác…
– Nghiên cứu viên tại các Trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu,…
– Chuyên gia trong quản lý các dự án cũng như đánh giá tính khả thi của dự án,…
– Làm một quản trị viên, quản lý nhân sự, quản lý các tour du lịch, thậm chí có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch,…
Có rất nhiều cơ hội việc làm cho bạn sau này. Tuy nhiên, các công việc đều cần bạn phải có nền tảng kiến thức vững vàng để có thể áp dụng vào trong công việc cũng như các hoạt động nghiên cứu khác. Việc học ngành Nhân học đã giúp bạn có kiến thức cũng như sự nhìn nhận các vấn đề liên quan đến con người một cách rõ ràng hơn, khoa học hơn, khách quan hơn. Qua đó giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc, đời sống hàng ngày cũng như trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ sau này của bạn.
Mức lương của các công việc này cũng khá cao. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào vị trí công tác cũng như nơi bạn làm việc. Bên cạnh đó, khả năng cũng như kiến thức, năng lực bản thân cũng là yếu tố quyết định đến mức lương bạn nhận được.
Việc làm quản lý nhân sự
6. Những điều cần có để trở thành một sinh viên của ngành Nhân học ?
Ngành Nhân học đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về con người, bản chất của con người với các môi trường xung quanh từ quá tới tương lai. Do vậy, sinh viên học ngành Nhân học cần có một số yếu tố cần thiết nhất định :
– Tôn trọng các nền văn hóa : Trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên ngành Nhân học sẽ được tiếp xúc và học tập các nền văn hóa khác nhau. Do vậy cần có thái độ tôn trọng và biết tiếp thu những cái đẹp trong nền văn hóa mới. Thông qua đó, sinh viên cũng sẽ rèn luyện được cách phản ứng phù hợp trước sự đa dạng về văn hóa cũng như trong đời sống hàng ngày khi tiếp xúc với những người xung quanh.
– Có trách nhiệm với xã hội và có đạo đức : Dựa trên việc nghiên cứu tìm hiểu của mình sinh viên có sự thấu hiểu đồng cảm với các đời sống xã hội của các dân tộc khác nhau. Vì vậy, cần có sự hình thành ý thức trách nhiệm xã hội và tuân theo các nguyên tắc đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp.
– Sự đam mê học hỏi và nghiên cứu cũng là một yếu tố có thể giúp bạn thành công sau này khi theo học ngành này.
– Khả năng sử dụng ngoại ngữ và sự sáng tạo cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc học tập, nghiên cứu của ngành Nhân học.
Nhìn chung, qua những năm gần đây thì ngành Nhân học đang mở ra cơ hội rất lớn cho các bạn sinh viên. Nếu bạn có sự yêu thích và đam mê lí giải về con người thì hãy lựa chọn Nhân học. Bởi ngành này sẽ mở ra cho bạn những bầu trời mới về kiến thức cũng như nhận thức của bạn về chính bản thân mình và mọi người xung quanh.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Nhân học cũng như cơ hội nghề nghiệp sau này của ngành và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Nếu bạn còn thắc mắc về bất kỳ ngành nghề nào có thể tìm kiếm trên trang sentayho.com.vn nhé !
>>>>>Xem thêm: CỞI & MỞ – SỐ 2: NGƯỜI CHUYỂN GIỚI VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN – SCDI Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng