Để chạy quảng cáo trên Google hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí, cần nắm rõ khái niệm và các hình thức của gg Ads là gì? Cách xây dựng và tối ưu quảng cáo để đạt Rank cao trên top tìm kiếm? Hiệu quả Ads và SEO có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu với sentayho.com.vniec nhé.
Google Ads là gì?
Google Ads từng được biết đến với tên cũ là Adwords, viết tắt là GG Ads. Đây là kênh quảng cáo có trả phí của Google. Thông qua các hình thức quảng cáo đa dạng và phong phú, trên hệ sinh thái Google rộng lớn, kênh đã giúp nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân nâng cao hiệu quả tìm kiếm khách hàng, nâng cao doanh thu.
Với chi phí được tối ưu, kết quả cao, hỗ trợ tiếp cận các tệp target customer đúng nhu cầu và Marketing bám đuôi bằng GDN, Google Ads được nhiều người tin tưởng sử dụng trong suốt một thời gian dài.
Hướng dẫn cách tạo tài khoản Google Ads
Truy cập Google Ads, website sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết cho từng bước để hỗ trợ người mới thiết lập quảng cáo dễ dàng nhất.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Lựa chọn vị trí hiển thị
Bước 3: Xây dựng thông điệp
Bước 4: Lên ngân sách chạy Ads Bước 5: Đăng tải quảng cáo vừa thiết lập
Các dạng quảng cáo Google Ads
Google Shopping Ads
Đây là xu hướng quảng cáo mới được ưu tiên vị trí hiển thị đầu tiên trên Google. Dành cho những website, store online muốn quảng bá sản phẩm của mình. Trải nghiệm mua hàng và tìm kiếm được hứa hẹn không kém gì các trang thương mại điện tử hàng đầu như Ebay, Amazon…
Gmail Ads
Gmail Ads sẽ hiển thị như một email được gửi tới hòm thư email “Social” và “Promotion” của bạn. Hình thức này phù hợp với những nhóm dịch vụ/sản phẩm tầm trung và đắt tiền, vì hướng tới các đối tượng thường xuyên sử dụng công nghệ và check mail do công việc.
Ví dụ như: sản phẩm công nghệ, du lịch nghỉ dưỡng, khóa học tiếng Anh, khóa tập gym, trang sức, xe cộ, thẩm mỹ viện, bảo hiểm, bất động sản…
Video Youtube Ads
Với mạng lưới người dùng đông đảo đang sử dụng Youtube, hiệu quả khai thác quảng cáo theo hình thức này rất khả quan. Người dùng sẽ phải xem tối thiểu 4-6 giây cho một video quảng cáo, sau đó mới có thể bỏ qua (skip) để tiếp tục nội dung đang dang dở.
Google Display Network (GDN)
Quảng cáo theo hình thức GDN sẽ “bám đuôi” hành vi sử dụng của khách hàng bằng những banner, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu. Khi một người truy cập một trong những website thuộc mạng lưới đối tác của Google, hình ảnh sản phẩm và thương hiệu người đó từng truy cập sẽ được hiển thị.
Quảng cáo tìm kiếm Google Search
Hình thức này tiếp cận những đối tượng sử dụng chức năng chính của Google, một công cụ tìm kiếm. Các nhà quảng cáo có thể thiết lập sản phẩm của mình gắn liền với 1 từ khóa nào đó. Khi khách hàng tìm kiếm keyword đó trên Google, mẫu quảng cáo sẽ được hiển thị ở vị trí kết quả tốt nhất.
Chi phí chạy quảng cáo Google Ads
Chi phí quảng cáo trên Google sẽ không cố định, mà thay đổi dựa vào những yếu tố khác nhau như ngành nghề, lĩnh vực, landing page, chất lượng…
Chẳng hạn: Landing page càng chất lượng và được tối ưu tốt thì chi phí càng rẻ; ngành nghề hay lĩnh vực càng cạnh tranh cao thì càng đắt; quảng cáo có tỷ lệ chuyển đổi thành click hay time on page càng tốt thì càng rẻ…
Các nhà quảng cáo sẽ đưa ra giá thầu riêng cho từng hành động theo các dạng như sau:
- Mỗi lượt cài đặt app: CPI
- Mỗi lượt view video: CPV
- 1000 lượt quảng cáo hiển thị: CPM
- Mỗi lượt click vào website: CPC
- …
Giá thầu chi trả càng cao thì càng được Google ưu tiên hiển thị.
