Kỹ xảo điện ảnh là gì? Theo đuổi nghề này liệu có tương lai?… Talkshow: Kỹ xảo điện ảnh (VFX) – Học gì & Làm gì? do Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC tổ chức vào sáng ngày 27/3 vừa qua đã mang đến những thông tin hữu ích giải đáp cặn kẽ các thắc mắc mà nhiều bạn trẻ quan tâm trong giai đoạn nước rút chọn nghề, chọn trường. Sự kiện có sự tham gia của anh Tín Nguyễn – CG Supervisor tại Bad Clay Studio, anh Giáp Võ – Former Producer tại SPARX* – A Virtuos Studio, cô Trâm Hồng – Producer tại Rupix Studio & Giảng viên tại Học viện MAAC.
BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ VFX?
Kỹ xảo điện ảnh – Visual Effects (VFX) được biết đến là quy trình tập hợp, biến đổi và tạo ra các hiệu ứng hình ảnh để thêm vào những cảnh quay thật đã thực hiện trên phim trường. VFX đóng vai trò trực tiếp vào các phân cảnh phức tạp, gây nguy hiểm và tốn nhiều thời gian, chi phí của đoàn phim. Hiểu đơn giản như lời chia sẻ của anh Giáp Võ thì “VFX sẽ tạo ra những điều không có thật, nhưng nhìn vào chúng ta sẽ không biết đó là thật hay giả”.
Nguồn ảnh: campfire
Để thực hiện được một bộ phim hoàn chỉnh cần phải trải qua ba giai đoạn Pre-Production (Tiền kỳ) – Production (Sản xuất) và Post-Production (Hậu kỳ). Phần kỹ xảo sẽ tham gia nhiều vào giai đoạn Hậu kỳ.
Nguồn ảnh: Super SR
Đặc biệt, trong giai đoạn Hậu kỳ sẽ có rất nhiều vị trí khác nhau mà các bạn trẻ có thể lựa chọn ngay sau khi theo học ngành VFX. Chia sẻ chi tiết vào các vị trí, anh Tín Nguyễn sử dụng nhiều hình ảnh ví dụ và video minh họa để các bạn tham dự hình dung rõ nét hơn công việc thực tế.
Đây là các vị trí cơ bản trong quy trình sản xuất VFX tại hầu hết các Studio Việt Nam.
VFX – VŨ TRỤ NGHỀ NGHIỆP RỘNG LỚN
Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh và Hoạt hình 3D, anh Giáp Võ cho rằng thị trường VFX trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang và sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Đặc biệt, Covid-19 là thời điểm chứng kiến sự trỗi dậy của các nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix, Disney Plus hay Apple TV+,… Cùng với đó là những dự án lớn có mức đầu tư khổng lồ xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó kỹ xảo điện ảnh luôn chiếm từ 20-25% tổng chi phí đầu tư cho một bộ phim. Và đây được xem như một vũ trụ rộng lớn để các VFX Artist nắm bắt cơ hội thể hiện tài năng.
Anh Tín Nguyễn – CG Supervisor tại Bad Clay
Tại Việt Nam, các bộ phim chiếu rạp ngày càng được đầu tư chỉn chu cả về nội dung lẫn hình ảnh trước khi ra mắt công chúng, điển hình như Hai Phượng, Mắt Biếc hay sắp tới đây là Trạng Tí Phiêu Lưu Ký – bộ phim có số lượng shot kỹ xảo nhiều nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam từ trước đến nay. Với hơn 1000 shot về kỹ xảo, bao gồm 500 shot quay phông xanh, hơn 30 phút từ phong cảnh đến môi trường trong phim cũng được tạo bởi kỹ xảo.
Cùng với xu hướng dịch chuyển nguồn outsource về châu Á, những cái tên người Việt đang xuất hiện ngày càng nhiều trên phần credit của các bom tấn điện ảnh quốc tế, hứa hẹn một tương lai đáng trông chờ của lĩnh vực đầy tiềm năng này tại Việt Nam.
Studio Việt Nam xuất hiện trên phần credit bom tấn Sweet Home của Netflix (Nguồn: Netflix)
Thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành công nghiệp Kỹ xảo điện ảnh & Hoạt hình 3D tại Việt Nam là bài toán nhân sự mà anh Giáp Võ đã đặt ra cách đây 5-10 năm về trước. Đến hiện tại vẫn chưa thực sự tìm được lời giải đáp vì nhu cầu ngày càng tăng cao.
“Làm ngành này không sợ thất nghiệp, chỉ sợ các bạn không đủ giỏi và theo không bền với nó mà thôi.” – anh Giáp Võ khẳng định.
HÀNH TRANG CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Ngay tại Talkshow, các diễn giả giải đáp cực kỳ cặn kẽ những thắc mắc của các bạn trẻ giúp các bạn dễ dàng chuẩn bị những hành trang cần thiết trước khi bắt đầu gia nhập ngành công nghiệp Kỹ xảo điện ảnh.
Các bạn chăm chú lắng nghe giải đáp từ bộ ba diễn giả Giáp Võ – Tín Nguyễn – Trâm Hồng
Câu hỏi: VFX có thể tự học hay không?
Anh Giáp Võ – Former Producer tại SPARX*
Bạn hoàn toàn có thể tự học. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để tìm tòi và nghiên cứu. Thay vào đó, bạn cần có một người đồng hành và dẫn dắt để chia sẻ kinh nghiệm, giúp bạn định hướng con đường sự nghiệp thật rõ ràng, tránh lặp lại những sai lầm tương tự mà những người đi trước phải mất rất nhiều thời gian để tìm ra. Sau đó, dựa trên những nền tảng tư duy sẵn có, bạn có thể tự học để phát triển xa hơn nữa với ngành nghề này.
Câu hỏi: Phẩm chất cần có của một người theo đuổi lĩnh vực VFX là gì?
Anh Tín Nguyễn – CG Supervisor tại Bad Clay Studio
Hiện nay, các trường đào tạo bài bản về VFX tại Việt Nam như Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC không có nhiều. Do đó, yếu tố tiên quyết để theo đuổi lĩnh vực này chính là khả năng tự học thêm ngoài giờ học tại trường. Thứ hai, phát triển kỹ năng chuyên môn của bản thân. Thứ ba là kỹ năng làm việc nhóm và tinh thần chịu thay đổi, thích nghi nhanh với sự vận động không ngừng của ngành nghề. Đây là 3 kỹ năng anh cho rằng quan trọng nhất đối với một người mới theo đuổi lĩnh vực VFX.
Anh Đinh Trí Dũng – Giám Đốc Học Viện MAAC
Ngoài ra, các bạn trẻ có thể áp dụng bí quyết 70-20-10 để chạm đến thành công sớm trong lĩnh vực VFX. 70% thành quả từ những thử thách, 20% kiến thức từ trải nghiệm thực tế và 10% kiến thức học thuật là công thức phát triển nghề nghiệp mà các bạn không nên bỏ qua.
Anh Đinh Trí Dũng – Giám Đốc Học Viện MAAC Việt Nam
Câu hỏi: Học VFX thì nên trở thành một Generalist hay Specialist?
Trở thành một người có hiểu biết rộng về tổng thể quy trình (Generalist) hay chỉ chuyên sâu (Specialist) ở một phân mảng nhất định luôn là nỗi băn khoăn lớn của các bạn lựa chọn theo đuổi sự nghiệp VFX.
Chị Trâm Hồng – Producer tại Rupix Studio & Giảng viên tại Học viện MAAC
Chị Trâm Hồng – Producer tại Rupix Studio & Giảng viên tại Học viện MAAC
Trả lời cho câu hỏi này, cô khuyên các bạn nên dành thời gian trải nghiệm thật nhiều, bởi vì thông qua những trải nghiệm như thế các bạn sẽ tìm được chuyên ngành phù hợp nhất với bản thân.
Anh Giáp Võ – Former Producer tại SPARX*
Đầu tiên, các bạn hãy trở thành một Generalist để biết càng nhiều càng tốt. Vì khi trải qua thời gian làm việc nhất định, bạn sẽ hiểu rõ tính chất của các vị trí và cân nhắc lựa chọn giữa việc làm một Generalist ở cấp bậc lãnh đạo, quản lý hoặc trở thành một chuyên gia (Specialist) thật xuất sắc ở một vị trí nào đó.
Anh Tín Nguyễn – CG Supervisor tại Bad Clay Studio
Anh chia sẻ với các bạn bí quyết học tập theo phương pháp “nhóm các chuyên môn gần giống nhau” mà anh tự đúc kết được. Nếu bạn đang đảm nhiệm vị trí chuyên về Grooming thì hãy mở rộng kiến thức sang hai phân mảng gần với nó nhất, đó là Look Development và Render. Khi học như thế, bạn vừa đảm bảo kiến thức chuyên sâu ở vị trí mình đảm nhận, vừa có sự hiểu biết về các vị trí tiệm cận xung quanh.
Chia sẻ với phóng viên MAAC sau chương trình, bạn Gia Hưng hào hứng: “Talkshow đã mang đến cho em nhiều thông tin hữu ích về cơ hội nghề nghiệp, cách học tập và lộ trình định hướng nghề. Đặc biệt, khi lắng nghe câu chuyện về hành trình sự nghiệp của các diễn giả từ những ngày đầu bước chân vào ngành, em như được truyền một nguồn động lực lớn để quyết tâm theo đuổi VFX.” Bên cạnh đó, không ít bậc phụ huynh theo chân các con đến Talkshow cũng bày tỏ sự yên tâm và ủng hộ con mình quyết định lựa chọn sự nghiệp VFX.
Các bạn tham dự chụp ảnh lưu niệm cùng diễn giả
Thông qua những nội dung hữu ích của buổi Talkshow, nhiều bạn trẻ đã hiểu rõ hơn ngành học kỹ xảo điện ảnh và dễ dàng hoạch định kế hoạch học tập cụ thể để trở thành những nhân tố tiếp theo trong ngành công nghiệp Kỹ xảo điện ảnh (VFX) ở Việt Nam.
Mời các bạn xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ của sự kiện tại đây nhé!