Bên cạnh đó, Google cũng hỗ trợ hình thức đề xuất giá thầu khuyến nghị cho người mới. Sau khi hệ thống tự động phân phối, nhà quảng cáo có thể tiếp tục theo dõi và điều chỉnh thủ công khi cần.
Ví dụ: Với từ khoá bếp nướng điện – giá mỗi click dao động từ 450đ – 3.007đ. Có thể thấy, ở những thời điểm cạnh tranh nhất, nếu muốn quảng cáo xuất hiện ở vị trí top thì chi phí cho Google không hề thấp.
Google Ads có hiệu quả hay không?
Mỗi khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, chúng ta luôn nghĩ ngay tới Google. Và công cụ tìm kiếm này sẽ giải đáp ta trong tất cả mọi lĩnh vực. Cứ như vậy, Google thu thập được một kho dữ liệu khổng lồ về hành vi sử dụng của users.
Thông qua đó, bằng hệ sinh thái nhiều nền tảng như Chrome, Gmail, Youtube… Google luôn có thể hiểu rõ nhu cầu khách hàng đến mức tận cùng. Do đó, với mỗi quảng cáo được thiết lập, Google luôn có thể target tới các đối tượng liên quan nhất, những người đang có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm trong lĩnh vực đó.
Tại mỗi nền tảng, Google lại có hình thức chạy Ads thích hợp nên hỗ trợ hiển thị quảng cáo tới mọi đối tượng tiềm năng có thể xuất hiện. Việc còn lại phụ thuộc vào nội dung quảng cáo có đủ thuyết phục khách hàng hay không.
Tối ưu Google Ads theo xếp hạng Rank như thế nào?
Để tối ưu theo đúng quy chuẩn mà Google Ads đánh giá, bạn cần biết hai khái niệm Quality Score & Adrank.
Quality Score là gì?
Trên thang điểm từ 1-10, Google sẽ đánh giá các tiêu chí sau đây để xếp hạng quảng cáo của bạn:
- Trải nghiệm người dùng trên trang đích (landing page)
- Độ liên quan của quảng cáo với truy vấn người dùng (Ad Relevance)
- Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn (CTR)
Adrank là gì?
Adrank là điểm xác định vị trí hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của quảng cáo. Adrank càng cao thì quảng cáo được xếp hạng càng tốt.
Cách đưa quảng cáo lên vị trí cao trên Google
- Mang lại giá trị thực sự cho người dùng, tối ưu hóa nội dung hiển thị và landing page, như vậy bạn sẽ có điểm Quality Score cao => Adrank cao.
- “Chịu chi” với bid giá đắt nhất nhì để có CPC Bid cao => Adrank cao
Landing page tác động tới Quality Score như thế nào?
Trang đích hay còn gọi là Landing Page là một website được thiết kế về nội dung và giao diện để quảng bá, giới thiệu thông tin cho một sản phẩm. Nhiệm vụ là tiếp cận và thuyết phục khách hàng, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể hơn:
- Landing page sẽ giúp tối ưu chiến dịch tốt hơn, đạt điểm đánh giá chất lượng cao từ Google
- Giảm thiểu chi phí quảng cáo rẻ hơn, được ưu tiên hiển thị hơn
- Mang lại niềm tin cho khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Quảng cáo Google Adwords khác gì với SEO ?
Chi phí
- SEO: Không mất tiền để hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google
- Chạy Google Ads: Mất phí tùy tính cạnh tranh trên thị trường
Thời gian
- SEO: Để tối ưu một thương hiệu (bài đăng hoặc website) thông thường phải mất thời gian vài tháng (Trung bình 6 – 12 tháng) để hiển thị top đầu
- Chạy Google Ads: Chỉ mất 5-10 phút thiết lập và thanh toán bid thầu để hiển thị top đầu
Hiệu quả lâu dài
- SEO: Vì cấu trúc liên kết trong một website từ backlinks, tối ưu title, description, Alt, internal links… chặt chẽ sẽ giúp website của bạn trụ vững tại top đầu một thời gian dài mà không tốn kém chi phí
- Chạy Google Ads: Có tiền thì mới có chỗ đứng, một khi ngừng chạy Ads, bài đăng của bạn sẽ “mất tích” ngay lập tức.
Trên đây là tổng hợp thông tin mà sentayho.com.vniec muốn gửi tới những người đang thắc mắc “Google Ads là gì?” cũng như cách sử dụng tối ưu mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.